15 thg 11, 2022
Đi chợ “bù lon” Long Xuyên
Nằm trên đường Nguyễn Văn Sừng và Nguyễn Đình Chiểu (phường Mỹ Long, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang), chợ “bù lon” mang nét độc đáo rất riêng. Chợ chỉ bán đồ tạp nhạp sắt đã qua sử dụng, còn người đi chợ đa phần là đàn ông!
Đình Mỹ Phước – di tích cổ giữa lòng thành phố
Di tích đình Mỹ Phước là công trình kiến trúc nghệ thuật, mang đậm dấu ấn kiến trúc triều Nguyễn, tọa lạc ngay trung tâm phường Mỹ Long (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang). Ngôi đình đã gắn bó với lịch sử của thời kỳ khai mở vùng đất mới phương Nam bằng nét kiến trúc độc đáo, cổ kính…
Đình Mỹ Phước nằm ngay trung tâm TP. Long Xuyên, phía Đông giáp đường Nguyễn Huệ, phía Tây giáp đường Phan Chu Trinh, phía Nam giáp đường Hai Bà Trưng và phía Bắc giáp đường Lê Minh Ngươn.
Đình Mỹ Phước nằm ngay trung tâm TP. Long Xuyên, phía Đông giáp đường Nguyễn Huệ, phía Tây giáp đường Phan Chu Trinh, phía Nam giáp đường Hai Bà Trưng và phía Bắc giáp đường Lê Minh Ngươn.
14 thg 11, 2022
Thơ mộng cung đường N1
Đường tránh Quốc lộ 91, đoạn Châu Đốc – Tịnh Biên (tỉnh An Giang) “gây thương nhớ” bởi cảnh vật miền Tây dân dã, thân thuộc, nhưng không kém phần thơ mộng…
Hết vườn hồng căng mọng, Mộc Châu lại khiến du khách nức nở với hoa mận nở trái mùa
Dù mùa thu vừa mới đi qua, nhưng những gốc mận tại khu vườn gần thung lũng Nà Ka đã đồng loạt bung nở. Những bông hoa mận nở trái mùa này khiến du khách không khỏi xuyến xao.
Về nhà - Tour tái thả động vật hoang dã về rừng ở Vườn quốc gia Cúc Phương
Tour tái thả động vật hoang dã về rừng tại Vườn quốc gia Cúc Phương lọt top 20 tour du lịch độc đáo mang lại trải nghiệm thú vị tại Việt Nam.
Vườn quốc gia Cúc Phương nằm cách Hà Nội 120km, nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ thuộc 3 tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. Đây là khu bảo tồn thiên nhiên rộng lớn, lưu trữ nhiều loài động vật, thực vật đa dạng và phong phú của Việt Nam.
Vườn quốc gia Cúc Phương nằm cách Hà Nội 120km, nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ thuộc 3 tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. Đây là khu bảo tồn thiên nhiên rộng lớn, lưu trữ nhiều loài động vật, thực vật đa dạng và phong phú của Việt Nam.
Bốn cây số đặc biệt miền Hố Nai
Có dịp đi ngang con đường Nguyễn Ái Quốc thuộc địa bàn phường Hố Nai và phường Tân Biên thành phố Biên Hòa - Ðồng Nai, nhiều người thường bật ra câu hỏi: tại sao mật độ nhà thờ ở đây lại dày như thế ? Nếu tính từ điểm đầu là nhà thờ Gia Cốc cho đến điểm cuối là nhà thờ Thánh Tâm, chỉ vỏn vẹn gần 4km, đã có đến 17 xứ đạo hiện diện.
Mỗi xứ đạo là một mảnh ghép
Hố Nai là phường nằm ở ngoại vi phía Ðông và cách trung tâm thành phố Biên Hòa 6 cây số. Ngược dòng thời gian, vùng đất kề cận con sông Ðồng Nai này trước năm 1954 thuộc làng Bình Trước. Năm 1954-1955, làn sóng dân cư từ miền Bắc di cư vào với số lượng lớn. Chính quyền lúc bấy giờ đã lập nhiều trại định cư trên quốc lộ 1. Ðến 1957 thì thành lập xã Hố Nai, với các ấp Tây Hải, Nam Hải, Ðông Hải, Bắc Hải... (có một số xứ đạo thành lập sau đó đã lấy theo tên các ấp). Ngoài ra có những nơi lấy tên gốc từ xứ đạo hay giáo phận hoặc tỉnh lỵ nơi quê cũ trước khi di cư như Kẻ Sặt, Hà Nội, Hải Dương, Ba Ðông, Phú Tảo... 17 giáo xứ nằm trên đoạn đường này gói trọn trong hạt Hố Nai, với tổng số giáo dân chừng 80.000 người, gần bằng số tín hữu của một giáo phận trung bình ở Việt Nam. Trước 1975, tỷ lệ người Công giáo nơi đây là 100%, hiện là 85%.
