10 thg 9, 2022

Bánh lọc xứ Lệ

Bánh bột lọc (ảnh) là thức quà miền Trung có vị mát thanh thanh của bột lọc, thơm ngọt béo bùi của tôm thịt. Đây là món ăn mà khi đến miền Trung bạn nhất định phải thưởng thức một lần.

Nhớ lúc nhỏ, mỗi lần mạ (mẹ) làm bánh bột lọc mà ở quê còn hay gọi là béng sắn là cả nhà đều háo hức mong chờ. Mạ xào tép nhỏ với thịt, rồi mạ nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn. Để có một nồi nhân bánh thơm ngon, thịt phải được tẩm ướp cho thấm gia vị. Tôm thì khỏi nói rồi, Lệ Thủy - Quảng Bình quê tôi tôm tép tươi rói, săn chắc. Tất cả cho vào chảo rim ngọt đến khi sánh đặc và keo lại là hoàn chỉnh. Rồi mạ nhấc xuống bếp, cho lá nén với chút tiêu. Chao ui, thơm cay sống mũi chi lạ lùng!

Đến Linh Phong tự, chiêm ngưỡng tượng Phật ngồi khổng lồ

Tượng Phật ngồi tại chùa Ông Núi (xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) có chiều cao 69 m, đường kính chân tượng 52 m, được coi là một trong số những tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á.

Tượng Phật được thiết kế trên một tòa sen. Bên dưới là một ngôi điện lớn có tên là Điện Vạn Phật. Hình ảnh Đức Phật ngồi xếp bằng, gương mặt bình tâm mang đến cảm giác dễ chịu, xóa tan những bộn bề lo toan. Các chi tiết nhỏ như nếp gấp quần áo cũng đều được trau chuốt mang đến cảm giác sống động, nhẹ nhàng. Bức tượng Phật màu trắng hiện lên vô cùng nổi bật giữa không gian rộng lớn.

9 thg 9, 2022

Chùa Hang ở Kiên Giang

Chùa Hang nằm ở khu du lịch Chùa Hang - Hòn Phụ Tử, thuộc tỉnh Kiên Giang. Xưa nay người ta vẫn nhớ rằng Hòn Phụ Tử là một cảnh đẹp của Hà Tiên, và mặc nhiên hiểu rằng Hòn Phụ Tử và cùng với đó là chùa Hang cũng đều ở Hà Tiên. Thế nhưng điều đó không đúng, hay nói chính xác hơn là: Chùa Hang - Hòn Phụ tử thuộc Hà Tiên theo địa giới hành chính ngày xưa còn bây giờ thì không phải. Theo địa giới ngày nay, khu du lịch Chùa Hang - Hòn Phụ Tử nằm trên địa bàn xã Bình An, huyện Kiên Lương, và Kiên Lương thì nằm ở phía Đông Nam của Hà Tiên.

Chùa Hang ở Kiên Lương, Kiên Giang

Lăng Nguyễn Hữu Hào giữa rừng thông Đà Lạt

Tương truyền, khi vị quốc trượng (bố vợ vua) lâm bệnh khó qua khỏi, vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu đã mời cao nhân phong thủy tìm vị trí đặt lăng...

Nằm trên một đồi thông hoang vu ở ngoại vi thành phố Đà Lạt, lăng Nguyễn Hữu Hào là một điểm đến mang đầy màu sắc tâm linh ở xứ sở ngàn hoa. Đây là nơi an nghỉ của ông Nguyễn Hữu Hào và bà Lê Thị Bình - song thân của Nam Phương Hoàng Hậu. 

Chùa Hải Đức: Kiến trúc độc đáo cùng câu chuyện kỳ lạ về người cha tiền kiếp

Chùa Hải Đức Nha Trang là công trình Phật giáo nổi tiếng bậc nhất của tỉnh Khánh Hòa. Ngôi chùa sở hữu thiết kế Á Đông cổ kính, cảnh quan tuyệt đẹp cùng không gian thanh u tĩnh mịch. Nơi đây cũng gắn liền với câu chuyện kỳ lạ về người cha tiền kiếp.

