19 thg 5, 2023

Canh chua cá ngạnh

Món canh chua cá ngạnh thơm ngon với vị mặn, ngọt lẫn chua, cay, cùng hương thơm của các loại rau trái trong vườn nhà. Canh chua cá ngạnh như thể tiếng hát quê hương ngân vang trong cõi lòng của những người con xa xứ.

Nắng trải vàng trên đồng ruộng. Người dân quê tôi ở xã Phổ Cường (TX.Đức Phổ) bơm nước ở những thửa ruộng trũng ra đầm Lâm Bình trước khi xuống giống lúa vụ hè - thu. Nước cạn, nhiều người dùng rổ nhựa xúc bắt cá trong ruộng, rồi mang về nhà chế biến món ăn cho bữa cơm gia đình. Gặp bữa cá nhiều, họ mang biếu hàng xóm láng giềng. Gia đình tôi nhiều lần nhận mớ cá thấm đẫm nghĩa tình như thế. Cá diếc kho ngọt, cá rô thì nướng hoặc chiên giòn rồi rưới nước mắm, cá mại kho tương... Đặc biệt, tôi thích nhất món cá ngạnh nấu canh chua với lá giang cùng rau trái trong vườn nhà.

Món canh chua cá ngạnh thường xuyên có trong mâm cơm của người dân Đức Phổ. ẢNH: TRANG THY

Cá thài bai hấp

Cá thài bai có thể chế biến nhiều món, nhưng theo nhiều thực khách thì ngon nhất vẫn là món cá thài bai hấp xúc bánh tráng.

Làm món cá thài bai hấp rất đơn giản. Cá đánh bắt được, hoặc mua ở chợ về đem rửa rồi cho vào tô, thêm ít muối, ít nước mắm trộn đều để chừng năm phút cho ngấm. Sau đó, cho cá vào nồi hấp cách thủy chừng mươi phút là nhắc nồi xuống cho vào ít tiêu, ít rau hành ngò là thơm lừng, chỉ còn bày ra bàn để mời thực khách. Khách cứ việc thong thả, dùng bánh tráng bẻ thành miếng xúc cá đưa vào miệng. Vị béo của cá, bánh tráng, cộng với mùi thơm của tiêu, hành ngò trở thành dư vị khó quên.

Món cá thài bai hấp.

18 thg 5, 2023

Nhà thờ Song Vĩnh

 Song Vĩnh là một khu phố nhỏ thuộc phường Tân Phước, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đó là nói theo địa danh hành chánh hiện nay, chớ trước đó (trước ngày 12/4/2018) nơi đây là ấp Song Vĩnh thuộc xã Phước Hoà, huyện Tân Thành. Có lẽ chẳng mấy ai biết đến cái tên Song Vĩnh này, cho đến khi tại đây xuất hiện một ngôi nhà thờ bề thế với vẻ đẹp cổ điển châu Âu.


Đi trên quốc lộ 51 hướng ra Vũng Tàu, qua chùa Đại Tòng Lâm (phía tay trái) khoảng 4 km thì từ xa bên phải quốc lộ ta đã thấy nhô lên ngôi tháp cao mang dáng vẻ cổ điển. Đó là nhà thờ Thánh Anthony, giáo xứ Song Vĩnh.

Dấu ấn lịch sử chùa Bà Lê

Cách trung tâm thị trấn Hội An (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) khoảng 1km, chùa Phước Hội hiền hòa nằm sâu bên trong rạch Cái Tàu Thượng. Vẻ đơn sơ, mộc mạc xen lẫn những hàng cây cổ thụ rợp bóng mát quanh năm là điểm nhấn thu hút của ngôi chùa. Đặc biệt, chùa còn là cơ sở cách mạng vững chắc từ khi mới thành lập cho đến lúc đất nước hoàn toàn giải phóng. Đây là nơi ghi dấu sự kiện lịch sử quan trọng của quê hương Hội An anh hùng.

