18 thg 4, 2023
Cá ngạu kho dưa
Sớm mai, vợ từ chợ trở về với nụ cười vì mua được dăm con cá ngạu. Loại cá này giống cá ngừ, nhỉnh hơn cổ tay người lớn, có thể nướng, chiên, kho... đều rất ngon.
Chiếu Xẩm Tâm Việt
Với mong muốn đưa hát Xẩm trở về đúng với gốc xuất phát từ người khiếm thị, nghệ sĩ Đào Bạch Linh đã cùng với những người khiếm thị yêu âm nhạc truyền thống thành lập lên Câu lạc bộ hát Xẩm Tâm Việt. Trong căn phòng nằm ở tầng 2 của ngõ nhỏ trên phố Nguyễn Văn Cừ (Hà Nội) vào ngày cuối tuần, các thành viên của câu lạc bộ hát Xẩm Tâm Việt là những người khiếm thị làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, công nghệ thông tin, kinh doanh và đang theo học tại Đại học RMIT, Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam lại tập trung để tập luyện những bài hát mới sẽ biểu diễn tại phố cổ Hà Nội vào mỗi tối thứ 6 và chủ Nhật hàng tuần.
Ông Trần Văn Hoan, Chủ nhiệm câu lạc bộ và cũng là người đảm nhiệm việc dạy hát cho các thành viên cho biết, hiện tại câu lạc bộ có 18 người, người nhỏ nhất là 12 tuổi. Năm 2019, nghệ sĩ Đào Bạch Linh mở lớp hát xẩm. Năm 2022 mới mở Câu lạc bộ Tâm Việt, là sân chơi cho những người khiếm thị sinh hoạt để giải tỏa sự vất vả sau một tuần làm việc, đồng thời góp phần bảo tồn văn hóa âm nhạc truyền thống cũng như đưa hát xẩm quay trở lại đúng nguồn gốc chính thống là của người khiếm thị.
Ông Trần Văn Hoan, Chủ nhiệm câu lạc bộ và cũng là người đảm nhiệm việc dạy hát cho các thành viên cho biết, hiện tại câu lạc bộ có 18 người, người nhỏ nhất là 12 tuổi. Năm 2019, nghệ sĩ Đào Bạch Linh mở lớp hát xẩm. Năm 2022 mới mở Câu lạc bộ Tâm Việt, là sân chơi cho những người khiếm thị sinh hoạt để giải tỏa sự vất vả sau một tuần làm việc, đồng thời góp phần bảo tồn văn hóa âm nhạc truyền thống cũng như đưa hát xẩm quay trở lại đúng nguồn gốc chính thống là của người khiếm thị.
Ấn tượng Thánh lễ Phục sinh ở Đà Nẵng
Cùng với cộng đồng người theo đạo Kitô trên thế giới và cả nước, những ngày đầu tháng Tư này giáo dân các giáo xứ ở Đà Nẵng cũng hân hoan đón mừng Thánh lễ Phục sinh, một trong những Thánh lễ quan trọng nhất trong năm của các tín đồ theo đạo Kitô với nhiều hoạt động, nghi lễ ấn tượng và giàu ý nghĩa nhằm truyền đi thông điệp đoàn kết, yêu thương cùng hướng tới cuộc sống an vui, tươi đẹp, hạnh phúc, tốt đời đẹp đạo.
Thánh lễ Phục sinh năm nay được các giáo xứ tổ chức trang nghiêm, quy mô với nhiều hoạt động hơn hẳn các năm trước nhờ đời sống kinh tế, xã hội đã phát triển ổn định hơn sau những năm dài bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Đây là dịp để đồng bào Công giáo tưởng niệm sự kiện Chúa Jesus hồi sinh sau khi bị đóng đinh trên Thánh giá và cũng là dịp để mọi người bày tỏ sự yêu thương, đoàn kết và niềm hạnh phúc trong cuộc sống.
Dưới đây là những hình ảnh về bầu không khí thành kính, an vui, hạnh phúc đón mừng Thánh lễ Phục sinh của giáo dân và các nghi lễ thú vị diễn ra ở nhà thờ giáo xứ Chính Trạch thành phố Đà Nẵng.
