4 thg 9, 2022

Đọc Trường Cao Phong trên Hương Quê

Một trang bìa tạp chí Hương Quê

Hương Quê là một tạp chí khuyến nông của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, được phát miễn phí cho nông dân trước 1975. Bên cạnh các bài viết hướng dẫn người nông dân kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, tạp chí còn có các truyện ngắn, phóng sự đậm nét thôn quê Nam bộ. Hai cây viết trụ cột cho mảng bài viết này là Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc, mà hiện nay các truyện ngắn của hai ông đăng trên Hương Quê đã được NXB Trẻ tập hợp lại và in thành sách. Một tên tuổi khác cũng có những bài viết đặc sắc trên Hương Quê nhưng ít được nhắc đến hơn, đó là Trường Cao Phong. Các bài viết của ông thường là ký sự, phóng sự về miền quê Nam bộ.

Bữa nay, nhân việc gia đình vừa có đám tang, ngồi buồn lật lại báo cũ tui đọc được bài Đám tang nông thôn của Trường Cao Phong, đăng trên Hương Quê số 67. Thấy hay quá, tui xin đăng lại tại đây cho mọi người cùng đọc và để nhớ lại một tên tuổi ngày xưa. 

Ăn rẻ ở chợ đêm Đông Ba

Khung cảnh nhộn nhịp cùng các món ăn ngon chỉ từ vài nghìn đồng tại chợ đêm biểu tượng của TP Huế, qua ống kính của thổ địa.


Chợ Đông Ba, hơn 120 năm tuổi, có mặt tiền nằm trên đường Trần Hưng Đạo, mặt chợ còn lại nằm dọc theo dòng sông Hương thuộc khu vực phường Phú Hòa, TP Huế.

Một ngày giữa tháng 8, Lương Nam Nhật Long (Kelvin Long, 28 tuổi), người Huế, dạo một vòng chợ Đông Ba, ghi lại quang cảnh mua bán sinh động và các món ăn đặc trưng tại đây. Long đam mê nhiếp ảnh và thường giới thiệu du lịch địa phương qua ảnh, từng chia sẻ với độc giả VnExpress về cảnh đẹp, nhịp sống con người xứ Huế qua các bộ ảnh như Hương sắc đầm Chuồn, Rạng đông trên Ngư Mỹ Thạnh hay Mùa sen ở ngoại ô xứ Huế.

Bình minh trên 'biển vô cực’

Mặt biển Quang Lang phẳng lặng tạo hiệu ứng gương khổng lồ phản chiếu ánh bình minh tạo nên khung cảnh mãn nhãn.

Ray bình minh trên bãi "biển vô cực" Quang Lang (huyện Thái Thụy, Thái Bình). Bức ảnh nằm trong bộ ảnh của anh Nguyễn Minh Tiến (38 tuổi, Hà Nội), một người đam mê du lịch và nhiếp ảnh, thực hiện ngay trước kỳ nghỉ lễ 2/9.

Thành nhà Hồ - Công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất

Thành nhà Hồ (còn gọi là thành Tây Đô) ở xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và thế giới.

Cổng phía Bắc Thành nhà Hồ được xây kiểu vòm cuốn, đá xếp múi bưởi. (Ảnh: TTXVN)

Những chứng tích để xây dựng và bảo vệ Thành nhà Hồ được trưng bày phía trước cổng phía Nam. (Ảnh: TTXVN)

Một đoạn tường Thành nhà Hồ. (Ảnh: Tiến Dũng/TTXVN)



Cổng tiền (cổng phía Nam) là cổng chính, có ba cửa, cửa giữa rộng 5,82m, cao 5,75m, hai cửa bên rộng 5,45m, cao 5,35m. Tường thành cao trung bình 5-6m, chỗ cao nhất là cổng tiền cao 10m. Nối liền với cửa Nam là con đường Hoa Nhai (đường Hoàng Gia) lát đá dài khoảng 2,5km hướng về đàn tế Nam Giao (nơi nhà vua tế lễ) được xây dựng vào tháng 8/1402. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Trục đường giao thông chính phía trong Thành nhà Hồ ngày nay vẫn là đường đi học của thế hệ trẻ. (Ảnh: TTXVN)

Những hiện vật cổ khai quật được từ dưới lòng đất Thành nhà Hồ. (Ảnh: Tiến Dũng/TTXVN)

