8 thg 3, 2023

Đảo Dấu - điểm đến nhiều trải nghiệm

Đảo Dấu là điểm du lịch có rừng nguyên sinh, bãi đá cổ, ngọn hải đăng 125 tuổi cùng hệ thống đền thờ linh thiêng.


Đảo Dấu hay đảo Hòn Dấu, thuộc quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng, cách đất liền khoảng 700 m.

Theo sách "Đại Nam nhất thống chí" biên soạn vào thời Nguyễn, đảo có tên là Song Ngư hoặc Cồn Dừa, còn trong dân gian, ngư dân địa phương gọi là đảo Hòn Dấu bởi nó được đánh dấu trên bản đồ làm mốc cho tàu thuyền qua lại các luồng lạch cửa biển.

Hang quan tài trên đỉnh núi tây Thanh Hoá

Trong lòng hang rộng hơn 300 m² ở huyện Quan Hoá, hàng trăm cỗ quan tài độc mộc ngổn ngang.


Ngọn núi Pa Cáng nằm cạnh dòng sông Lò chảy qua thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hoá, cách thành phố Thanh Hoá khoảng 200 km về phía tây hiện còn nhiều bí ẩn chưa có lời giải.

Trong số những điều kỳ bí ở vùng đất Mường Ca Da cổ này, có những câu chuyện kỳ lạ liên quan đến một hang núi chứa quan tài táng trên sườn núi. Người dân địa phương gọi động táng này là hang Phi hay hang Ma.

Tiệm mì tươi gần 90 năm của gia đình gốc Hoa

Tiệm ăn của ông Dương Huy bán từ những năm 1930, với sợi mì tươi làm tại chỗ, mở từ sáng tới đêm, mỗi ngày khoảng 350 bát.

Tiệm mì nằm trong hẻm trên đường Lê Đại Hành, quận 11, vừa đủ một chiếc ôtô đi qua nhưng luôn đông khách, nhất là buổi sáng và ngày cuối tuần. Như nhiều tiệm mì của người Hoa ở Sài Gòn, nơi đây nổi bật với chiếc xe mì trang trí những bức tranh kính vẽ điển tích của các nhân vật truyện Tam Quốc. Theo chủ tiệm, xe này cũng đã "phục vụ" gần 40 năm nay, là chiếc thứ tư mà quán sử dụng từ ngày đầu.

Ông Huy là đời thứ ba nối nghiệp nghề bán mì tươi của gia đình. Chủ đầu tiên là ông Tư Ky, từ Trung Hoa di cư sang Việt Nam vào những năm 30 của thế kỷ trước. Ban đầu đây chỉ là gánh mì nhỏ bán ở đầu hẻm, một thời gian sau chuyển lên xe đẩy đi quanh khu chợ Thiếc, nơi có đông người Hoa sinh sống. "Đến những năm 70 thì quán yên vị bên trong hẻm đến bây giờ, cũng chỉ cách chỗ ban đầu chưa đến trăm mét", người đàn ông 57 tuổi nói.

Ông Dương Huy bên xe mì của tiệm, đặt ở mặt tiền quán. Ảnh: Quỳnh Trần

Quán cà phê phong cách tín ngưỡng thờ Mẫu

Quán cà phê ở quận 3 màu sắc rực rỡ, trang trí hình ảnh các vị Thánh mẫu, rồng, hạc, trời mây, tạo nên vẻ huyền bí.


Quán cà phê trên đường Điện Biên Phủ hút khách bởi tông màu rực rỡ, bên ngoài như một ngôi chùa, hoạt động hơn nửa năm nay. "Qua cách trang trí, tranh ảnh, đồ vật thì quán muốn truyền tải nét đặc sắc của văn hoá thờ Mẫu đến nhiều người", anh Lê Xuân Phú, quản lý, cho biết.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam hay thường gọi là Đạo Mẫu, thờ Thánh Mẫu, thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ. Thực hành cơ bản của thờ Mẫu bao gồm các lễ cúng, lên đồng, hát văn và lễ hội. Năm 2016, Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận "Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu" là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thăm lại Láng Linh

Những ngày cuối tháng 2, có dịp về thăm lại đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành (xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang), chúng tôi càng hiểu rõ hơn sự thành kính của người dân địa phương đối với vị anh hùng chống Pháp này. Dù thời gian trôi qua nhưng hình ảnh Quản cơ Trần Văn Thành vẫn sống mãi trong lòng nhân dân như một tượng đài bất khuất về lòng yêu nước, cùng công cuộc khai mở vùng đất Láng Linh huyền thoại.

