22 thg 11, 2022
Tam giác mạch chen mây trên thảo nguyên Suôi Thầu
Các cánh đồng tam giác mạch rộng lớn đang bung hoa, tạo nên khung cảnh thiên nhiên ấn tượng ở nơi được mệnh danh là "thảo nguyên châu Âu".
Đào Văn Vinh - Vinh Dav (thế hệ đầu 8X, sống tại Hà Nội) từng là kỹ sư cơ khí, hiện là nhiếp ảnh gia phong cảnh và dự án. Anh Vinh đến Suôi Thầu trong hai ngày vào đầu tháng 11. Đây là một vùng thảo nguyên nằm ở huyện Xín Mần, cách thị trấn Cốc Pài khoảng 9 km và cách TP Hà Giang khoảng 150 km về phía Tây. Nơi đây có cảnh sắc thiên nhiên hiền hòa và không khí trong lành.
Gia Lai mùa hoa dã quỳ
Hoa dã quỳ nở rộ trên khắp nẻo đường, quanh ngọn núi lửa Chư Đăng Ya, tạo nên khung cảnh lãng mạn.
Trải nghiệm bay lượn trên miệng núi lửa Chư Đăng Ya
Hàng ngàn du khách đã check in, ngắm sắc vàng hoa dã quỳ, trải nghiệm bay dù lượn trên miệng núi lửa Chư Đăng Ya trong khuôn khổ "Tuần lễ hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đăng Ya"
An Giang bình dị
Cảnh vật, con người An Giang mùa lúa chín, mùa nước nổi dịp cuối năm mang vẻ đẹp bình dị rất riêng.
Huỳnh Văn Thái (25 tuổi), sống tại TP Long Xuyên, ngoài làm dịch vụ chụp ảnh cưới, còn thường thực hiện các chuyến đi khám phá và chụp phong cảnh quê hương An Giang. Hiện Thái cũng là quản trị của nhóm “Lang thang An Giang” với gần 400.000 thành viên.
Bức ảnh trên Thái và đồng nghiệp chụp trên chợ nổi Long Xuyên. Chợ hoạt động nhộn nhịp từ sáng sớm, bán đủ các loại hàng hóa, thực phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Một chuyến đi trải nghiệm bằng thuyền trên chợ nổi khoảng 200.000 đồng một thuyền 7-10 người.
Bức ảnh trên Thái và đồng nghiệp chụp trên chợ nổi Long Xuyên. Chợ hoạt động nhộn nhịp từ sáng sớm, bán đủ các loại hàng hóa, thực phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Một chuyến đi trải nghiệm bằng thuyền trên chợ nổi khoảng 200.000 đồng một thuyền 7-10 người.
21 thg 11, 2022
Thánh địa của Thiền phái Trúc Lâm
Chùa Ngọa Vân, nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập cõi niết bàn năm 1308, được mệnh danh là thánh địa của Thiền phái Trúc Lâm.
Hai món bún đặc sản Hà Tiên
Bún kèn, bún nhâm là hai món ăn có tên gọi lạ nhưng cuốn hút nhờ hương vị đặc trưng.
Du khách đến Hà Tiên không chỉ được tham quan nhiều danh lam thắng cảnh đẹp mà còn có dịp thưởng thức vô số món ăn đặc trưng. Ngoài bánh tằm bì, hủ tiếu hấp, bánh lọt xào... nếu có dịp đến thành phố này, du khách đừng bỏ qua hai món bún dưới đây.
Bún kèn
Món ăn có nguồn gốc từ Campuchia với nguyên liệu chính là một trong các loại cá như nhồng, đưng hay lẹp vàng... để nấu nước lèo. Theo người Hà Tiên, những loại cá này có thịt thơm, chắc, tạo nên hương vị đặc trưng cho món ăn. Ngoài cá, bún kèn của người Hà Tiên không thể thiếu bột cà ri, đinh hương, nước cốt dừa, màu điều. Ăn kèm là rau thơm, dưa leo, giá, nước mắm tỏi ớt...
Du khách đến Hà Tiên không chỉ được tham quan nhiều danh lam thắng cảnh đẹp mà còn có dịp thưởng thức vô số món ăn đặc trưng. Ngoài bánh tằm bì, hủ tiếu hấp, bánh lọt xào... nếu có dịp đến thành phố này, du khách đừng bỏ qua hai món bún dưới đây.
Bún kèn
Món ăn có nguồn gốc từ Campuchia với nguyên liệu chính là một trong các loại cá như nhồng, đưng hay lẹp vàng... để nấu nước lèo. Theo người Hà Tiên, những loại cá này có thịt thơm, chắc, tạo nên hương vị đặc trưng cho món ăn. Ngoài cá, bún kèn của người Hà Tiên không thể thiếu bột cà ri, đinh hương, nước cốt dừa, màu điều. Ăn kèm là rau thơm, dưa leo, giá, nước mắm tỏi ớt...