Thánh lễ Phục sinh năm nay được các giáo xứ tổ chức trang nghiêm, quy mô với nhiều hoạt động hơn hẳn các năm trước nhờ đời sống kinh tế, xã hội đã phát triển ổn định hơn sau những năm dài bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Đây là dịp để đồng bào Công giáo tưởng niệm sự kiện Chúa Jesus hồi sinh sau khi bị đóng đinh trên Thánh giá và cũng là dịp để mọi người bày tỏ sự yêu thương, đoàn kết và niềm hạnh phúc trong cuộc sống.
Dưới đây là những hình ảnh về bầu không khí thành kính, an vui, hạnh phúc đón mừng Thánh lễ Phục sinh của giáo dân và các nghi lễ thú vị diễn ra ở nhà thờ giáo xứ Chính Trạch thành phố Đà Nẵng.
13 thg 4, 2023
Cà Mau – điểm sáng nơi địa đầu Tổ quốc
Cà Mau, mảnh đất thiêng liêng nơi vùng cực Nam của Tổ quốc đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ để nỗ lực vươn lên trở thành cực tăng trưởng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bằng những thế mạnh về kinh tế biển, năng lượng tái tạo, du lịch và dịch vụ logistics.
Sức hấp dẫn của một vùng thắng tích
Thị xã Nghi Sơn hội tụ đủ cảnh sắc núi non, đồng bằng và ven biển, hệ thống di tích lịch sử - văn hóa đa dạng, phong phú gắn với các lễ hội truyền thống, ghi đậm dấu ấn cuộc đời và sự nghiệp của nhiều nhân vật tiêu biểu trong lịch sử hình thành và phát triển quê hương, đất nước.
Thị xã Nghi Sơn - vùng đất nằm ở phía Nam tỉnh Thanh bao giờ cũng mang sẵn trong mình lời mời gọi tha thiết, khó chối từ. Nếu sự hiện diện của Khu Kinh tế Nghi Sơn tạo nên sức hấp dẫn của vùng đất sôi động, thì những vỉa tầng lịch sử - văn hóa lắng đọng theo thời gian với hệ thống di tích, thắng cảnh tựa như khúc ru tình đằm thắm, thẳm sâu.
Những làng chài ở Nghi Sơn luôn có sức hấp dẫn du khách. Ảnh: Chi Anh
Thị xã Nghi Sơn - vùng đất nằm ở phía Nam tỉnh Thanh bao giờ cũng mang sẵn trong mình lời mời gọi tha thiết, khó chối từ. Nếu sự hiện diện của Khu Kinh tế Nghi Sơn tạo nên sức hấp dẫn của vùng đất sôi động, thì những vỉa tầng lịch sử - văn hóa lắng đọng theo thời gian với hệ thống di tích, thắng cảnh tựa như khúc ru tình đằm thắm, thẳm sâu.
Nét đẹp điêu khắc của ngôi đình cổ gắn liền với Lễ hội Đền Cuông
Tồn tại lâu đời, đình Xuân Ái không chỉ là di tích lịch sử gắn liền với Lễ hội Đền Cuông, mà còn là một công trình cổ được điêu khắc chạm trổ đẹp.
