9 thg 8, 2022

Châu Thị Tế và dấu ấn ở vùng đất biên cương

Là người đã giúp Thoại Ngọc Hầu bình định, phát triển vùng đất Châu Đốc - Núi Sam từ những ngày đầu mở cõi, bà Châu Thị Tế được người đương thời và hậu thế vinh danh bởi những đóng góp to lớn. Ngày nay, tên tuổi của bà vẫn còn lưu danh qua tên núi, tên làng và cả công trình thủy lợi tiêu biểu của vùng đất Nam Bộ mấy trăm năm qua: Kênh Vĩnh Tế.

Danh nhân mở cõi

Cùng với quá trình mở cõi đất phương Nam, Châu Đốc là nơi có bề dày lịch sử văn hóa hơn 260 năm hình thành và phát triển. Ngay từ thời khai hoang, Châu Đốc có một vị thế chiến lược đặc biệt quan trọng ở khu vực Tây Nam, với cái thế “tiền tam giang, hậu thất lĩnh”. Đây là vùng địa linh nhân kiệt, lưu giữ nhiều giá trị truyền thống, lịch sử, văn hóa và cũng là quê hương của nhiều bậc danh nhân, chiến sĩ yêu nước và nhân sĩ trí thức nổi tiếng. Trong đó, bà Châu Thị Tế, nhất phẩm phu nhân của ông Thoại Ngọc Hầu, đã góp công lớn trong việc phò giúp chồng đào kênh nối Châu Đốc - Hà Tiên trong giai đoạn 1819-1824. Khi hoàn thành, công trình này được vua Gia Long vinh danh đặt tên là Vĩnh Tế Hà và cho khắc trên Cao Đỉnh của triều Nguyễn đặt tại sân Thế Miếu ở kinh đô Huế.

4 thg 8, 2022

Về biên giới thưởng thức cá đồng

Cuối tháng 6 (âm lịch), những chợ cá ở khu vực giáp biên bắt đầu xuất hiện một số loại cá đồng mùa lũ. Với dân quê, cá đồng trở thành một phần trong cuộc sống và với du khách, đó là cái vị thân thương, chân chất của một miền Tây nắng sớm mưa chiều.

Chờ mùa cá đến

Sang tháng 6 (âm lịch), chợ Tha La vẫn chưa phong phú các loại cá đồng. Với dân quê, cá đồng là món quà của lũ, nên họ tranh thủ đi chợ từ khi mặt trời còn chấp chới vài tia nắng đầu tiên. Do nước lũ mấy năm qua luôn trái tính trái nết, nên sản lượng cá đồng không còn phong phú như xưa. Chỉ thấy quanh quẩn mấy con cá dảnh, mè vinh, cá lăng… hay xuất hiện ở chợ.

“Tiệc Xoè” miền Tây Bắc


Tương truyền, Xòe có cách đây chừng 10 thế kỷ, lúc đầu chỉ là những động tác đơn giản để con người cùng nắm tay nhau xua đi nỗi sợ hãi trong núi rừng hoang vu khi đêm về, sau đó trở thành điệu múa trong các dịp lập bản, dựng mường, được đưa vào phục vụ các lãnh chúa, rồi dần phát triển rực rỡ trở thành điệu múa nổi tiếng của người Thái vùng Tây Bắc. Tháng 12/2021, nghệ thuật Xòe Thái đã được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Điều ít biết về thằn lằn núi - loài động vật xấu lạ chỉ có ở núi Bà Đen

Theo người dân địa phương, sở dĩ chỉ núi Bà Đen mới có thằn lằn núi là bởi khu vực này có điều kiện địa hình và khí hậu lý tưởng, thuận lợi cho quá trình sinh sôi, phát triển của sinh vật này.

Nằm ở phía Tây Nam của vùng Đông Nam Bộ, Tây Ninh không chỉ là vùng đất của văn hóa và tôn giáo với nhiều điểm đến mang dấu ấn tín ngưỡng đặc sắc mà còn sở hữu hệ sinh thái đa dạng, cung cấp những loài động, thực vật phong phú. Một trong số đó là thằn lằn núi.

Chúng hiện chỉ được tìm thấy ở khu vực núi Bà Đen, thuộc xã Thạnh Tân - cách trung tâm thành phố Tây Ninh chừng 8km. 

Thằn lằn núi hiện được khuyến cáo không săn bắt, chế biến do số lượng cá thể còn rất ít ở núi Bà Đen

Làng miến Cự Đà, điểm đến thú vị bên sông Nhuệ

Nằm bên dòng sông Nhuệ yên bình và ẩn phía sau khu đô thị Thanh Hà là làng cổ Cự Đà (xã Cự Khê, H.Thanh Oai, Hà Nội) với nhiều công trình kiến trúc cổ kính và nghề làm miến nổi tiếng.

Với tuổi đời hơn 400 năm, Cự Đà là làng quê nổi tiếng của tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc xã Cự Khê, H.Thanh Oai, Hà Nội) với nhiều công trình kiến trúc đặc sắc mà dấu vết vẫn còn đến ngày hôm nay. Người Cự Đà cũng từng làm nhiều nghề và nghề nào cũng nổi tiếng.

Từ khoảng 30 năm nay, tại Cự Đà xuất hiện nghề làm miến dong.