Nét hoa văn mang dấu ấn kiến trúc thời nhà Hồ trên con rồng bằng đá được chạm khắc rất tỉ mỷ, trau chuốt. Rồng có bốn chân, mỗi chân 3 móng với các túm lông lượn mềm mại. Đầu rồng hiện đã bị mất nhưng vẫn còn lại phần bờm dài lượn chín nếp. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Hiện vật được tìm thấy khi khai quật thành nhà Hồ. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Di sản Văn hóa thế giới Thành nhà Hồ bao gồm vùng đệm hơn 5.078ha, gồm toàn bộ tòa thành đá, la thành, hào thành. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Thống đất nung thế kỷ 14-5 khai quật được từ dưới lòng đất Thành Nhà Hồ. (Ảnh: Tiến Dũng/TTXVN)

Khách du lịch tham quan cổng đá phía Bắc của Thành nhà Hồ. (Ảnh: TTXVN)

Cổng phía Nam là cổng lớn và đẹp nhất trong 4 cổng của thành nhà Hồ, với cửa giữa cao 8m, rộng 5,8m, và 2 cửa 2 bên cao 7,8m, rộng 5m. (Ảnh: TTXVN)

Khách du lịch tham quan cổng đá phía Bắc của Thành nhà Hồ. (Ảnh: TTXVN)

Chùa Báo Ân, ngôi chùa cổ thời Lý

Được công nhận Di tích lịch sử văn hóa năm 2005, chùa Báo Ân nằm ở làng Đại Lý (xã Thiệu Vân, TP Thanh Hóa) là ngôi chùa cổ được triều đình nhà Lý xây dựng để tưởng nhớ công lao của vị tổ sư trụ trì, một thiền sư đắc đạo. Qua năm tháng, ngôi chùa đã dần xuống cấp...

Cổng vào chùa Báo Ân ở làng Đại Lý, xã Thiệu Vân, TP Thanh Hóa.

Theo một số tài liệu ghi lại, chùa Báo Ân xuất phát từ truyền thuyết về vị tổ sư trụ trì thời Lý (thế kỷ XI–XII) tại chùa, ông là người có kiến thức thông tuệ về văn học lẫn y học. Nhà sư vừa trụ trì chùa, vừa tham gia triều chính phò tá giúp Vua. Sau khi tu luyện đắc đạo, nhà sư cáo quan, chỉ chuyên tâm cai quản chùa và truyền bá Phật pháp. Vua mến tài, nhiều lần mời ra kinh thành Thăng Long tham gia chính sự, nhưng ông từ chối. Có lần buộc lòng theo quan về kinh, dọc đường ông dùng phép thần thông trốn quay lại chùa. Ngày 26-7 (ÂL) là ngày mất của ông. Để tưởng nhớ công lao của ông, triều đình cho xây dựng ngôi chùa mới nơi ông tu luyện đắc đạo, lấy tên là chùa Báo Ân.

Ngôi Sala trăm cột gỗ quý hiếm ở chùa cổ Bạc Liêu

Trên đất Bạc Liêu có một ngôi Sala (giảng đường) trăm cột nguyên thủy bằng gỗ quí, tuổi đời trăm năm, nằm trong khuôn viên ngôi chùa của người Khmer đã có niên đại gần 450 năm mà ít người biết đến.

Đến tỉnh Bạc Liêu, du khách đều muốn đến những điểm du lịch nổi tiếng thu hút khách tham quan như: Chùa Mẹ Nam Hải ở Nhà Mát, Chùa Mẹ Đông Hải ở Vĩnh Lợi, Nhà thờ Cha Diệp ở Nhà thờ Tắc Sậy, khu di tích cố nghệ sĩ Cao Văn Lầu, hay nhà Công tử Bạc Liêu. Nhưng không nhiều người biết rằng, cách TP Bạc Liêu không xa, có nhiều ngôi chùa Khmer niên đại 4 -500 năm như chùa Chót.

3 thg 9, 2022

Mùa thu hoạch hạt sâm Ngọc Linh

Những ngày này, người dân trồng sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh thường xuyên có mặt tại khu vực trồng sâm để vừa bảo vệ, vừa tất bật thu hái hạt sâm đã chín đỏ phục vụ tiếp tục gieo ươm phát triển, mở rộng diện tích.