Quán 'phở khổ' ở Hà Nội, khách lách ngõ hẹp vào ăn trong 'lô cốt'

Quán phở của vợ chồng bà Thịnh nằm khuất sau con ngõ hẹp ở đầu đường Lê Duẩn cắt ngang Nguyễn Thái Học (Hà Nội). Quán chật chội, khá cũ kĩ, ngột ngạt nên khách thường trêu đùa gọi "phở khổ".

Nằm khuất sau con ngõ hẹp vanh, cũ kĩ, nhiều khi tối thui vì... quên bật đèn, quán phở của vợ chồng bà Nguyễn Thị Thịnh (56 tuổi) vẫn là địa chỉ quen thuộc với nhiều thực khách

Chùa Bổ Đà đẹp như chốn tiên cảnh ở Bắc Giang

Khu di tích chùa Bổ Đà là một danh lam cổ tự nổi tiếng của vùng Kinh Bắc xưa nay thuộc địa phận hành chính của xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Trên các trang mạng xã hội, bộ ảnh về chùa Bổ Đà của nhiếp anh gia Trần Việt Đức (Hà Nội) đang thu hút hàng nghìn lượt thích và chia sẻ, hàng trăm bình luận bởi vẻ đẹp thanh tịnh, cổ kính, trầm mặc và bình yên rất đặc biệt. 

Hấp dẫn gánh gỏi cá Nam Ô hơn 30 năm ở Đà Nẵng

Hơn 30 năm qua, gánh gỏi cá Nam Ô của bà Hoa đã "níu chân" nhiều khách hàng chợ Hòa Khánh, chợ Nam Ô (TP.Đà Nẵng) nhờ hương vị đậm đà của gỏi cá khô và gỏi cá ướt.

Dù nằm sâu trong khu chợ Hòa Khánh (Q.Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) nhưng gánh gỏi cá Nam Ô của bà Trần Thị Hoa (54 tuổi, trú tại tổ 105, P. Hòa Khánh Nam, Q. Liên Chiểu) khi nào cũng tấp nập người lui tới.

Gỏi cá được bán theo yêu cầu của khách hàng, giá dao động từ 20.000 - 30.000 đồng/phần. Ảnh: HỮU TÚ

Du lịch đảo Phú Quý giữa mùa biển lặng

Trong cái nắng nóng hừng hực của những ngày đầu hè, chúng tôi ra đảo Phú Quý giữa mùa biển lặng. Con tàu cao tốc lướt sóng nhẹ nhàng, đưa khách từ Phan Thiết đến Phú Quý (Bình Thuận) chỉ mất chừng hơn 2 giờ đồng hồ.

Rời xa cảng Phan Thiết trong buổi sáng nắng lên, nhiều du khách không ngồi yên trong khoang tàu có máy lạnh, mà lên boong để quan sát TP. Phan Thiết từ biển. Hiện nay, tuyến tàu khách Phan Thiết - Phú Quý đã có 5 chuyến, tất cả đều khai thác hết công suất, sáng ra chiều vào và ngược lại, nhưng mùa này không phải lúc nào cũng dễ dàng mua được vé.

Phú Quý đã trở thành đảo du lịch

Trên chuyến tàu ra đảo, có hơn 80% người trên tàu là khách du lịch. Hai vợ chồng chị Minh Thu đến từ Q.Cầu Giấy (Hà Nội) đều bỏ ghế dưới phòng lạnh, lên boong tàu để hóng gió biển. Chị Minh Thu là tiểu thương buôn bán quanh năm nên hiếm khi có thời gian đến những vùng đất lạ như hòn đảo Phú Quý. "Hai vợ chồng tôi có người quen ở Bình Thuận, rủ rê mãi bây giờ chuyến đi đảo mới trở thành hiện thực, phải đi một lần cho thỏa thích" - chị Minh Thu chia sẻ.

