11 thg 9, 2022

Những danh thần trên đất An Giang

Bên cạnh công lao to lớn của Thống chế khâm sai thượng đạo đại tướng quân Nguyễn Văn Thoại (Thoại Ngọc Hầu), vùng đất An Giang “thuở mang gươm đi mở cõi” còn có đóng góp của nhiều danh tướng đã được triều đình phong hầu. Sự phát triển của tỉnh hôm nay còn lưu dấu nhiều hiền nhân thuở ấy.

Tượng danh thần Thoại Ngọc Hầu tại Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu (TP. Long Xuyên)

Chinh phục vùng đất hoang vu

Việc thành lập tỉnh An Giang được xác định vào năm 1832, khi trấn Vĩnh Thanh được vua Minh Mạng chia thành tỉnh An Giang và Vĩnh Long. Tuy nhiên, vùng đất An Giang đã được khai phá từ trước, mà người có công khai mở đầu tiên là Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700), sinh tại vùng đất thuộc tỉnh Quảng Bình ngày nay.

Theo nghiên cứu của ThS Đỗ Thanh Nhàn (Trường Chính trị Tôn Đức Thắng), nhờ sớm hiển lộ tài thao lược, lập được nhiều chiến công từ khi còn rất trẻ nên mới khoảng 20 tuổi, Nguyễn Hữu Cảnh đã được chúa Nguyễn Phúc Tần phong giữ chức võ quan cấp cao là Cai cơ. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh được phong làm Thống suất, cử vào kinh lược xứ Đồng Nai (tên gọi chung cho toàn bộ vùng đất Nam Bộ hiện nay).

Dù đối diện với rất nhiều khó khăn ở vùng đất mới, nhưng ông thể hiện bản lĩnh thao lược: Vừa khẩn hoang, vừa mộ dân, mở đất, lập làng, bình định, thiết lập bộ máy quản lý, tổ chức hành chính, xác định biên cương, lãnh thổ, quy định các thứ thuế đinh điền và chỉ đạo phát triển kinh tế vùng đất mới. Nguyễn Hữu Cảnh còn có công lớn đánh dẹp giặc Chân Lạp do Nặc Thu cầm đầu, góp phần giữ gìn đất đai, bờ cõi và bảo vệ nhân dân.

ThS Đỗ Thanh Nhàn cho rằng, sinh thời của Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, tỉnh An Giang chưa thành lập. Tuy nhiên, công trạng của ông đối với Nam Bộ nói chung và tỉnh An Giang nói riêng rất to lớn. Nhiều làng mạc trên địa bàn An Giang ngày nay được hình thành dưới thời Nguyễn Hữu Cảnh.

Khoảng năm 1820-1828, Thoại Ngọc Hầu cho xây đình Châu Phú thờ Nguyễn Hữu Cảnh. Ông là một trong những nhân vật lịch sử được tôn kính và thờ cúng nhiều nhất trong các đình thần ở An Giang. Tên ông được đặt cho tên đất (cù lao Ông Chưởng), tên trường học, tên đường… ở An Giang.

Xây dựng vùng đất mới

Ngay trước khi tỉnh An Giang được thành lập, vùng đất này đã ghi dấu công lao của Thư Ngọc hầu Nguyễn Văn Thư (hiện chưa rõ năm sinh), người sinh ra và lớn lên ở cù lao Giêng (huyện Chợ Mới ngày nay). Ông theo Tiền quân Tôn Thất Hội đi đánh giặc, từng chức Phó tướng Tiền quân Khâm sai Tổng nhung cai cơ.

Tháng 5/1794, ông và các em tử chiến trong trận đánh ở cửa biển Thị Nại. Sau khi lên ngôi vua, Gia Long ghi nhận công lao to lớn của ông và các em, truy phong cho Nguyễn Văn Thư là Đặc Tiến Phụ Quốc, Thượng Tướng Quân, Thượng Trụ Quốc, Khâm sai Chưởng dinh Thư Ngọc hầu, được liệt thờ ở miếu Trung Hưng.

