28 thg 1, 2023

Ngôi chùa độc đáo có liên quan đến gia tộc Công tử Bạc Liêu

Chùa Giác Hoa được bà Huỳnh Thị Ngó (còn gọi cô Hai Ngó) hiến tiền, đất xây dựng vào năm 1919, tức cách đây hơn 100 năm. Có thể nói ngôi chùa là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu nhất ở Bạc Liêu lúc bấy giờ.

Chùa Giác Hoa, mà người dân Bạc Liêu gọi là chùa Cô Hai Ngó, có kiến trúc độc đáo. Ảnh: Nhật Hồ

Chùa Giác Hoa có tuổi đời hơn 100 năm. Khuôn viên chùa được xây dựng nhiều tiểu cảnh rực rỡ sắc màu, đẹp như "chốn thần tiên", gây ấn tượng với khách thập phương.

Làng nguyên thủy của người Mông giữa núi rừng Tây Bắc, Mộc Châu

Ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La vẫn còn tồn tại một bản làng nguyên thủy của người Mông với nét đặc trưng không điện, không sóng điện thoại, không cả đường giao thông...

Đường vào làng nguyên thủy Hang Táu thuộc bản Tà Số, xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu đến nay vẫn chỉ là đường đất và đá tổ ong. Để vào tới bản, khách du lịch phải đi bộ hoặc di chuyển bằng xe máy với quãng đường 7km. Ảnh: Trần Trọng.

27 thg 1, 2023

Bánh Tổ nhắc nhớ cội nguồn

Cộng đồng cư dân Hội An nói riêng, cư dân Quảng Nam nói chung từ xưa đến nay có tục lệ dùng bánh Tổ làm lễ vật để thắp hương ông bà tổ tiên trong dịp Tết cổ truyền. Nhiều người vẫn thường nói, đó là thứ bánh để nhắc nhở nhau nhớ về nguồn cội như câu “Chim có tổ, người có tông”.

Chiếc bánh Tổ với cái tên đặc biệt của Hội An. Ảnh: Hoàng Vinh

Tên gọi của bánh Tổ có thể hiểu theo hai nghĩa khi đây là loại bánh được làm giống như một cái tổ/ổ và bánh này dùng để dâng cúng ông bà, tổ tiên trong những ngày trọng đại (Tết Nguyên đán, cúng Ông Táo...).

Bánh ngọt người Chăm An Giang – “độc” từ hương vị đến tên gọi

Người Chăm ở An Giang có nhiều loại bánh ngọt độc đáo từ hương vị cho đến tên gọi.

Đệ nhất độc - lạ

Do những quy định của giáo luật nên người Chăm ở An Giang đã xây dựng cho mình văn hoá ẩm thực rất độc đáo. Nhất là với món bánh ngọt. Bánh ngọt không chỉ là món ăn thường ngày, mà còn như “lễ vật” bắt buộc trong các lễ quan trọng như: cưới, hỏi và những đêm họp mặt gia đình trong tháng “nhịn chay”- Ramadan…

Thánh đường của người Chăm ở huyện An Phú (An Giang). Ảnh: Lục Tùng

Bánh chưng đen – Đặc sản ngày Tết truyền thống ở Hà Giang

Bánh chưng đen là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người Tày ở vùng cao biên giới Hà Giang.

Lên xã Ngọc Đường, Hà Giang những ngày Tết sẽ thấy trên bàn thờ gia tiên của những gia đình người Tày ở đây luôn có loại bánh chưng với lớp gạo nếp màu đen bóng, khi ăn vào miệng cảm nhận hương vị thơm ngon rất đặc trưng. Bánh có màu đen nhánh, hạt nếp dền, tỏa hương thơm phức, không bị nhớt, không bị chảy nước. 

Gạo nếp gói bánh chưng đen Hà Giang có màu đen nhánh, thơm mùi hấp dẫn. Ảnh: Đặc sản Hà Giang

Bảo tàng gốm cổ sông Hương: Không cấm mà khuyến khích chạm vào hiện vật

Điều lạ, là trong khi các bảo tàng khác đều “cấm sờ vào hiện vật” thì ở Bảo tàng Gốm cổ sông Hương, GS Thái Kim Lan lại luôn khuyến khích du khách “hãy chạm vào hiện vật”.

Gần 5.000 hiện vật gốm độc đáo

Có thể nói, Bảo tàng Gốm cổ sông Hương với diện tích 700 m², là nơi duy nhất trên cả nước trưng bày gốm được tìm thấy từ các dòng sông trong không gian địa lý hẹp (tỉnh Thừa Thiên Huế).