Hồ nước ngọt dự trữ trên đảo Phú Quý. Ảnh: QUẾ HÀ

Lòng hồ Trị An mùa khô - từ hoang mạc cằn cỗi thành thảo nguyên xanh mát

Đến với hồ Trị An dịp này, du khách có cơ hội khám phá lòng hồ khi cạn nước, thả hồn trong một hoang mạc mênh mông pha nét thảo nguyên xanh rờn.

Hồ Trị An rộng 323 km² , hình thành từ công trình thủy điện Trị An, nằm trên địa phận 4 huyện của Đồng Nai gồm: Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Thống Nhất và Định Quán, cách TP.HCM khoảng 70 km.

Lòng hồ Trị An mênh mông nước trong mùa mưa. Ảnh: LÊ LÂM

Nhưng vào mùa khô, phần lớn lòng hồ trơ cạn đáy. Ảnh: LÊ LÂM

Nước chỉ còn ở lòng sông chính (sông Đồng Nai) và các nhánh sông nhỏ. Ảnh: LÊ LÂM

Một chiếc thuyền bị mắc cạn trên lòng hồ ở thời điểm hiện tại. Ảnh: LÊ LÂM

Vào mùa mưa, hồ Trị An mênh mông biển nước, nhưng vào mùa khô khu vực này cũng nhanh chóng trơ đáy. Đỉnh điểm vào khoảng thời gian tháng 5 - 6 hàng năm, phần lớn hồ cạn, nước chỉ còn ở lòng sông chính (sông Đồng Nai) và các nhánh sông nhỏ.

Sau vài cơn mưa nhỏ đầu mùa, mặt đất khô cằn, nứt nẻ trỗi dậy màu cỏ xanh xâm chiếm. Ảnh: LÊ LÂM

Một cơn mưa bất chợt lướt ngang lòng hồ. Ảnh: LÊ LÂM

Cả một vùng rộng lớn và bằng phẳng lộ ra trước mắt, khô cằn, từ biển nước biến thành hoang mạc, mặt đất nứt nẻ.

Tuy nhiên, chỉ cần vài cơn mưa nhỏ đầu mùa lướt qua, cỏ nhanh chóng biến một vài khu vực rộng lớn thành thảo nguyên xanh rờn.

Lòng hồ Trị An nhanh chóng trở thành thảo nguyên xanh mướt mắt. Ảnh: LÊ LÂM

Tận dụng khung cảnh này, nhiều du khách ở xa đã tìm đến cắm trại, thưởng thức khung cảnh yên bình, mát mắt, mỗi năm chỉ xuất hiện 1 khoảng thời gian ngắn.

Du khách cắm trại trên bãi cỏ giữa lòng hồ Trị An. Ảnh: LÊ LÂM

Một thảo nguyên xanh rì, rộng lớn hình thành giữa lòng hồ. Ảnh: LÊ LÂM

Theo Công ty Thủy điện Trị An, hiện nay đang vào chu kỳ cuối mùa khô và lượng nước trên hồ Trị An sụt giảm sâu, dần về mực nước chết. Cụ thể, cao trình hồ là 62 m, mực nước chết là 50 m.

Hiện mực nước thủy điện Trị An xuống rất thấp, gần mực nước chết. Ảnh: LÊ LÂM

Lê Lâm

Những góc phố Hội An đẹp không phải du khách nào cũng thấy

Phố cổ Hội An chưa bao giờ hết sức hút đối với du khách trong và ngoài nước. Điểm đến này liên tục được truyền thông quốc tế ca ngợi ở nhiều khía cạnh, cả sự bình yên lẫn ẩm thực, con người...

Dù trải qua biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử, nơi đây vẫn giữ gần như nguyên vẹn những nét đẹp xưa cũ với những vết rêu phong trong từng mái ngói, viên gạch, hàng cây, con đường...

Phố cổ Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km. Ảnh: BÙI VĂN HẢI