Thư Ngọc hầu Nguyễn Văn Thư là người được triều Nguyễn phong tước hầu sớm nhất trong các vị được phong hầu ở Tây Nam Bộ. Công lao chính của ông là tham gia chiến trận, đánh tan tàn quân Xiêm để bảo vệ nhân dân, phò Nguyễn Ánh, góp công lớn vào dựng lập nhà Nguyễn. Gia đình ông cũng có công khẩn hoang, mở đất, tiêu trừ thú dữ, bảo vệ thôn dân.

Lăng của ông và 2 người em hiện ở cù lao Giêng, trong khu vườn của dòng tộc, được nhân dân trong vùng tôn gọi là Lăng Ba Quan Thượng Đẳng; phủ thờ các ông cũng được lập gần lăng, gọi là Dinh Ba quan thượng đẳng. Nhân dân quanh năm hương khói phụng thờ.

Trước khi tỉnh An Giang được thành lập, vùng đất này đặc biệt ghi dấu ấn công lao của Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại (1761-1829), người có công chỉ huy đào kênh Thoại Hà, Vĩnh Tế và để lại nhiều công trình có giá trị đến ngày nay.

Cùng thời với Thoại Ngọc Hầu, còn có Tuyên Trung hầu Nguyễn Văn Tuyên (1763-1831). Ông tên thật là Phan Văn Tuyên, vì có công nên được vua Nguyễn ban cho quốc tính. Năm 1788, khi 25 tuổi, ông đầu quân theo phò chúa Nguyễn Phúc Ánh. Với võ công giỏi, tài điều binh, ông lập nhiều công trạng, lần lượt được phong giữ các chức: Thần sách quân hổ oai vệ úy, Chấn võ quân nhất bảo vệ úy, Khâm sai Chưởng cơ (1802), Thống chế (1816).

Năm 1822, ông được giao trấn thủ Biên Hòa rồi trấn thủ Định Tường kiêm Khâm sai thuộc nội chưởng cơ. Sau đó, được bổ nhiệm làm trấn thủ Vĩnh Thanh. Khi Tả quân Lê Văn Duyệt có việc về kinh đô Huế, ông được cử quyền nhiếp chính Tổng trấn Gia Định thành.

Năm 1829, sau khi Thoại Ngọc Hầu lâm trọng bệnh và mất, Nguyễn Văn Tuyên được cử thay thế, sắc phong nguyên chức là “Thống chế cai quản biền binh, Bảo Hộ Cao Miên quốc ấn, kiêm án thủ Châu Đốc đồn kiêm quản Hà Tiên trấn biên vụ”, nên còn có tên là Bảo Hộ Tuyên.

Trong vai trò Phó Đổng lý trực tiếp, Trấn thủ Định Tường, Trấn thủ Vĩnh Thanh, Tuyên Trung hầu Nguyễn Văn Tuyên là người cùng với Thoại Ngọc Hầu huy động dân binh và chỉ huy đào kênh Vĩnh Tế. Sau khi Thoại Ngọc Hầu mất, ông là người kế tiếp công việc, làm trấn thủ Vĩnh Thanh, Án thủ Châu Đốc, bảo hộ Cao Miên. Công trạng của ông đối với Nam Bộ nói chung, tỉnh An Giang nói riêng là doanh điền khẩn hoang, mở đất lập làng, trấn thủ bảo vệ bờ cõi, khẳng định chủ quyền lãnh thổ, phát triển giao thông, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp - thương nghiệp…

“Trong quá trình mở mang, xây dựng và phát triển vùng đất Nam Bộ nói chung, An Giang nói riêng, có công lao đóng góp rất lớn của những danh thần lương tướng thời phong kiến - giai đoạn đầu của công cuộc mở mang bờ cõi. Các vị hầu này đã góp phần khai mở đất đai, chiêu mộ an dân, phát triển sản xuất, bảo vệ bờ cõi, trở thành danh nhân tiêu biểu trong lịch sử. Các vị hầu không chỉ được triều đình tôn vinh, mà quan trọng hơn, đã sống mãi trong niềm tôn kính, tri ân của nhân dân An Giang” - ThS Đỗ Thanh Nhàn đúc kết.