Lịch sử hình thành chùa Hải Đức Nha Trang

Chùa tọa lạc trên núi Trại Thủy số 51 đường Hải Đức, phường Phương Sơn, phía Tây thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Chuyện xưa kể rằng cuối triều Tự Đức, vào khoảng năm 1883, lúc thành phố Nha Trang mới chỉ là một làng chài ven biển, Ngài Viên Giác Thiền sư đã dựng lên một thảo am lấy tên là Duyên Sanh Tự. Công đức giáo hóa của Ngài đã quy tụ được nhiều dân làng đến xin thọ giới quy y.

Bánh trái cây xứ Huế

Nhà văn Nguyễn Tuân từng viết: "Có cái vẻ như là người sông Hương non Ngự thì ăn bằng mắt nhiều hơn bằng miệng. Những cái đĩa nho nhỏ, những cái chén xinh xinh, trên đó sắc màu của những miếng chín hài hòa giữa một bức tranh tĩnh vật ngon lành. Chẳng cần kể hết các món ăn xứ Huế, chỉ đơn cử món bánh trái cây thôi cũng đủ làm minh chứng”...

Bánh trái cây, hay còn gọi là bánh hoa quả, là một món ăn chơi, không riêng gì của Huế nhưng khi "lạc" vào mảnh đất Cố đô, món bánh này dường như cũng mang chút tinh tế, cầu kỳ và đặc biệt. Thời phong kiến, bánh trái cây chỉ xuất hiện ở các yến tiệc của Vua tại Hoàng cung, hay tại các ngày lễ lớn của các quan và hoàng tộc. Lấy cảm hứng từ những loại trái cây trong vườn, qua bàn tay khéo léo của người phụ nữ Huế, món bánh trái cây ra đời - ngọt thơm, dịu nhẹ làm đẹp lòng biết bao người thưởng thức. Nguyên liệu chính của món bánh này là đậu xanh và rau câu. Đậu xanh và lá rau câu có tính mát, giàu vitamin và đạm thực vật. Dù là món ăn chơi nhưng vẫn giàu chất dinh dưỡng.

Bún thang hải sâm

Bún thang vốn là một món ăn cầu kỳ, tinh tế thể hiện phong cách thanh nhã của ẩm thực Hà thành. Bún thang hải sâm là một dấu ấn ẩm thực mới thể hiện sự kết hợp tài tình của người chế biến với rất nhiều nguyên liệu tạo nên tuyệt tác bún thang hải sâm nức lòng người thưởng thức.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Quyên, Bếp trưởng của Khách sạn Movenpick Hà Nội là người đã tạo ra tuyệt tác bún thang Hải sâm, món ăn đã từng tạo nên dấu ấn ẩm thực tại bữa tiệc quốc tế do Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Bún thang Hải sâm được làm từ hơn 20 nguyên liệu và gia vị như hải sâm, thịt gà, tôm khô, củ cải khô, giò lụa, trứng gà, trứng cút, bột gà, mắm tôm, rau răm, ớt sừng, chanh, dấm trắng, nấm hương khô, hành khô, đường trắng.

Món bún thang hải sâm được chan nước dùng và ăn khi còn nóng.

Món bún thang hải sâm.

Hải sâm là một loại thực phẩm tuyệt hảo đồng thời là vị thuốc cổ truyền có giá trị dinh dưỡng cao. Khi kết hợp cùng món Bún thang cùng với quy trình chế biến cầu kỳ tạo nên một món ăn ngon, bổ dưỡng. Quy trình chế biến món bún thang gồm 3 bước: Bước 1 quan trọng nhất ở khâu ninh nước dùng từ xương lợn và từ thịt gà đã lọc thịt cùng với tôm khô, hải sâm. Sơ chế: Tôm sú luộc chín bóc vỏ, giã dập, xào qua hành khô, gia vị.