Theo các cụ cao tuổi trong vùng, đình Xuân Ái được xây dựng từ thời Nguyễn và đã được tu sửa nhiều lần. Ngày trước, ngôi đình cổ nằm ở trung tâm của làng, nay thuộc xóm 3, xã Diễn An. Ảnh: Huy Thư
Trước đình còn có giếng đình từng là nơi lấy nước sinh hoạt của người dân địa phương, nay đã được tôn tạo lại. Bên cạnh giếng nước là một tấm bia đá cổ, cao khoảng 1,8m. Theo người dân địa phương, xưa kia đình có cổng khá đẹp, sau bị đổ nhưng không được khôi phục lại. Ảnh: Huy Thư
Đại đình Xuân Ái là ngôi nhà 3 gian 2 hồi nằm dọc được xây dựng theo kiểu nhà gỗ truyền thống. Trong quá trình tu bổ gần đây, một số kết cấu gỗ hư hỏng đã được thay thế, nhưng vẫn giữ nguyên kiến trúc xưa. Ảnh: Huy Thư
So với nhiều ngôi đình cổ, đình Xuân Ái không chỉ khác ở kết cấu nằm dọc, mà trong đại đình được ngăn đôi làm 2 nơi thờ tự. Vì đình gian thứ 2 được đóng ván từ dưới lên trên, trừ 2 lối đi 2 bên để thông với gian thứ 3. Ảnh: Huy Thư
Trên vì đình này được trang trí công phu. Ván thưng giữa hạ và khấu đầu khắc 4 chữ hán lớn "vạn - phúc - du - đồng". Mặt ngoài khấu đầu điêu khắc hình ảnh "lưỡng long triều nguyệt" sắc nét. Đấu nóc, con chồng đều được điêu khắc hình hoa lá, mặt hổ phù điêu cách điệu một cách mềm mại. Ảnh: Huy Thư
Hai gian hồi của đình được thiết kế theo kiểu gác 4 cột bồng trên xà dọc để nâng mái làm rộng gian hồi và tạo nên kết cấu hồi nhà độc đáo. Kết cấu hồi đình kiểu này thường gặp trong những ngôi đình được xây dựng vào thời Nguyễn. Ảnh: Huy Thư
Đuôi hạ của đình, điêu khắc các đề tài "long mã", "phượng vũ"... một cách sống động. Hình ảnh chim phượng với đôi cánh xòe rộng, đội chữ thọ, miệng ngậm nhành cây, chân mang cuốn thư khá tinh xảo. Ảnh: Huy Thư
Đặc biệt trên hai mặt của những chiếc kẻ trước và sau đều được điêu khắc chạm trổ công phu bằng những đề tài truyền thống như hoa sen, rồng, phượng, mây mưa, "long mã". Do khung gỗ của đình để mộc nên các tác phẩm điêu khắc đều bị bụi, mốc phủ bám, nhiều tác phẩm không còn nguyên vẹn. Ảnh: Huy Thư
Đình Xuân Ái đã được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử văn hóa năm 2002. Ông Hoàng Công Trường - Chủ tịch UBND xã Diễn An cho biết: Trước đây, đình là nơi sinh hoạt của dân làng, sau là nơi sinh hoạt của xóm. Từ ngày đình được công nhận là di tích lịch sử, nơi đây chỉ thờ thần thành hoàng, tổ chức cúng tế, dâng hương mỗi dịp lễ trọng, tham quan... Trong ảnh: Tượng thần được thờ trong gian cuối của đình Xuân Ái. Ảnh: Huy Thư
Từ xưa, đình Xuân Ái đã gắn liền với Lễ hội Đền Cuông. Mỗi dịp lễ hội, từ chiều 14 tháng Giêng, đoàn rước từ đền Cuông sẽ rước kiệu Vua An Dương Vương và công chúa Mỵ Châu về đình để dự lễ tế thần (xưa, đình Cao Ái là nơi tổ chức lễ tế thần của bốn làng: Cao Quan, Cao Ái, Tập Phúc, Yên Phụ). Sáng 15 tháng Giêng, đoàn rước với đầy đủ nhạc, cờ, lọng, kiệu rước Vua, Công chúa, thành hoàng làng về đền Cuông dự lễ hợp tế. Ảnh: Huy Thư
An Nam
Ngày mùa ở Đồng Vân
Đồng Vân nằm cách trung tâm phường Phổ Thạnh (TX.Đức Phổ) khoảng 6km. Đây là vùng đất bằng phẳng, cách mặt nước biển khoảng 300m. Có hơn 50 hộ dân, với trên 300 nhân khẩu đang sinh sống ở Đồng Vân, chủ yếu dựa vào nông – lâm nghiệp. Nằm tách biệt với phố thị, nhịp sống lặng lẽ ở Đồng Vân sẽ chinh phục những ai muốn hòa mình vào thiên nhiên. Cây cối ở đây xanh mát như chiếc điều hòa tự nhiên giúp không khí nơi đây thoáng đãng, dễ chịu.
Cá ngừ kho thịt
Cá ngừ kho thịt heo là món ăn được nhiều người ở Lý Sơn quê tôi ưa thích. Vào những ngày trời mưa, tôi thèm được trở lại ngày xưa để cùng mẹ ngồi bên bếp lửa hồng, được hít hà mùi thơm của nồi cá ngừ kho thịt đang sôi sùng sục trên bếp.