Một góc triển lãm “Áo dài xưa triều Nguyễn” tại Lan Viên cố tích. Ảnh: Tường Minh

Trở lại thị trấn Tĩnh Túc hoàng kim thời bao cấp ở Cao Bằng

Thị trấn Tĩnh Túc, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng từng là nơi có hàng nghìn công nhân làm việc, cuộc sống phồn thịnh, nhộn nhịp nhất ở miền Bắc thời bao cấp.

Dãy nhà được xây dựng từ năm 1976.

Bánh tét mặt trăng Đại An Khê

Từ giữa tháng 11 âm lịch, nhiều hộ dân làm bánh tét mặt trăng Đại An Khê đã ngừng nhận đơn đặt hàng đối với khách sĩ vì làm không kịp để bán.

Nếp thơm đã ngâm với nước lá cho ra màu xanh. Ảnh: Hưng Thơ.

Bánh tét mặt trăng ở làng Đại An Khê (xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) từ lâu đã nổi tiếng về độ ngon. Điểm đặc biệt, khi hoàn thành bánh có màu xanh với hình dạng như mặt trăng bị khuyết.

Thành cổ Diên Khánh, Khánh Hòa đã được xây dựng như thế nào?

Trải qua bao biến thiên của lịch sử nhưng dấu ấn kiến trúc Thành cổ Diên Khánh thuộc huyện Diên Khánh còn được lưu giữ hầu như nguyên vẹn. Công trình này do Nguyễn Phúc Ánh xây đắp năm Quý Sửu (1793).

Thành Diên Khánh do Nguyễn Phúc Ánh xây đắp năm Quý Sửu (1793). Từ thời Gia Long đến cuối thời Pháp thuộc, thành Diên Khánh là nơi đóng cơ quan đầu não của địa phương và nhà Nguyễn.

Thành được đắp đất, chu vi 336 trượng 4 thước, cao 8 thước 5 tấc. Trổ 6 cửa ra vào, xây gạch kiên cố, trên có vọng lâu tứ diện thông phong. Đặc biệt, ngoài thành có hào sâu luôn luôn nước đầy do sông Cái tháo vào.

Ngày xưa, để ra vào trước các cửa thành đều có xây cầu vồng bằng gạch. Chung quanh hào lại có lũy bao bọc và có trại canh gác. Cho nên, thành tuy bằng đất nhưng rất kiên cố, địch muốn công phá không phải dễ dàng.

Thành Diên Khánh ngày nay. Ảnh: Thu Cúc

26 thg 1, 2023

Dấu ấn dòng họ Dương trên đất cù lao

Là gia tộc đến định cư sớm nhất trên vùng đất Bình Thủy (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang), dòng họ Dương có những đóng góp không nhỏ cho quá trình hình thành, phát triển của xứ cù lao. Trải qua mấy trăm năm, các thế hệ con cháu họ Dương vẫn tiếp tục tham gia vào quá trình kiến thiết quê hương.

Dấu ấn tiền nhân

Ông Dương Hồng Hưng (Trưởng tộc họ Dương xã Bình Thủy) kể lại: “Vào cuối thập niên 50 thế kỷ XVIII, từ miền Trung xa xôi, thủy tổ tộc họ Dương xã Bình Thủy là cụ Dương Văn Hóa, đã cùng gia đình dùng thuyền bầu vượt biển vào Nam lánh nạn, tìm cuộc sống mới và đến định cư trên cù lao Năng Gù năm 1763.

Xuất thân là quan viên tri thức, cụ đã lãnh đạo lưu dân khai mở cù lao Năng Gù ngày càng trù phú, ổn định. Ngày 22 tháng Giêng năm 1783, chính quyền phong kiến phê đơn chấp thuận cho cụ Dương Văn Hóa lập Bình Lâm thôn và giữ chức Trùm Tri Thâu trông coi việc thu thuế trên vùng đất mới”.

Với uy tín của mình, cụ Dương Văn Hóa vận động người dân tiến hành xây dựng ngôi đình gần vàm Rạch Chanh để thờ thần Thành Hoàng Bổn Cảnh và lập thiết chế hành chính để quản lý thôn, từ Cái Dầu đến giáp ranh Chắc Cà Đao (nay là thị trấn An Châu, huyện Châu Thành). Cụ mất ngày 22 tháng Giêng năm 1818 (thọ 95 tuổi).