Tín ngưỡng thiêng liêng


Tôi đến đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành (Bửu Hương tự) vào một buổi trưa nắng đổ. Khung cảnh khu di tích lịch sử - văn hóa này ít khi vắng khách, nhất là trong thời điểm cận kề lễ giỗ của Đức Cố Quản. Người dân từ khắp nơi đổ về đây, thắp nén hương tưởng nhớ công lao của ông cùng đội nghĩa binh Gia Nghị. Với họ, Quản cơ Trần Văn Thành được gọi với danh xưng vừa thành kính, vừa gần gũi: Đức Cố.

Đời ốc

Nhiều năm trước, cái thời con ốc nằm lềnh ngoài đồng ruộng, người ta đã biết nó là món ăn ngon "bá cháy" của xứ miệt vườn. Khi con ốc nội địa khan hiếm hơn, thì ốc “nhập khẩu” tràn về. Dù khác nhau về xuất xứ, chủng loại, chúng vẫn được ưa chuộng như nhau, mang lại thu nhập cho những người trót nặng nợ với “đời ốc”.


12 năm trước, chị Thạch Thị Thu Hà (30 tuổi) rời quê Trà Vinh, theo chồng về xã Nhơn Hưng (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang). Cũng ngần ấy năm, chị trải cuộc đời mình trên chiếc sạp đơn sơ này, chọn việc bán ốc làm kế sinh nhai.

Thala trong phum, sóc

Ven đường vào phum sóc của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer ở An Giang, cứ vài cây số lại bắt gặp một Thala. Đó là một công trình có hình dáng như ngôi nhà, cất hình vuông hoặc chữ nhật, được đồng bào Khmer cắt nghĩa là nơi dừng chân, nghỉ mát cho khách qua đường.

5 thg 3, 2023

Ta là Alpha và Omega

Nhà thờ giáo xứ Thuận Hòa (KP. 5, P. Tân Phong, Biên Hòa, Ðồng Nai) có kiến trúc khá độc đáo.

Thiết kế nhà thờ được gợi cảm hứng từ đoạn sách khải huyền: “Bấy giờ tôi thấy Trời mới, Đất mới và Trời cũ Đất cũ đã biến mất và tôi thấy thành Thánh Giêrusalem mới từ Trời và từ nơi Thiên Chúa mà xuống, rồi tôi nghe từ phía ngoài có tiếng hô to: Đây là nhà tạm Thiên Chúa sống cùng nhân loại, người sẽ là Thiên Chúa sống cùng họ, Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt của họ. Sẽ không còn sự chết, cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa vì những điều cũ đã biến mất” (Kh 21:1-4) và nhà thờ là nơi gặp gỡ giữa Trời và Đất, Thánh đường biểu hiện cho “Trời mới, Đất mới" trong thiên niên kỷ mới.

Những thức quà đặc sản mang đậm hương vị Hưng Yên

Hưng Yên - mảnh đất nổi tiếng với câu nói "Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến" với những di tích lịch sử văn hóa lâu đời. Ngoài ra, Hưng Yên còn nổi danh với rất nhiều đặc sản quà quê nhưng gây thương nhớ sâu sắc.

Hãy cùng điểm qua 5 thức quà đặc sản Hưng Yên mà các vị khách có thể ghé mua nếu có dịp đến thăm mảnh đất trữ tình này.

Tương Bần

Một trong những đặc sản không thể không mua về làm quà khi đến Hưng Yên có lẽ phải nhắc đến tương Bần. Một thức quà vừa dễ mua, dễ chế biến, có thể chiều lòng cả những người “sành ăn” nhất. Tương Bần được sản xuất rộng rãi nhất ở thị trấn Bần Yên Nhân, nơi có nhiều gia đình làm nghề lâu năm.

Để làm ra thành phẩm cuối cùng phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ, chăm chút từng bước để đảm bảo tương được tươi ngon, chuẩn vị. Tương Bần được đánh giá là loại nước chấm "thần thánh" chẳng kém cạnh các món mắm nổi tiếng nào.