Mỗi xứ đạo là một mảnh ghép
Hố Nai là phường nằm ở ngoại vi phía Ðông và cách trung tâm thành phố Biên Hòa 6 cây số. Ngược dòng thời gian, vùng đất kề cận con sông Ðồng Nai này trước năm 1954 thuộc làng Bình Trước. Năm 1954-1955, làn sóng dân cư từ miền Bắc di cư vào với số lượng lớn. Chính quyền lúc bấy giờ đã lập nhiều trại định cư trên quốc lộ 1. Ðến 1957 thì thành lập xã Hố Nai, với các ấp Tây Hải, Nam Hải, Ðông Hải, Bắc Hải... (có một số xứ đạo thành lập sau đó đã lấy theo tên các ấp). Ngoài ra có những nơi lấy tên gốc từ xứ đạo hay giáo phận hoặc tỉnh lỵ nơi quê cũ trước khi di cư như Kẻ Sặt, Hà Nội, Hải Dương, Ba Ðông, Phú Tảo... 17 giáo xứ nằm trên đoạn đường này gói trọn trong hạt Hố Nai, với tổng số giáo dân chừng 80.000 người, gần bằng số tín hữu của một giáo phận trung bình ở Việt Nam. Trước 1975, tỷ lệ người Công giáo nơi đây là 100%, hiện là 85%.
12 thg 11, 2022
Đền thờ Biện Hoành - nẻo về nguồn cội của dòng họ Biện trong cả nước
Đền thờ Biện Hoành ở thôn Mỹ Yên, xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) không chỉ là nơi thờ cúng, tưởng nhớ công ơn của Hoàng giáp - Thanh hình Hiến sát sứ Biện Hoành mà còn là nơi tìm về cội nguồn của dòng họ Biện trong cả nước.
Theo thông tin từ Biện tộc Việt Nam, Hoàng giáp - Thanh hình Hiến sát sứ Biện Hoành quê Hoa Duệ - Kỳ Hoa, nay là xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên. Tuy năm sinh, năm mất đến nay vẫn chưa được xác định rõ nhưng tên tuổi cũng như tài năng, đóng góp của ông cho lịch sử dân tộc đã được khẳng định, khắc ghi trong nhiều chứng tích, tài liệu như: Bia Tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội), Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt thông sử…
Đền thờ Biện Hoành tại thôn Mỹ Yên, xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên.
Theo thông tin từ Biện tộc Việt Nam, Hoàng giáp - Thanh hình Hiến sát sứ Biện Hoành quê Hoa Duệ - Kỳ Hoa, nay là xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên. Tuy năm sinh, năm mất đến nay vẫn chưa được xác định rõ nhưng tên tuổi cũng như tài năng, đóng góp của ông cho lịch sử dân tộc đã được khẳng định, khắc ghi trong nhiều chứng tích, tài liệu như: Bia Tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội), Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt thông sử…
Náo nhiệt của chợ phiên Đồng Văn
Nằm ngay trung tâm thị trấn Đồng Văn, chợ phiên cuối tuần không chỉ là địa điểm thu hút khách du lịch mà còn là nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của người vùng cao nguyên đá.
Thăm phiên chợ người Mông dưới chân cột cờ Lũng Cú
Chợ phiên Lũng Cú (xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) chỉ họp duy nhất một ngày cuối tuần trên con đường dẫn lên cột cờ Lũng Cú.
Sữa đậu nành đến xứ Việt từ khi nào?
Đậu nành được người Trung Hoa và Nhật Bản dùng làm món đậu hũ (đậu phụ) từ rất lâu. Người Việt cũng rất quen thuộc với món ăn này. Nhưng sữa đậu nành, một chế phẩm khác cũng từ đậu nành từ bao giờ xuất hiện ở xứ ta?
Thật may mắn, khi đọc báo Đông Thinh số ra ngày 31.8.1942, mới thấy được câu trả lời cặn kẽ: theo tác giả bài báo “Thỉ tổ sữa đậu nành”, người đầu tiên khuyến khích người Việt dùng sữa đậu nành không phải từ người Hoa sống tại Việt Nam như người ta thường nghĩ mà là một người Pháp làm việc cho chính quyền thuộc địa. Sữa đậu nành đã có mặt tại xứ Việt từ năm 1914.
Thật may mắn, khi đọc báo Đông Thinh số ra ngày 31.8.1942, mới thấy được câu trả lời cặn kẽ: theo tác giả bài báo “Thỉ tổ sữa đậu nành”, người đầu tiên khuyến khích người Việt dùng sữa đậu nành không phải từ người Hoa sống tại Việt Nam như người ta thường nghĩ mà là một người Pháp làm việc cho chính quyền thuộc địa. Sữa đậu nành đã có mặt tại xứ Việt từ năm 1914.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)