Địa chỉ thưởng thức:
Khách sạn Movenpick Hà Nội 
83A Lý Thường Kiệt, Hà Nội. 
Tel: 024.38222800

Giò lụa thái chỉ, trứng gà tráng mỏng thái chỉ, trứng cút luộc bóc vỏ bổ đôi. Các nguyên liệu khác như rau răm, hành hoa, ớt, chanh, củ cải khô… được sơ chế sạch. Bước 2: khi nước dùng thơm mùi nấm hương ngọt từ xương và tôm khô thì nêm nước mắm, gia vị vừa ăn. Đầu bếp cầu kỳ để nước dùng ngon nhất họ còn thêm 5 con sá sùng nướng cho vào nước ninh để tăng độ ngọt và đậm vị. Nước dùng xong là ra đồ và trang trí món ăn. Bún được trần vớt ra bát rồi bày các nguyên liệu đã chế biến lên trên gồm: gà xé, giò lụa thái chỉ, trứng tráng mỏng thái chỉ, trứng cút luộc, nấm hương thái chỉ, tôm khô, hải sâm thái chỉ, củ cải khô trộn dấm muối đường, rau răm thái rối, ớt thái chỉ, hành hoa chẻ. Chan nước dùng ăn nóng lên Bún là đã hoàn thành món Bún thang Hải sâm. Món này ăn kèm mắm tôm, chanh, nếu có thêm cà cuống thì càng tuyệt.

Cách trang trí bầy biện món bún thang hải sâm đẹp mắt như một tác phẩm nghệ thuật khiến ai nhìn cũng muốn được thưởng thức bởi sự thơm ngon, hấp dẫn. Món ăn này được coi là “đặc sản tuyệt đỉnh” mà bất cứ du khách nào đến với Hà Nội cũng háo hức được thưởng thức.

Thực hiện: Trần Thanh Giang

8 thg 9, 2022

Trang phục dân tộc M’nông

Cùng với các dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên, đồng bào M’nông, một trong những cư dân cư trú lâu đời trong khu vực, còn lưu giữ nhiều phong tục tập quán cũng như bản sắc văn hóa độc đáo, trong đó không thể không kể tới những bộ trang phục truyền thống.

Đồng bào M'nông mặc trang phục truyền thống trong Lễ cúng sức khỏe.

Hòn Tre - “Trái tim” của Vịnh Nha Trang

Công viên VinWonders Nha Trang ở Hòn Tre. Ảnh: Lê Minh

Trong số 19 hòn đảo của thành phố Nha Trang, Hòn Tre có diện tích lớn nhất với 36 km vuông và đỉnh cao nhất khoảng 460 m. Nơi đây còn giữ được nhiều vẻ nguyên sơ, khí hậu nhiệt đới ôn hòa với thảm thực vật tự nhiên đa dạng, những bãi biển trong xanh, riêng tư với bờ cát trắng mịn uốn lượn bao quanh đảo. Với địa thế đặc biệt, Hòn Tre giống như tấm chắn nằm ngoài khơi khiến cho Vịnh Nha Trang trở nên kín gió và êm sóng. Có thể nói, đây là nơi hội tụ những lợi thế ấn tượng mang tính biểu tượng cho du lịch của thành phố biển Nha Trang.

Núi Bà Đen - nóc nhà Nam Bộ

Nằm ở độ cao 986m so với mực nước biển, núi Bà Đen được biết đến như là “nóc nhà Nam bộ” và là biểu tượng của tỉnh Tây Ninh. Kể từ khi hệ thống cáp treo của Khu du lịch Sun World BaDen Mountain thuộc tập đoàn Sun Group đưa vào hoạt động từ đầu năm 2020 thì địa điểm này càng thu hút rất đông du khách đến chinh phục núi Bà Đen và chiêm ngưỡng cảnh đẹp của Tây Ninh.

Tuyến cáp treo Vân Sơn có chiều dài 1.847m gồm 113 cabin, mỗi cabin có sức chứa 10 người, công suất vận chuyển 4.400 khách/giờ, đưa du khách từ chân núi lên đỉnh núi Bà Đen.