Sâm Ngọc Linh là một loại dược liệu quý chỉ có ở khu vực dãy núi Ngọc Linh thuộc địa bàn tỉnh Kon Tum và Quảng Nam. Đây là loại dược liệu đã được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gọi là “Quốc bảo”. Cho đến nay, tỉnh Kon Tum và Quảng Nam đã và đang đẩy mạnh phát triển diện tích, đồng thời hướng tới chế biến sâu ra các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh để phục vụ nhu cầu của người dân trong và ngoài nước.

Ở tỉnh Kon Tum, đến nay, bà con đồng bào DTTS Xơ Đăng vùng rừng núi Tu Mơ Rông và Đăk Glei cũng đã và đang chú trọng mở rộng diện tích, lấy cây dược liệu quý này là một trong những cây trồng chủ lực không chỉ để thoát nghèo mà vươn lên làm giàu. Đến nay, bà con trong tỉnh đã phát triển được gần 1.300 ha sâm Ngọc Linh. Diện tích này chủ yếu tại địa bàn huyện Tu Mơ Rông và Đăk Glei. Theo kế hoạch, trong năm 2022, toàn tỉnh sẽ trồng mới khoảng 500 ha và trong nhiệm kỳ (2020-2025) phấn đấu trồng khoảng 2.500 ha.

Ngỡ ngàng Đăk Sing

Mang nét đẹp hoang sơ, kỳ vĩ, thác Đăk Sing, xã Văn Lem (huyện Đăk Tô) như một bức tranh thủy mặc, thật sự là một điểm đến thú vị dành cho những ai yêu thích loại hình du lịch trải nghiệm.

Thác Đăk Sing nằm cách UBND xã Văn Lem chừng 3 km. Từ xã men theo con đường nhỏ độc đạo, chúng tôi đi về hướng thác Đăk Sing. Càng tiến sâu vào hướng thác, chúng tôi gặp rừng thông, rồi đến rừng cây hỗn giao còn nguyên sinh phủ xanh hai bên đường đi. Khí trời ở gần thác mát mẻ, làm dịu đi cái nắng oi bức của tiết trời tháng 7, khiến chúng tôi cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

Sau gần 20 phút chạy xe, chúng tôi gặp đường xuống thác với những bậc bê tông. Tại địa điểm này, cũng là lúc chúng tôi phải để lại xe máy và bắt đầu đi bộ để từng bước tiếp cận thác. Theo quan sát, dường như đã từ lâu rồi, đường nơi đây không có người lui tới. Có lẽ vì vậy, nên hai bên đường xuống các bậc bê tông vào thác bị những nhánh cây tua tủa đâm ngang. Những bậc thang hướng xuống chân thác bị rêu phong phủ kín và rất trơn trượt. Càng xuống sâu, đường đi càng trở nên dốc hơn. Mỗi bước đi, chúng tôi đều phải hết sức cẩn thận, nhìn trước ngó sau để tránh trượt ngã.

Thân thương bếp củi

Bây giờ ở phố, nấu ăn đã có bếp gas, bếp điện, nhưng lâu lâu có thời gian, hay nấu những món ăn gì đó đặc trưng của quê hương thì chị vẫn dùng bếp củi. Nhìn chị chụm củi, ngửi mùi khói bếp cay cay, tôi lại thương dáng má lui cui bên bếp củi nơi quê nhà.

Mỗi lần ngửi mùi khói bếp cay cay lại nhớ thương bếp củi của mẹ nơi quê nhà. Ảnh: SC

Cả anh và chị đều là con nhà nông, nên ai cũng quen với bếp củi. Xa quê, nên nhiều lúc nhớ quay quắt mùi khói bếp, nhớ những món ăn quen thuộc ở quê, nên cứ muốn được nấu bếp củi- chị nói.

Khám phá nét độc đáo của vườn đá Hoàng Tung ở Cao Bằng

Tại huyện Hòa An, có 1 vườn đá độc đáo mang tên Hoàng Tung là điểm đến trong tuyến “Hành trình về với nguồn cội” của Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng.

Tại xã Hoàng Tung, huyện Hòa An, có 1 vườn đá độc đáo là điểm đến trong tuyến “Hành trình về với nguồn cội” của Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng.