13 thg 4, 2023

Ngày mùa ở Đồng Vân


Đồng Vân là vùng đất nằm trên cao, có nhiều sự khác biệt nhất ở phường Phổ Thạnh (TX.Đức Phổ). Tháng 3 về, hương lúa chín thơm dịu dàng, lan tỏa quanh làng quê. Người dân nô nức ra đồng thu hoạch. Khung cảnh ngày mùa ở Đồng Vân để lại nhiều cảm xúc cho những ai đã từng ghé qua đây…

Đồng Vân nằm cách trung tâm phường Phổ Thạnh (TX.Đức Phổ) khoảng 6km. Đây là vùng đất bằng phẳng, cách mặt nước biển khoảng 300m. Có hơn 50 hộ dân, với trên 300 nhân khẩu đang sinh sống ở Đồng Vân, chủ yếu dựa vào nông – lâm nghiệp. Nằm tách biệt với phố thị, nhịp sống lặng lẽ ở Đồng Vân sẽ chinh phục những ai muốn hòa mình vào thiên nhiên. Cây cối ở đây xanh mát như chiếc điều hòa tự nhiên giúp không khí nơi đây thoáng đãng, dễ chịu.

Cá ngừ kho thịt

Cá ngừ kho thịt heo là món ăn được nhiều người ở Lý Sơn quê tôi ưa thích. Vào những ngày trời mưa, tôi thèm được trở lại ngày xưa để cùng mẹ ngồi bên bếp lửa hồng, được hít hà mùi thơm của nồi cá ngừ kho thịt đang sôi sùng sục trên bếp.

Cá ngừ có nhiều loại, nào là cá ngừ da trơn, cá ngừ chù, cá ngừ vàng vi, cá ngừ sọc dưa. Song, người dân Lý Sơn quê tôi vẫn thường chọn cá ngừ sọc dưa, hay cá ngừ vàng vi mỗi khi nấu món cá ngừ kho thịt. Bởi những loại cá này có thịt săn chắc, càng kho lâu lại càng ngon chứ không bở, nát. Thịt heo để kho với cá ngừ phải là thịt vai, thịt ba chỉ. Còn dừa thì phải chọn dừa già để nước được ngọt.

Món cá ngừ kho thịt. ẢNH: MINH TUẤN

Rau luộc chấm mắm trứng lòng đào

Trong mỗi bữa cơm của gia đình tôi đều có món rau. Có nhiều cách để chế biến, nhưng tôi thích món rau luộc chấm nước mắm có trứng lòng đào, món ăn mang đậm hương vị quê nhà.

Phía sau nhà tôi có mảnh vườn nhỏ, ông định làm nhà kho nhưng bà không đồng ý, bảo để trồng rau. Bà trồng những luống rau xanh mướt, nào là rau muống, rau cải, diếp cá... Bà còn bảo ông làm giàn để trồng bầu, bí, mướp... Mỗi buổi chiều, bà cần mẫn xách từng thùng nước để tưới rau. Nhờ công chăm sóc của bà, vườn rau xanh tốt, hầu như ngày nào trong bữa cơm của gia đình cũng có món rau xanh trồng trong vườn nhà.

Món rau luộc chấm mắm có trứng lòng đào. Ảnh: Trung Ân

12 thg 4, 2023

Canh chua cá nhồng

Cá nhồng tuy có hình dáng dị thường, nhưng khi nấu món canh chua thì ai nấy đều xuýt xoa khen ngon.

Chớm hạ, bụi cây lá giang trước nhà xanh mướt. Đường làng vang lên tiếng rao trong gió nồm mát rượi: "Cá đây! Ai mua cá không?". Những phụ nữ chân quê bước vội ra đầu ngõ đưa tay vẫy người bán cá trên chiếc xe máy chạy chầm chậm. Các bà, các chị mua mớ cá tươi rói vừa vớt lên từ biển. Vợ tôi chọn mua vài con cá nhồng chừng bằng cổ tay để nấu canh chua. Loài cá này thịt săn chắc, thơm ngon.

Canh chua cá nhồng. Ảnh: Trang Thy

Chuyện kể về cụ Tú Tiên

Có dịp về thôn Long Bàn Bắc, xã Hành Minh (Nghĩa Hành), chúng tôi nghe kể chuyện về cụ Tú Tiên, một nhân sĩ yêu nước tỉnh Quảng Ngãi vào đầu thế kỷ XX. Đặc biệt, nơi đây còn có ngôi nhà cụ Tú Tiên ở khi xưa, được xây dựng cách đây hàng trăm năm.