NGÔ CHUẨN

“Động thiên thai” trên nóc nhà miền Tây

Đó là “Động Thủy Liêm” ở núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang). Địa danh này làm người ta dễ nhầm lẫn với hồ Thủy Liêm trước chùa Phật Lớn và chùa Vạn Linh (cũng trên đỉnh núi Cấm).


Động Thủy Liêm chúng tôi nhắc đến nằm khuất bên con đường dân sinh nhỏ hẹp, nếu không nhờ người dân địa phương đưa đến thì sẽ rất khó tìm.

Độc đáo Thủy Đài Sơn

Nằm gần trung tâm thị trấn Ba Chúc (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), Thủy Đài Sơn không thu hút du khách bởi vẻ uy nghi, hùng vĩ. Thay vào đó là vẻ đẹp đơn sơ, cùng những câu chuyện ly kỳ, không kém phần huyền bí.


Trong cụm Thất Sơn, Thủy Đài Sơn là ngọn núi nhỏ nhất, chỉ cao khoảng 54 m, chu vi hơn 1.000 m. Thủy Đài Sơn gắn liền với những huyền thoại trong dân gian về phong thủy ở miền Tây.

Theo lời các bậc cao niên, tên gọi Thủy Đài Sơn có lẽ bắt nguồn từ vị trí địa lý, cũng như điều kiện tự nhiên của ngọn núi. Trước đây, vào mùa lũ, xung quanh khu vực Thủy Đài Sơn là một biển nước mênh mông, chỉ còn lại một hòn núi nhỏ nằm trơ trọi giữa 4 bề sóng nước. Do đó, người dân địa phương mới gọi là núi Nước.

10 thg 9, 2022

Chùa Hang ở Châu Đốc

 Như đã nói, miền Tây Nam bộ chỉ 2 tỉnh có núi là Kiên Giang và An Giang. Có núi mới có hang núi. Có hang núi mới có chùa Hang. Kiên Giang đã có chùa Hang ở khu du lịch Chùa Hang - Hòn Phụ tử rồi, còn An Giang có chùa Hang không? Ở đâu?

Có chớ! Chùa Hang An Giang ở núi Sam, Châu Đốc. Nghe cái tên núi Sam - Châu Đốc chắc bạn nhớ ngay tới một địa điểm rất quen thuộc, đó là Miếu Bà Chúa Xứ và Tây An cổ tự, 2 cụm di tích là điểm hành hương nổi tiếng và ở gần nhau. Chùa Hang ở cách đó khoảng 1,5 km, có thể đi đến theo con đường Vòng Núi Sam. Chùa nằm trên triền núi Sam.

Chùa Hang Châu Đốc (Chùa Phước Điền)

'Thụy Sĩ thu nhỏ' ở thảo nguyên Suôi Thầu

Những triền đồi uốn lượn ở thảo nguyên Suôi Thầu đẹp như khung cảnh ở châu Âu.


Trương Hoàng Kha, sinh năm 1992, hiện sống và làm việc tại TP HCM mới có chuyến phượt Hà Giang bằng xe máy vào những ngày cuối tháng 8. Trong hành trình của mình, anh dành một buổi chiều để ghé thảo nguyên Suôi Thầu ngắm phong cảnh hùng vĩ, hoang sơ nơi đây.

Bánh lọc xứ Lệ

Bánh bột lọc (ảnh) là thức quà miền Trung có vị mát thanh thanh của bột lọc, thơm ngọt béo bùi của tôm thịt. Đây là món ăn mà khi đến miền Trung bạn nhất định phải thưởng thức một lần.

