5 thg 9, 2022

Thác nước cao hơn 100 m giữa rừng Trường Sơn

Thác Ba Vòi ở phía tây Quảng Trị, cao hơn 100 m với hệ thống ba thác liên hoàn, còn nguyên sơ do chưa khai thác du lịch.


Thác Ba Vòi thuộc xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông, nằm giữa rừng Trường Sơn hùng vĩ với bạt ngàn cây cổ thụ.

Dòng nước chảy ầm ào, tung bọt trắng xóa, cách xa cả km vẫn nghe thấy tiếng nước chảy. Bề rộng của thác không lớn, nhưng thác cao hơn 100m, hùng vĩ giữa đại ngàn.


Nước trên đỉnh thác chia thành ba dòng chảy xuống vách đá dựng đứng nên người địa phương gọi là thác Ba Vòi.

Phía trên của thác Ba Vòi là đỉnh núi Voi Mẹp, cao 1.707 m so với mực nước biển. Đây là ngọn núi cao nhất của tỉnh Quảng Trị.


Hệ thống thác Ba Vòi gồm ba thác, trong đó đây là thác nước thứ 3, xa nhất nằm về phía thượng nguồn.

Phía dưới ngọn thác có một hồ nước nhỏ, dòng nước mát lạnh vì chảy giữa rừng và đá núi.


Thác chưa khai thác du lịch nên còn đầy hoang sơ. Thỉnh thoảng, chỉ có những đoàn kiểm lâm, bảo vệ rừng, phượt, nghiên cứu, hoặc một số người dân địa phương mới đặt chân đến.


Đây là thác một trong hệ thống. Thác này có độ cao thấp hơn, nhưng hồ nước rộng hơn. Theo người dân địa phương, hồ này sâu từ 5 đến 7m, có rất nhiều cá mát to bằng bàn tay. Cá mát là đặc sản của địa phương, chỉ sống ở vùng nước sạch.


Cuối năm 2020, mưa lũ khiến dòng suối dẫn đến thác Ba Vòi bị sạt lở, cuốn theo từng tảng đá khổng lồ. Ở khu vực sạt lở này, cây cối chết khô. Sau ba năm, khu vực này vẫn thiếu bóng cây xanh.


Từ điểm cuối cùng có thể đi xe máy ở thôn Đá Ngồi (xã Hướng Hiệp), du khách mất khoảng 2 tiếng cuốc bộ theo suối để đến thác Ba Vòi. Đường vào thác ẩn hiện giữa rừng nguyên sinh, có nhiều cây to đường kính đến một mét.


Không ít đoạn dốc đứng cheo leo, dễ trượt ngã. Khoảng cách từ thác một đến thác ba khoảng 30 phút đi bộ.

Hiện, tỉnh Quảng Trị lập đề án xây dựng đường bê tông dành cho người đi bộ để phát triển du lịch ở thác Ba Vòi. Khu vực này cách TP Đông Hà khoảng một giờ đi xe máy.

Hoàng Táo

Đến Đề Gi, đừng chỉ 'săn' cá voi

Được biết đến nhiều hơn từ khi cá voi xuất hiện, nhưng điều khiến du khách dừng chân ở Đề Gi còn vì sự nguyên bản của vùng biển này.

Đề Gi, thuộc xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, Bình Định là một vùng vịnh kín. Được mệnh danh là "công chúa ngủ quên" của Quy Nhơn, Đề Gi sở hữu vẻ đẹp hoang sơ với bãi biển xanh, đồi cát trắng, có cửa biển, làng chài và sinh vật biển phong phú.

Biển Đề Gi còn khá hoang sơ. Ảnh: Tommy Toàn

Quán nhỏ đất Mũi

Kỷ niệm mấy năm như gợn lại trong lòng. Quán nhỏ đất Mũi. Cứ tưởng cũng chỉ nhơ nhớ thế thôi, mà sao hình ảnh ấy lại vụt sáng, vút cao.

Quán Cà Mau cũng chỉ nhỏ như ở quán rìa ven Sài Gòn. Ấy vậy mà thật ra khác lắm. Nhìn bà má rót nước liên hồi, đố ai đoán được bà mới chỉ hơn sáu chục. Thời gian khủng khiếp quá. Không, đúng hơn là thời gian lam lũ bươn chải mưu sinh.

Quán nhỏ thôi mà mỗi lần đến đất Mũi đều đến tìm lại ký ức thời gian... Ảnh: Thiên Anh

Chùa Kiểng Phước trong lịch sử ở Chợ Lớn

Chùa Kiểng Phước, tên chữ Hán là 景福寺, mà người Pháp gọi là chùa Clochetons (chùa Tháp Chuông), nằm ở phía bắc phố Sài Gòn ở Chợ Lớn. Chùa Clochetons nằm ở vị trí chiến lược khi ngăn cách vùng Bến Nghé và vùng Chợ Lớn.