Chúng tôi đến thăm nhà cụ Tú Tiên, ở thôn Long Bàn Bắc, xã Hành Minh. Ngôi nhà do cha, mẹ cụ Tú Tiên là ông Nguyễn Vân Trình và bà Đồng Thị Nhàn xây dựng cách đây hàng trăm năm. Đây là ngôi nhà hiếm có với kiến trúc nhà Việt truyền thống cổ xưa. Nơi đây lưu giữ hiện vật gắn với câu chuyện cuộc đời của cụ Tú Tiên. Cụ Tú Tiên tên đầy đủ là Nguyễn Tiên (1911 - 1977). Gia phả tộc Nguyễn chép rằng, thủy tổ của ông Nguyễn Tiên là Nguyễn Văn Bì từ Nghệ An vào lập nghiệp cách đây khoảng 300 năm. Lúc đầu ở làng Điện An (Tư Nghĩa), sau chuyển lên làng Phước Hậu (Nghĩa Hành), đến nay đã trải qua 15 đời và 3 chi. Chi trưởng lập nghiệp ở thôn Long Bàn Bắc, xã Hành Minh vào năm 1787.

Nhà cụ Tú Tiên ở thôn Long Bàn Bắc, xã Hành Minh (Nghĩa Hành). ẢNH: TẠ HÀ

Thân phụ cụ Tú Tiên là ông Nguyễn Vân Trình, tục gọi Bang Trình. Bang là cách viết tắt của Bang biện hoặc Bang tá, một chức quan đặt trách về an ninh trật tự tại các địa phương, có thể là tỉnh hoặc phủ, huyện, tùy theo tình hình. Ông Tú Tiên là cháu ngoại của Quan lộc tự Thiếu khanh Đồng Cát Phủ, một danh thần Triều Nguyễn, quê làng Ba La, nay xã Nghĩa Dõng (TP.Quảng Ngãi).

Sinh thời, cậu bé Nguyễn Tiên học Trường Tiểu học Pháp Việt Quảng Ngãi, rồi theo học Trường Albert Sarraut (Hà Nội). Mùa hè năm 1925, ông theo lớp dạy hè do ông Phạm Văn Đồng đứng lớp. Năm 21 tuổi, ông thi đỗ tú tài nên dân làng gọi là thầy Tú Tiên. Năm 1947, thầy Tú Tiên được đồng chí Phạm Văn Đồng, lúc bấy giờ là đại diện Trung ương Đảng và Chính phủ ở miền Nam Trung Bộ, hiệu trưởng danh dự của trường, tin tưởng giao giữ chức hiệu trưởng đầu tiên của Trường Trung học bình dân miền Nam Trung Bộ. Đây là ngôi trường đầu tiên đào tạo cán bộ, thanh niên cách mạng cho Liên khu 5 và cả nước. Từ 1950 - 1954, thầy Tú Tiên làm Hiệu trưởng Trường Trung học Lê Khiết, rồi Chủ tịch Mặt trận Liên Việt huyện Nghĩa Hành. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, ông bị địch bắt giam và quản thúc tại TX.Quảng Ngãi. Sau đó, ông dạy học ở trường tư thục, rồi xây trường bán công tại thị trấn Chợ Chùa (Nghĩa Hành).

Mặc dù là gia đình quan chức, nhưng trong suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp, ông Nguyễn Tiên cùng gia đình đã hết lòng ủng hộ kháng chiến. Thầy Tú Tiên trong tâm thức của học trò, đồng nghiệp, đồng chí và bạn bè là một người thông minh, chân thành; nhiệt huyết trong hành động; bình dị, khiêm tốn trong lời nói; mộc mạc, đơn giản trong ăn mặc. Ông thường nhắc nhở học trò của mình về tinh thần ham học, tôn sư trọng đạo... Những đóng góp của nhân sĩ yêu nước Nguyễn Tiên mãi là niềm tự hào, động lực của con cháu trong dòng tộc họ Nguyễn tiếp tục gìn giữ và phát huy.

Ngôi nhà cổ xưa

Nhà cụ Tú Tiên ở lúc sinh thời, nay được ông Nguyễn Gia Minh, con trai thứ của cụ Tú Tiên kế thừa. Ngôi nhà nằm trong khu vườn rộng khoảng hơn 1.000m2 cùng với quần thể di tích dinh bà Chúa Tiên, miếu Thành Hoàng... Nhà chính có kết cấu 3 gian, 2 chái. Ngoại thất ngôi nhà nổi bật với tường gạch màu trắng cùng các cửa vòm, mang đậm dấu ấn kiến trúc nhà cổ những năm đầu thế kỷ XX. Bên trong ngôi nhà, có nhiều cột gỗ to, trang trí các liễn đối bằng chữ Hán Nôm được cẩn ốc xà cừ, nhiều bức hoành phi có từ cách đây hơn 100 năm.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan (70 tuổi), con dâu cụ Tú Tiên cho biết, đây là nhà thờ của tộc họ Nguyễn làng Phước Hậu. Nơi đây từng là cơ sở hoạt động cách mạng trong kháng chiến chống Pháp, đồng chí Phạm Văn Đồng và một số nhà lãnh đạo của Chính phủ Lào đã ở và làm việc.