Những tên xã phường dài thoòng
Phân cấp hành chính Việt Nam hiện nay theo Điều 110 Hiến pháp 2013 và Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương gồm 3 cấp hành chính là:
- Cấp tỉnh: Bao gồm Tỉnh/Thành phố trực thuộc trung ương
- Cấp huyện: Bao gồm Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh/Thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương
- Cấp xã: Bao gồm Xã/Phường/Thị trấn.
Dữ liệu về đơn vị hành chính cả nước luôn biến động với việc tách nhập, thay đổi địa giới, thay đổi tên các đơn vị hành chính, trong đó thay đổi nhanh nhất là cấp xã. Do vậy các thống kê chỉ mang tính chính xác theo thời điểm.
Biển vô cực ở Thái Bình
Mặt nước ở biển Quang Lang như một tấm gương lớn phản chiếu bầu trời tạo nên một không gian vô cực độc đáo.
Biển vô cực có một không hai tại xã Thụy Xuân và xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy đang được UBND tỉnh Thái Bình xây dựng thành điểm du lịch với kỳ vọng đây sẽ là điểm đến mới lạ, độc đáo và thu hút du khách trong và ngoài nước tới trải nghiệm.
Cả hai bãi biển này không sở hữu bờ cát trắng, không có mặt biển trong xanh hay những con sóng lớn mà mang nét đẹp bình yên, hoang sơ với bãi cát bồi màu nâu sậm, phẳng và trải dài bất tận. Vào sớm bình minh, khi nước cạn làm mặt bãi biển tráng một lớp nước mỏng xấp xỉ mắt cá chân, trông như một tấm gương khổng lồ phản chiếu bầu trời, cảnh vật.
Giữ trọn niềm tin yêu với nghề đan gùi
Gắn bó gần cả đời với nghề đan gùi, nhưng ông Fuih Jới (thôn làng Trấp, xã Ya Tăng, huyện Sa Thầy) vẫn luôn giữ trọn niềm tin yêu với nghề. Nghề đan gùi giúp ông tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống.
Dân làng tôn vinh
Trăn trở với việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, ông Trương Văn Thiệt – Bí thư Đảng ủy xã Ya Tăng giới thiệu tôi gặp ông Fuih Jới, làng Trấp - người được dân làng tôn vinh là nghệ nhân, có nhiều duyên nợ với nghề đan gùi.
Không bỏ lỡ cơ hội khi nghề đan lát là 1 trong 9 nghề truyền thống được Nghị quyết 08-NQ/TU, ngày 16/2/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI “về bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đặt ra, tôi tìm đến nhà ông Fuih Jới.
Dân làng tôn vinh
Trăn trở với việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, ông Trương Văn Thiệt – Bí thư Đảng ủy xã Ya Tăng giới thiệu tôi gặp ông Fuih Jới, làng Trấp - người được dân làng tôn vinh là nghệ nhân, có nhiều duyên nợ với nghề đan gùi.
Không bỏ lỡ cơ hội khi nghề đan lát là 1 trong 9 nghề truyền thống được Nghị quyết 08-NQ/TU, ngày 16/2/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI “về bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đặt ra, tôi tìm đến nhà ông Fuih Jới.
Độc đáo nhà rông làng Kon Rôn
Một trong những nét làm nên kiến trúc độc đáo của nhà rông làng Kon Rôn (xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà) chính là “Luôm Khuôm”. “Luôm Khuôm” là một tấm gỗ lớn hình đuôi cá, nối liền với trụ dọc chính giữa nhà rông. Trên bề mặt “Luôm Khuôm” vẽ các họa tiết mang ý nghĩa về cuộc sống.
Trong chuyến tác nghiệp với một người bạn đang công tác tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tôi nghe anh kể đôi nét kiến trúc độc đáo của nhà rông làng Kon Rôn, xã Ngọc Réo. Không bỏ lỡ, tôi bắt chuyện và từ quá trình nghiên cứu, anh cho hay: Trên địa bàn tỉnh, người Tơ Đrá (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng) có mặt ở nhiều nơi. Đa phần họ đều có những điểm chung về kiến trúc, văn hóa truyền thống và phong tục. Tuy nhiên, nếu xét riêng về kiến trúc nhà rông, thì có lẽ làng Kon Rôn là đặc biệt hơn cả. Bởi bà con nơi đây đã xây dựng nên một công trình rất riêng, độc đáo.
Trong chuyến tác nghiệp với một người bạn đang công tác tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tôi nghe anh kể đôi nét kiến trúc độc đáo của nhà rông làng Kon Rôn, xã Ngọc Réo. Không bỏ lỡ, tôi bắt chuyện và từ quá trình nghiên cứu, anh cho hay: Trên địa bàn tỉnh, người Tơ Đrá (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng) có mặt ở nhiều nơi. Đa phần họ đều có những điểm chung về kiến trúc, văn hóa truyền thống và phong tục. Tuy nhiên, nếu xét riêng về kiến trúc nhà rông, thì có lẽ làng Kon Rôn là đặc biệt hơn cả. Bởi bà con nơi đây đã xây dựng nên một công trình rất riêng, độc đáo.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)