Tóm tắt:

Trong quá trình xây dựng và phát triển đô thị Sài Gòn, những ngôi chùa ở Gia Định luôn có những đóng góp đối với tiến trình phát triển lịch sử của Sài Gòn – Gia Định cũng như tiến trình phát triển tôn giáo ở Nam Bộ. Các tác giả muốn nói đến các ngôi chùa nằm trong hệ thống phòng tuyến các chùa của liên quân Pháp – Tây Ban Nha tại Sài Gòn ở những năm đầu đánh Pháp, kéo dài từ chùa Barbet, chùa Mares, chùa Clochetons và chùa Cây Mai. Các tác giả xin giới thiệu kết quả khảo sát chùa Clochetons, tức chùa Kiểng Phước, một trong những cứ điểm phòng ngự quan trọng của liên quân trước sự tấn công của quân thứ Gia Định.

Làng chùa độc đáo nhất Việt Nam

Thôn Phú An thuộc xã Phú Hội (huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) là nơi quy tụ nhiều ngôi chùa nhất, tính trung bình cứ 40 người có một cơ sở thờ tự. Đây là nơi có Đại Bảo Tháp Tỳ Lô đồ sộ và đẹp nhất, nơi đầu tiên phát kiến con đường trị bệnh thân và tâm có một không hai ở Việt Nam…

Từ quốc lộ 20, vừa rẽ vào thôn Phú An đã nghe tiếng tiếng gõ mõ, tụng kinh và tiếng chuông chùa ngân vang trên các triền đồi, khiến lòng chợt thanh thản, bình an. Thôn này chỉ khoảng 2.200 nhân khẩu nhưng có đến 53 cơ sở thờ tự gồm chùa, tịnh xá, tịnh thất và niệm phật đường. Tính trung bình cứ 40 người có một cơ sở thờ tự, là địa phương quy tụ nhiều ngôi chùa nhất Việt Nam. Nhiều người gọi đây là làng chùa Đại Ninh.

Chánh điện chùa Phương Liên Tịnh Xứ

4 thg 9, 2022

Đọc Trường Cao Phong trên Hương Quê

Một trang bìa tạp chí Hương Quê

Hương Quê là một tạp chí khuyến nông của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, được phát miễn phí cho nông dân trước 1975. Bên cạnh các bài viết hướng dẫn người nông dân kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, tạp chí còn có các truyện ngắn, phóng sự đậm nét thôn quê Nam bộ. Hai cây viết trụ cột cho mảng bài viết này là Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc, mà hiện nay các truyện ngắn của hai ông đăng trên Hương Quê đã được NXB Trẻ tập hợp lại và in thành sách. Một tên tuổi khác cũng có những bài viết đặc sắc trên Hương Quê nhưng ít được nhắc đến hơn, đó là Trường Cao Phong. Các bài viết của ông thường là ký sự, phóng sự về miền quê Nam bộ.

Bữa nay, nhân việc gia đình vừa có đám tang, ngồi buồn lật lại báo cũ tui đọc được bài Đám tang nông thôn của Trường Cao Phong, đăng trên Hương Quê số 67. Thấy hay quá, tui xin đăng lại tại đây cho mọi người cùng đọc và để nhớ lại một tên tuổi ngày xưa. 

Ăn rẻ ở chợ đêm Đông Ba

Khung cảnh nhộn nhịp cùng các món ăn ngon chỉ từ vài nghìn đồng tại chợ đêm biểu tượng của TP Huế, qua ống kính của thổ địa.


Chợ Đông Ba, hơn 120 năm tuổi, có mặt tiền nằm trên đường Trần Hưng Đạo, mặt chợ còn lại nằm dọc theo dòng sông Hương thuộc khu vực phường Phú Hòa, TP Huế.

Một ngày giữa tháng 8, Lương Nam Nhật Long (Kelvin Long, 28 tuổi), người Huế, dạo một vòng chợ Đông Ba, ghi lại quang cảnh mua bán sinh động và các món ăn đặc trưng tại đây. Long đam mê nhiếp ảnh và thường giới thiệu du lịch địa phương qua ảnh, từng chia sẻ với độc giả VnExpress về cảnh đẹp, nhịp sống con người xứ Huế qua các bộ ảnh như Hương sắc đầm Chuồn, Rạng đông trên Ngư Mỹ Thạnh hay Mùa sen ở ngoại ô xứ Huế.

Bình minh trên 'biển vô cực’

Mặt biển Quang Lang phẳng lặng tạo hiệu ứng gương khổng lồ phản chiếu ánh bình minh tạo nên khung cảnh mãn nhãn.

