22 thg 6, 2022

Săn cua biển trong rừng ngập mặn ở Hà Tĩnh

Khi thủy triều xuống, những người phụ nữ ở xã ven biển Đỉnh Bàn (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) tìm đến các cánh rừng ngập mặn để săn cua biển nằm sâu trong gốc cây sú, cây vẹt. Dẫu vất vả nhưng nghề này giúp họ có thêm nguồn thu để trang trải cuộc sống.


Săn cua, gánh cả nhọc nhằn

Giữa trưa hè đầu tháng 6, dưới những tán cây rừng ngập mặn ven biển ở xã Thạch Kim (huyện Lộc Hà) thấp thoáng bóng hai người phụ nữ len lỏi qua những lớp cây chằng chịt, lặn ngụp trong bùn lầy để săn cua biển.

Hai “thợ săn” ấy là chị Lê Thị Thủy (SN 1973) và người hàng xóm Nguyễn Thị Quyên (SN 1983), cùng trú thôn Tây Sơn, xã Đỉnh Bàn. Ngày nào cũng vậy, tranh thủ khoảng thời gian thủy triều xuống, họ tìm về các khu rừng ngập mặn để săn cua biển và bắt hàu biển, chìa biển nhằm kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống.

Bộ sưu tập xương động vật độc nhất vô nhị giữa thủ đô Hà Nội

Những bộ xương được lắp ráp hoàn chỉnh đem lại cho con người một góc nhìn mới mẻ về các loài động vật. Cùng cảm nhận điều này qua mẫu vật của BT Thiên Nhiên.

Xương cá chép là thứ rất quen thuộc với người Việt, khi loài cá này là món ăn quen thuộc trên mâm cơm hàng ngày. Dù vậy, bộ xương cá chép ở dạng hoàn chỉnh vẫn khiến khối người ngạc nhiên khi được chứng kiến.

Xóm Gà Gia Định xưa lừng lẫy chùa chiền và... văn nghệ sĩ

0h sáng 14-2 (29 tết), chúng tôi từ chợ Bà Chiểu (Bình Thạnh, TP.HCM) vô đường Lê Quang Định tới khu Xóm Gà, cách chợ không xa - khu xóm sầm uất lừng lẫy đất Gia Định xưa.

Đường xe điện từ Sài Gòn đi Gò Vấp chạy ngang qua Xóm Gà, với các ga nằm trên đường Lê Quang Định ngày nay, trong đó có một ga tên Xóm Gà - Ảnh: tư liệu

Trước khi đến đây, chúng tôi qua cả một khu chợ Việt hoàn hảo, ngôi chợ trung tâm đất Gia Định xưa giờ vẫn còn sống động, tràn ngập tết hai bên đường với đủ hàng hóa tết: hoa, dưa hấu, rau củ, thịt heo... - như hồi xe điện từ ga Gò Vấp chạy dọc con đường này, bọc hông chợ Bà Chiểu qua Đa Kao tới chợ Bến Thành.

19 thg 6, 2022

Lan man chuyện rùa

Rùa ở chùa Lá Sen

Ở chùa Lá Sen (tức chùa Phước Kiển ở Hòa Tân, Châu Thành, Đồng Tháp) có câu chuyện thú vị về cụ rùa già và hạc. Tại chùa có một cụ rùa đến sống từ năm 1948, người ta kể rằng cụ thường nằm nghe kinh (lời kể vậy thôi, chớ cụ rùa nằm im lìm trong chùa có phải để nghe kinh không thì... có Trời mà biết).

Năm 1999 sư trụ trì có mua một con hạc để phóng sinh, nhưng hạc không chịu bay đi mà ở lại trong chùa. Tại chùa, hạc đứng trên lưng cụ rùa nói trên y như các biểu tượng mà ta thường thấy ở các đình chùa, và người ta ùn ùn kéo tới để chụp hình. Tiếc rằng chỉ một thời gian sau hạc bay đi mất.

Cụ rùa thì vẫn ở lại và mất tại chùa năm 2002, nghĩa là đã "tu" tại đây hơn nửa thế kỷ. Thầy trụ trì tiếc thương nên ướp xác rùa, đeo vào cổ một chuỗi tràng hạt, đặt trong lồng kính thờ trong chùa. Trên mai rùa còn khắc năm vào chùa và ngày mất: 1948 – 29/7/2002.

Những cụ rùa già hiện nay ở chùa. Người ta quấn dây quanh mai rùa để khách thập phương tiện... giắt tiền. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Những hình ảnh quý hiếm về cảng Bến Thủy sầm uất gần một thế kỷ trước

Thập niên 1920 - 1930, Vinh - Bến Thủy nhộn nhip với hàng dài thuyền ra vào trên bến cảng, những nhà máy diêm, nhà máy điện luôn chạy hết công suất.