Cá ngừ có nhiều loại, nào là cá ngừ da trơn, cá ngừ chù, cá ngừ vàng vi, cá ngừ sọc dưa. Song, người dân Lý Sơn quê tôi vẫn thường chọn cá ngừ sọc dưa, hay cá ngừ vàng vi mỗi khi nấu món cá ngừ kho thịt. Bởi những loại cá này có thịt săn chắc, càng kho lâu lại càng ngon chứ không bở, nát. Thịt heo để kho với cá ngừ phải là thịt vai, thịt ba chỉ. Còn dừa thì phải chọn dừa già để nước được ngọt.
Cá ngừ có nhiều loại, nào là cá ngừ da trơn, cá ngừ chù, cá ngừ vàng vi, cá ngừ sọc dưa. Song, người dân Lý Sơn quê tôi vẫn thường chọn cá ngừ sọc dưa, hay cá ngừ vàng vi mỗi khi nấu món cá ngừ kho thịt. Bởi những loại cá này có thịt săn chắc, càng kho lâu lại càng ngon chứ không bở, nát. Thịt heo để kho với cá ngừ phải là thịt vai, thịt ba chỉ. Còn dừa thì phải chọn dừa già để nước được ngọt.
Rau luộc chấm mắm trứng lòng đào
Trong mỗi bữa cơm của gia đình tôi đều có món rau. Có nhiều cách để chế biến, nhưng tôi thích món rau luộc chấm nước mắm có trứng lòng đào, món ăn mang đậm hương vị quê nhà.
Phía sau nhà tôi có mảnh vườn nhỏ, ông định làm nhà kho nhưng bà không đồng ý, bảo để trồng rau. Bà trồng những luống rau xanh mướt, nào là rau muống, rau cải, diếp cá... Bà còn bảo ông làm giàn để trồng bầu, bí, mướp... Mỗi buổi chiều, bà cần mẫn xách từng thùng nước để tưới rau. Nhờ công chăm sóc của bà, vườn rau xanh tốt, hầu như ngày nào trong bữa cơm của gia đình cũng có món rau xanh trồng trong vườn nhà.
Phía sau nhà tôi có mảnh vườn nhỏ, ông định làm nhà kho nhưng bà không đồng ý, bảo để trồng rau. Bà trồng những luống rau xanh mướt, nào là rau muống, rau cải, diếp cá... Bà còn bảo ông làm giàn để trồng bầu, bí, mướp... Mỗi buổi chiều, bà cần mẫn xách từng thùng nước để tưới rau. Nhờ công chăm sóc của bà, vườn rau xanh tốt, hầu như ngày nào trong bữa cơm của gia đình cũng có món rau xanh trồng trong vườn nhà.
12 thg 4, 2023
Canh chua cá nhồng
Cá nhồng tuy có hình dáng dị thường, nhưng khi nấu món canh chua thì ai nấy đều xuýt xoa khen ngon.
Chớm hạ, bụi cây lá giang trước nhà xanh mướt. Đường làng vang lên tiếng rao trong gió nồm mát rượi: "Cá đây! Ai mua cá không?". Những phụ nữ chân quê bước vội ra đầu ngõ đưa tay vẫy người bán cá trên chiếc xe máy chạy chầm chậm. Các bà, các chị mua mớ cá tươi rói vừa vớt lên từ biển. Vợ tôi chọn mua vài con cá nhồng chừng bằng cổ tay để nấu canh chua. Loài cá này thịt săn chắc, thơm ngon.
Chớm hạ, bụi cây lá giang trước nhà xanh mướt. Đường làng vang lên tiếng rao trong gió nồm mát rượi: "Cá đây! Ai mua cá không?". Những phụ nữ chân quê bước vội ra đầu ngõ đưa tay vẫy người bán cá trên chiếc xe máy chạy chầm chậm. Các bà, các chị mua mớ cá tươi rói vừa vớt lên từ biển. Vợ tôi chọn mua vài con cá nhồng chừng bằng cổ tay để nấu canh chua. Loài cá này thịt săn chắc, thơm ngon.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)