Nhớ lúc nhỏ, mỗi lần mạ (mẹ) làm bánh bột lọc mà ở quê còn hay gọi là béng sắn là cả nhà đều háo hức mong chờ. Mạ xào tép nhỏ với thịt, rồi mạ nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn. Để có một nồi nhân bánh thơm ngon, thịt phải được tẩm ướp cho thấm gia vị. Tôm thì khỏi nói rồi, Lệ Thủy - Quảng Bình quê tôi tôm tép tươi rói, săn chắc. Tất cả cho vào chảo rim ngọt đến khi sánh đặc và keo lại là hoàn chỉnh. Rồi mạ nhấc xuống bếp, cho lá nén với chút tiêu. Chao ui, thơm cay sống mũi chi lạ lùng!

Đến Linh Phong tự, chiêm ngưỡng tượng Phật ngồi khổng lồ

Tượng Phật ngồi tại chùa Ông Núi (xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) có chiều cao 69 m, đường kính chân tượng 52 m, được coi là một trong số những tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á.

Tượng Phật được thiết kế trên một tòa sen. Bên dưới là một ngôi điện lớn có tên là Điện Vạn Phật. Hình ảnh Đức Phật ngồi xếp bằng, gương mặt bình tâm mang đến cảm giác dễ chịu, xóa tan những bộn bề lo toan. Các chi tiết nhỏ như nếp gấp quần áo cũng đều được trau chuốt mang đến cảm giác sống động, nhẹ nhàng. Bức tượng Phật màu trắng hiện lên vô cùng nổi bật giữa không gian rộng lớn.

9 thg 9, 2022

Chùa Hang ở Kiên Giang

Chùa Hang nằm ở khu du lịch Chùa Hang - Hòn Phụ Tử, thuộc tỉnh Kiên Giang. Xưa nay người ta vẫn nhớ rằng Hòn Phụ Tử là một cảnh đẹp của Hà Tiên, và mặc nhiên hiểu rằng Hòn Phụ Tử và cùng với đó là chùa Hang cũng đều ở Hà Tiên. Thế nhưng điều đó không đúng, hay nói chính xác hơn là: Chùa Hang - Hòn Phụ tử thuộc Hà Tiên theo địa giới hành chính ngày xưa còn bây giờ thì không phải. Theo địa giới ngày nay, khu du lịch Chùa Hang - Hòn Phụ Tử nằm trên địa bàn xã Bình An, huyện Kiên Lương, và Kiên Lương thì nằm ở phía Đông Nam của Hà Tiên.

Chùa Hang ở Kiên Lương, Kiên Giang

Lăng Nguyễn Hữu Hào giữa rừng thông Đà Lạt

Tương truyền, khi vị quốc trượng (bố vợ vua) lâm bệnh khó qua khỏi, vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu đã mời cao nhân phong thủy tìm vị trí đặt lăng...

Nằm trên một đồi thông hoang vu ở ngoại vi thành phố Đà Lạt, lăng Nguyễn Hữu Hào là một điểm đến mang đầy màu sắc tâm linh ở xứ sở ngàn hoa. Đây là nơi an nghỉ của ông Nguyễn Hữu Hào và bà Lê Thị Bình - song thân của Nam Phương Hoàng Hậu. 

Chùa Hải Đức: Kiến trúc độc đáo cùng câu chuyện kỳ lạ về người cha tiền kiếp

Chùa Hải Đức Nha Trang là công trình Phật giáo nổi tiếng bậc nhất của tỉnh Khánh Hòa. Ngôi chùa sở hữu thiết kế Á Đông cổ kính, cảnh quan tuyệt đẹp cùng không gian thanh u tĩnh mịch. Nơi đây cũng gắn liền với câu chuyện kỳ lạ về người cha tiền kiếp.

Lịch sử hình thành chùa Hải Đức Nha Trang

Chùa tọa lạc trên núi Trại Thủy số 51 đường Hải Đức, phường Phương Sơn, phía Tây thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Chuyện xưa kể rằng cuối triều Tự Đức, vào khoảng năm 1883, lúc thành phố Nha Trang mới chỉ là một làng chài ven biển, Ngài Viên Giác Thiền sư đã dựng lên một thảo am lấy tên là Duyên Sanh Tự. Công đức giáo hóa của Ngài đã quy tụ được nhiều dân làng đến xin thọ giới quy y.