Bản đồ Vinh - Bến Thủy năm 1925.

Khắc khoải một thương cảng

Trong ký ức của người dân Nghệ An cũng như nhiều thương lái trong nước và nước ngoài, Cảng Bến Thủy được nhắc đến với sự trân trọng về một vùng cảng nhộn nhịp.

Nơi đây từng là thương cảng trung tâm của Nghệ An, là đầu mối giao thương của cả nước và có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài thông thương hàng hóa qua cảng. Trong giai đoạn mới, Cảng Bến Thủy vẫn hoạt động với những niềm khắc khoải riêng về một vùng thương cảng.

NIỀM TỰ HÀO

Hàng ngày, cảng Bến Thủy vẫn đón nhiều tàu hàng cập bến. Hàng hóa qua cảng hiện nay chủ yếu là than đá. Nếu tính về sự đa dạng về hàng hóa thông qua cảng thì hiện nay không nhiều loại hàng như trước đây, nhưng tính về sản lượng bốc xếp gấp hàng trăm nghìn lần “ngày xưa”.

Cảng Bến Thủy. Ảnh: Nguyên Nguyên

Về xứ sở cà phê khám phá mảnh đất Tây Nguyên hoang sơ

Nhắc đến Buôn Ma Thuột, ta nghĩ ngay đến những nếp nhà rông truyền thống, những ánh lửa bập bùng bên điệu múa cồng chiêng hoang dã và vườn cà phê bạt ngàn trên nền đất đỏ bazan màu mỡ.

Với vẻ đẹp gần gũi với thiên nhiên, những năm gần đây Buôn Ma Thuột được giới trẻ yêu du lịch với cái tên "tiểu Bali" của Việt Nam

Buôn Ma Thuột được biết đến với bản sắc văn hóa rất phong phú, là nơi sinh sống của cộng đồng hơn 40 nhóm dân tộc thiểu số.

Nếu bạn yêu thích du lịch khám phá, gần gũi với thiên nhiên, Buôn Ma Thuột sẽ không làm bạn thất vọng. Không nổi tiếng với các dịch vụ du lịch giải trí, mảnh đất này làm say đắm lòng người bởi những khu rừng kỳ bí, những cánh đồng cà phê bạt ngàn, những ngọn thác thơ mộng và những điểm du lịch hoang sơ, bình dị...

Loạt bảo vật bằng đồng cực quý của vương quốc Chăm Pa

Tượng Phật Đồng Dương, tượng nữ thần Tara và tượng Avalokitesvara Hoài Nhơn là ba cổ vật Chăm Pa bằng đồng cực quý, được công nhận là Bảo vật quốc gia Việt Nam.

1. Được bảo quản và trưng bày ở Bào tàng Lịch sử TP HCM, Bảo vật quốc gia - tượng Phật Đồng Dương được nhà khảo cổ học Pháp Henri Parmentier phát hiện vào năm 1911 tại di chỉ khảo cổ Đồng Dương (nay thuộc xã Bình Định, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam).

Cận cảnh “hàng khủng” trong dinh thự công tử Bạc Liêu

Tòa dinh thự Công tử Bạc Liêu còn lưu giữ được nhiều vật quý và đồ nội thất vô cùng sang trọng, có từ khi Công tử Bạc Liêu sinh sống ở nơi đây.

Tọa lạc tại số 13 Điện Biên Phủ, phường 3, TP. Bạc Liêu, dinh thự Công tử Bạc Liêu là công trình bề thể gắn liền với cuộc đời Trần Trinh Huy (1900-1974), vị thiếu gia ăn chơi khét tiếng Nam Kỳ lục tỉnh xưa.

18 thg 6, 2022

Sống đồng tịch đồng sàng, thác đồng quan đồng quách

Người xưa có câu "Sống đồng tịch đồng sàng, thác đồng quan đồng quách", ý nói đến tình nghĩa vợ chồng khắng khít, khi sống thì ngủ cùng giường cùng chiếu, đến lúc chết đi thì chung một cỗ quan tài. Đó là nói quá lên thôi, sống ngủ cùng giường cùng chiếu thì đúng rồi nhưng chết chung một quan tài thì... đâu có được!

Thế nhưng đối với cư dân ở đảo Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) theo đạo Ông Trần thì có hẳn tục lệ "Sống đồng tịch đồng sàng, thác đồng quan đồng quách", được thực hiện theo đúng nghĩa đen đàng hoàng, cho đến bây giờ vẫn còn áp dụng. Câu thành ngữ của người xưa ám chỉ đến quan hệ vợ chồng, còn tục lệ của đạo Ông Trần là áp dụng chung cho tất cả cư dân.