Ray bình minh trên bãi "biển vô cực" Quang Lang (huyện Thái Thụy, Thái Bình). Bức ảnh nằm trong bộ ảnh của anh Nguyễn Minh Tiến (38 tuổi, Hà Nội), một người đam mê du lịch và nhiếp ảnh, thực hiện ngay trước kỳ nghỉ lễ 2/9.

Thành nhà Hồ - Công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất

Thành nhà Hồ (còn gọi là thành Tây Đô) ở xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và thế giới.

Cổng phía Bắc Thành nhà Hồ được xây kiểu vòm cuốn, đá xếp múi bưởi. (Ảnh: TTXVN)

Những chứng tích để xây dựng và bảo vệ Thành nhà Hồ được trưng bày phía trước cổng phía Nam. (Ảnh: TTXVN)

Một đoạn tường Thành nhà Hồ. (Ảnh: Tiến Dũng/TTXVN)



Cổng tiền (cổng phía Nam) là cổng chính, có ba cửa, cửa giữa rộng 5,82m, cao 5,75m, hai cửa bên rộng 5,45m, cao 5,35m. Tường thành cao trung bình 5-6m, chỗ cao nhất là cổng tiền cao 10m. Nối liền với cửa Nam là con đường Hoa Nhai (đường Hoàng Gia) lát đá dài khoảng 2,5km hướng về đàn tế Nam Giao (nơi nhà vua tế lễ) được xây dựng vào tháng 8/1402. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Trục đường giao thông chính phía trong Thành nhà Hồ ngày nay vẫn là đường đi học của thế hệ trẻ. (Ảnh: TTXVN)

Những hiện vật cổ khai quật được từ dưới lòng đất Thành nhà Hồ. (Ảnh: Tiến Dũng/TTXVN)

Nét hoa văn mang dấu ấn kiến trúc thời nhà Hồ trên con rồng bằng đá được chạm khắc rất tỉ mỷ, trau chuốt. Rồng có bốn chân, mỗi chân 3 móng với các túm lông lượn mềm mại. Đầu rồng hiện đã bị mất nhưng vẫn còn lại phần bờm dài lượn chín nếp. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Hiện vật được tìm thấy khi khai quật thành nhà Hồ. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Di sản Văn hóa thế giới Thành nhà Hồ bao gồm vùng đệm hơn 5.078ha, gồm toàn bộ tòa thành đá, la thành, hào thành. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Thống đất nung thế kỷ 14-5 khai quật được từ dưới lòng đất Thành Nhà Hồ. (Ảnh: Tiến Dũng/TTXVN)

Khách du lịch tham quan cổng đá phía Bắc của Thành nhà Hồ. (Ảnh: TTXVN)

Cổng phía Nam là cổng lớn và đẹp nhất trong 4 cổng của thành nhà Hồ, với cửa giữa cao 8m, rộng 5,8m, và 2 cửa 2 bên cao 7,8m, rộng 5m. (Ảnh: TTXVN)

Khách du lịch tham quan cổng đá phía Bắc của Thành nhà Hồ. (Ảnh: TTXVN)

Chùa Báo Ân, ngôi chùa cổ thời Lý

Được công nhận Di tích lịch sử văn hóa năm 2005, chùa Báo Ân nằm ở làng Đại Lý (xã Thiệu Vân, TP Thanh Hóa) là ngôi chùa cổ được triều đình nhà Lý xây dựng để tưởng nhớ công lao của vị tổ sư trụ trì, một thiền sư đắc đạo. Qua năm tháng, ngôi chùa đã dần xuống cấp...

Cổng vào chùa Báo Ân ở làng Đại Lý, xã Thiệu Vân, TP Thanh Hóa.

Theo một số tài liệu ghi lại, chùa Báo Ân xuất phát từ truyền thuyết về vị tổ sư trụ trì thời Lý (thế kỷ XI–XII) tại chùa, ông là người có kiến thức thông tuệ về văn học lẫn y học. Nhà sư vừa trụ trì chùa, vừa tham gia triều chính phò tá giúp Vua. Sau khi tu luyện đắc đạo, nhà sư cáo quan, chỉ chuyên tâm cai quản chùa và truyền bá Phật pháp. Vua mến tài, nhiều lần mời ra kinh thành Thăng Long tham gia chính sự, nhưng ông từ chối. Có lần buộc lòng theo quan về kinh, dọc đường ông dùng phép thần thông trốn quay lại chùa. Ngày 26-7 (ÂL) là ngày mất của ông. Để tưởng nhớ công lao của ông, triều đình cho xây dựng ngôi chùa mới nơi ông tu luyện đắc đạo, lấy tên là chùa Báo Ân.