Vào thời điểm cực thịnh khi mới du nhập, số hộ dân làm miến ở Cự Đà chiếm đến 80%. Nhưng tới nay số hộ làm nghề đã giảm đáng kể. Các cơ sở sản xuất dần được công nghiệp hoá với những máy móc tráng, cắt, sấy tự động, chỉ còn một vài hộ vẫn tráng miến thủ công và cũng chỉ làm khi được khách đặt hàng trước.

Miến dong là nghề "mới" của người dân Cự Đà. Ảnh: Ngọc Yến

3 thg 8, 2022

Một thoáng huyện Lắk

Huyện Lắk cách thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) 54 km theo quốc lộ 27. Thiên nhiên nơi đây thật tuyệt vời, có núi, có thung lũng và hồ nước mênh mông. Lắk đang là điểm đến thú vị để du khách khám phá, trải nghiệm, thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên và văn hóa của vùng đất này.

Đá voi mẹ hiện là tảng đá nguyên khối lớn nhất Việt Nam, nằm ở địa bàn xã Yang Tao

Thác nước ven rừng Cúc Phương

Thác Mây nằm giữa núi rừng thuộc huyện Thạch Thành, mang vẻ đẹp nguyên sơ, mùa hè thu hút đông du khách thưởng ngoạn.

Thác Mây hay còn gọi là thác tình yêu nằm giữa một thung lũng núi ở bản Đăng Thượng, xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành. Thác thuộc vùng đệm của rừng quốc gia Cúc Phương, cách TP Thanh Hoá hơn 100 km và cách Hà Nội khoảng 140 km. Đây là một trong những thác nước hùng vĩ, cảnh đẹp nguyên sơ nhất ở xứ Thanh.

'Tiểu Sa Pa' của xứ Nghệ

Mường Lống, thuộc huyện biên giới Kỳ Sơn, được ví như Đà Lạt hay 'tiểu Sa Pa của xứ Nghệ' vì mùa hè nhiệt độ chỉ ở mức 22-28 độ C.

Ngụy Đình Kỳ, người gốc Nghệ An, cuối tháng 6 có dịp về quê hội khóa 20 năm ngày ra trường. Anh từng nghe rất nhiều về Mường Lống nhưng đây là lần đầu tiên có cơ hội tới đây.

"Tôi đến Mường Lống vào một buổi chiều tháng 6 với cái nắng cháy da, cháy thịt của miền Trung. Thế nhưng khi bước chân qua cổng trời Mường Lống tôi như lạc vào không gian khác với khí trời mát lạnh dễ chịu, không thua Đà Lạt hay Sa Pa", Kỳ cho hay.

Thác Rồng nằm cách trung tâm xã Mường lống khoảng 5-6 km đi bộ. Ảnh: Ngụy Đình Kỳ

Gà đốt Kampot - món ngon phải thử ở Hà Tiên

Gà sau khi đốt chín có màu vàng bóng, thịt dai mềm không bở, các gia vị thấm đều, kèm hương thơm từ sả, lá chúc...

Thành phố Hà Tiên là một trong những vùng đất nổi tiếng về văn hóa và du lịch ở đồng bằng sông Cửu Long. Vì nằm kế bên Kampot - một tỉnh thuộc miền nam của Campuchia nên Hà Tiên cũng ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa nước bạn, đặc biệt là ẩm thực. Trong số các món ăn đặc trưng, gà đốt Kampot để lại nhiều ấn tượng trong lòng du khách bởi hương vị đậm đà, thơm nức.

Chị Lùi, một trong những chủ quán gà đốt Kampot nổi tiếng ở Hà Tiên, cho biết điều quan trọng khi làm món ăn này chính là nguyên liệu phải đặc trưng và gà phải ngon. Gà có thể chọn con khoảng 1,2 đến 1,5 kg, da bóng, phần thịt không có mùi lạ để đảm bảo độ tươi ngon. Gà sau đó rửa sạch với nước muối pha loãng và rượu trắng.

Gà đốt Kampot thường ăn kèm rau muống xào. Ảnh: Hà Lâm

2 thg 8, 2022

Những Ấn kiều ở Sài Gòn

Người Ấn không xa lạ gì với người Việt sống ở Sài Gòn – Gia Định. Hồi nhỏ, lũ con nít vẫn thường hát: “Cha cha cha, Ma Ní lấy chồng Chà Và” nhái lời ca khúc Rico Vacilon. Có đứa khác đọc vè: “Chà và, Ma ní tí te/ Cái bụng thè lè con mắt ốc bưu” khi nhìn thấy các ông Ấn bụng to, mắt to thô lố.

Cái tên “Chà Và” ở đây để chỉ người da đen, bao gồm người Ấn, người Chăm và cả người Phi, người Mã Lai, người Nam Dương…, những người có nước da ngăm đen, từ nâu đến nâu đậm và rất đậm. Trong số đó, người Ấn chiếm số đông và tham gia vào đời sống kinh tế của miền Nam, dù không so được với người Hoa.

Họ cũng có vài món ăn thu hút được khẩu vị người Việt. Món cà ri của họ chen vào được cơ cấu mâm cơm cúng giỗ của người miền Nam. Món bánh cay dễ làm, ăn ngon, vừa ăn vừa xuýt xoa vì vị cay của họ cũng rất quen thuộc với người Việt, nhất là phụ nữ và con nít.

Ảnh tư liệu