TẠ HÀ

Về lại cửa biển Thần Phù

Nga Sơn được biết đến là vùng đất cổ mang trong mình nhiều huyền thoại. Thật khó để tưởng tượng, nơi những cánh đồng cói xanh thăm thẳm hiện nay từng là biển cả với sóng dữ cuộn trào thuở nào. Sự xoay vần của tạo hóa cùng nỗ lực của con người đã biến đảo hoang, biển cả thành một vùng đất đai tốt tươi, làng mạc trù mật.

Chùa cổ Hàn Sơn nằm nơi cửa biển Thần Phù khi xưa đã được tôn tạo để người dân đến đây vãn cảnh, chiêm bái. Ảnh: Khánh Lộc

Nhắc đến Nga Sơn, ta nhớ đến vùng đất ven biển đầu tiên của xứ Thanh theo chiều Bắc - Nam. Nơi đây, câu chuyện hoàng tử Mai An Tiêm và kỳ tích mưu sinh nơi đảo hoang đã khiến bao thế hệ người Việt cảm phục. Hay mối tình chàng Từ Thức cùng nàng Giáng Hương để lại cho đời một danh thắng động Từ Thức tuyệt đẹp khiến bao người say đắm. Và nhắc đến vùng đất Nga Sơn, có thể nào bỏ qua một địa danh vô cùng nổi tiếng: Cửa biển Thần Phù.

Chùa La Hán: Ngôi chùa cổ mang vẻ đẹp tựa trong tranh vẽ tại Sóc Trăng

Chùa La Hán mang vẻ đẹp cổ kính, bề thế tựa như một tòa lâu đài đồ sộ trên mảnh đất miền Tây sông nước..


Sóc Trăng là vùng đất có ba dân tộc Kinh – Khmer – Hoa cùng chung sống. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình, điều đó được thể hiện ở phong tục, tập quán, lễ hội và các công trình tôn giáo, trong đó có hàng trăm ngôi chùa được nhiều người biết đến bởi nét độc đáo trong kiến trúc.

Trong số hàng trăm ngôi chùa đó, chùa La Hán tuy không nằm ở vị trí “đất vàng” nhưng lại hấp dẫn du khách gần xa bởi lối kiến trúc độc đáo, đẹp như miền cổ tích. Chùa La Hán tọa lạc tại khóm Cầu Đen, phường 8, TP Sóc Trăng. Ngôi chùa này do cộng đồng người Hoa sinh sống tại Sóc Trăng xây dựng.

Khám phá vẻ đẹp kiến trúc độc đáo của ngôi chùa Khmer Sóc Lớn


Chùa Sóc Lớn tọa lạc tại ấp Sóc Lớn, xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh - là ngôi chùa Khmer lâu đời nhất ở Bình Phước, được xây dựng năm 1931 và khánh thành năm 1937.

11 thg 4, 2023

Chuyện tình chàng phò mã họ Phạm

 

Trong ảnh là mộ của ông ngoại vua Tự Đức. Nói chi tiết là lăng mộ Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng, thân sinh của bà Từ Dụ, vợ vua Thiệu Trị và là mẹ vua Tự Đức.

Sau khi Phạm Đăng Hưng mất (1825), triều đình cho xây dựng tại Gò Công - quê nhà của ông - nhà thờ và lăng mộ dòng họ Phạm Đăng đúng theo kiến trúc dành cho lăng tẩm vua quan lúc bấy giờ, và được người đời gọi là Lăng Hoàng gia. Tại Lăng Hoàng gia, không chỉ có lăng mộ Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng mà còn mộ nhiều người khác trong dòng họ Phạm.

Tam Đảo - thị trấn trong mây

Ở độ cao hơn 900 mét, khí hậu mát mẻ quanh năm, thị trấn Tam Đảo có nhiều công trình xây dựng theo lối kiến trúc từ thời Pháp cùng ẩm thực độc đáo của người dân địa phương... Đây là địa điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước với nhiều loại hình như nghỉ dưỡng, sinh thái, mạo hiểm, nghiên cứu, tín ngưỡng, tâm linh...

Toàn cảnh thị trấn Tam Đảo nhìn từ trên cao.

Thị trấn Tam Đảo có diện tích hơn 214 ha, gồm 2 thôn (thôn 1 và thôn 2). Trong đó, đa phần những địa điểm du lịch nổi tiếng đều nằm ở thôn 1. Khu du lịch Tam Đảo được bao bọc bởi những cánh rừng nguyên sinh nên khí hậu rất mát mẻ. Thiên nhiên đã ban tặng cho Tam Đảo một khung cảnh tuyệt vời, vừa thơ mộng, u tịch, vừa hùng vĩ, huyền ảo trong mây gió.

Du khách dễ dàng bắt gặp cảnh sương khói vờn trên đỉnh núi rồi sà xuống những thảm cỏ xanh, muôn hoa đua thắm bên những ngôi nhà ven sườn núi. Cảm nhận đầu tiên khi đặt chân đến Tam Đảo là nơi đây giống như một hệ thống “điều hòa” thiên nhiên khổng lồ, đang lặng lẽ điều hoà, đem đến cho thị trấn nhỏ một bầu không khí hài hoà, trong lành.