Hình ảnh làng nghề truyền thống làm tương Bần dưới góc kính trên cao. Ảnh: Mahendra

5 món ăn đặc sản bạn nhất định phải thử khi đến Hưng Yên

Đặc sản Hưng Yên nổi tiếng với những món ăn đậm chất đồng quê, dân dã bình dị nhưng gây thương nhớ sâu sắc cho người thưởng thức.


Bánh cuốn Phú Thị

Bánh cuốn Phú Thị được mệnh danh là đặc sản ăn ngon nhớ lâu của người dân Hưng Yên. Đặc trưng của bánh cuốn làng Phú Thị là lớp vỏ bánh trắng tinh cuộn bên trong là nhân thịt ăn kèm với nước chấm chua ngọt rất dễ ghiền. Món ăn này giản dị, không hào nhoáng, không cầu kì nhưng rất dễ chiều lòng thực khách. Nếu có dịp đến vùng đất Văn Giang Hưng Yên, bạn nên thưởng thức thử món bánh cuốn Phú Thị để cảm nhận sự khác biệt.

Bánh cuốn Phú Thị. Ảnh: Mễ Sở Văn Giang Hưng Yên

Gà Đông Tảo


Gà Đông Tảo - đặc sản tiến Vua, là loại gà quý hiếm và hảo hạng ở Việt Nam. Chính vì vậy gà Đông Tảo được bán với giá "trên trời" và không dễ dàng để mua. Đặc trưng của loại gà này là chân to và khỏe, thịt thơm, khác biệt hoàn toàn so với các loại gà thông thường. Không ít người sành ăn đã phải tìm về huyện Khoái Châu, Hưng Yên để mua gà Đông Tảo chính hiệu. Một vài món ăn được chế biến từ gà Đông Tảo như: gà hấp nấm, chân gà hầm thuốc bắc, gà ủ muối, da gà bóp thính,...

Gà Đông Tảo quý hiếm được bán với giá rất cao. Ảnh: Trại gà Đông Tảo

Bún thang lươn


Nhắc đến bún thang nhiều người sẽ nghĩ ngay đến đặc sản ở Hà Nội, tuy nhiên ở Hưng Yên cũng có đặc sản bún thang với hương vị khác hoàn toàn. Món ăn đồng quê dân dã này từ lâu đã trở thành "huyền thoại" trong lòng người dân nơi đây. Bún thang lươn Hưng Yên vừa dễ ăn vừa bổ dưỡng với những nguyên liệu quen thuộc như bún, lươn đồng, thịt gà xé, giò, trứng thái sợi, rau răm, thịt ba chỉ,... Tô bún thang lươn Hưng Yên thơm ngon tuyệt hảo nhiều màu sắc nhờ sự kết hợp hài hòa của các nguyên liệu.

Tô bún thang đầy ắp topping. Ảnh: Bún thang 89 - Phố Hiến Xưa

Ếch om Phượng Tường

Thêm một món ăn đậm hương vị đồng quê Hưng Yên mà bạn nên thử khi ghé nơi đây chính là món ếch om Phượng Tường. Món ăn này trứ danh khắp nơi bởi cách chế biến cầu kỳ, màu sắc bắt mắt, mùi thơm quyến rũ và hương vị khác biệt, tinh tế. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị béo ngậy của ếch kết hợp với nhiều gia vị đặc trưng gây kích thích vị giác. Nếu đã đến đây bạn nhất định không được bỏ qua món ăn dân dã nhưng vô cùng hấp dẫn này nhé!

Chả gà Tiểu Quan

Món chả gà Tiểu Quan nổi tiếng xuất phát từ huyện Khoái Châu, Hưng Yên. Được biết để làm ra món chả thơm ngon, người dân nơi đây phải thực hiện nhiều bước công phu, kĩ lưỡng từ khâu chọn nguyên liệu.

Thành phẩm vô cùng bắt mắt. Ảnh: Vietnamdiscover

Thành phẩm cuối cùng phải đảm bảo các tiêu chí như miếng chả màu vàng óng, có độ kết dính, không bị bở, thơm mùi thịt gà và thoang thoảng hương vỏ quýt. Chả gà Tiểu Quan có thể dùng kèm với xôi, cơm trắng, đảm bảo càng ăn càng ghiền.

Hà Nguyễn