Trụ sở của Tạp chí Văn nghệ Quân đội nhà số 4 phố Lý Nam Đế ngày nay (trước đây là nơi ở của sĩ quan cao cấp quân đội viễn chinh Pháp) với phong cách kiến trúc kết hợp Á-Âu, được kiến trúc sư người Pháp Hébrard đặt tên là “Phong cách kiến trúc Đông Dương”. Ai đi qua tòa biệt thự này đều có cảm giác tòa nhà giống như một ngôi chùa cổ kính vì những mái đao cong cong, những cửa sổ tròn cách điệu, nhưng thực ra bên trong toà nhà hiện đại, thoáng mát, có lò sưởi kiểu châu Âu, sàn gỗ lim hàng trăm năm tuổi vẫn đen bóng, những hành lang có cửa sổ tạo thành không gian thoáng đãng vừa hiện đại, vừa cổ kính. Ảnh sưu tầm.
8 thg 4, 2022
Phố Lý Nam Đế xưa
Phố Lý Nam Đế ngày nay dài 1.090 mét, rộng 7 mét, bắt đầu từ phố Phan Đình Phùng đến phố Trần Phú, nằm trên vị trí bức tường phía đông của thành Thăng Long thời Nguyễn.
Giải mã địa danh Bến Ngự huyền thoại của Cố đô Huế
Những tảng đá lớn đã được phát lộ trong lúc đào móng thi công công trình kè Bến Ngự. Người ta cho rằng đây chính là dấu tích Bến Ngự xưa...
Chi tiết tượng Phật cổ tinh xảo nhất Việt Nam
Tượng Quan Âm Bồ Tát thiên thủ thiên nhãn chùa Bút Tháp được đánh giá là một trong các tác phẩm điêu khắc xuất sắc hàng đầu của nghệ thuật Phật giáo Việt Nam.
Chùa Dâu - ngôi chùa cổ nổi tiếng xứ Kinh Bắc
Nằm ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, chùa Dâu được du khách gần xa biết đến với những nét kiến trúc - văn hóa - lịch sử vô cùng độc đáo...
6 thg 4, 2022
Cẩm nang du lịch Sóc Sơn
Nằm ở ngoại thành thủ đô, huyện Sóc Sơn là vùng đất gò đồi, có nhiều hồ nằm trên núi, phong cảnh hữu tình.
Côn trùng "xấu lạ" thành đặc sản, khách "đổ mồ hôi" thưởng thức ở Đồng Nai
Từ món ăn dân dã của người bản địa, dế cơm trở thành đặc sản lạ miệng có vị giòn rụm, béo ngậy, thơm ngon, hút khách tìm mua. Vào mùa, dế cơm có giá khoảng 3.000 - 5.000 đồng/con tùy kích cỡ.
Nhắc đến ẩm thực Đồng Nai, ngoài những đặc sản nổi tiếng như gỏi cá Biên Hòa, canh chua lá giang, gà hấp bưởi,... thì không thể không kể tới món dế cơm chiên nước mắm trứ danh. Món ăn này không chỉ được người bản địa yêu thích mà còn thu hút cả du khách thập phương tới thưởng thức.
Được biết, dế cơm được xem như thứ "của ngon vật lạ" hấp dẫn tại vùng đất Long Khánh (tỉnh Đồng Nai). Trước đây, loài côn trùng này ít được biết đến, chủ yếu chỉ có bà con địa phương bắt về làm thức ăn. Ngày nay, chúng trở thành món nhậu khoái khẩu của giới sành ăn, được bán với giá thành cao, khoảng 3.000 - 5.000 đồng/con, tùy kích cỡ và chất lượng.
Nhắc đến ẩm thực Đồng Nai, ngoài những đặc sản nổi tiếng như gỏi cá Biên Hòa, canh chua lá giang, gà hấp bưởi,... thì không thể không kể tới món dế cơm chiên nước mắm trứ danh. Món ăn này không chỉ được người bản địa yêu thích mà còn thu hút cả du khách thập phương tới thưởng thức.
Được biết, dế cơm được xem như thứ "của ngon vật lạ" hấp dẫn tại vùng đất Long Khánh (tỉnh Đồng Nai). Trước đây, loài côn trùng này ít được biết đến, chủ yếu chỉ có bà con địa phương bắt về làm thức ăn. Ngày nay, chúng trở thành món nhậu khoái khẩu của giới sành ăn, được bán với giá thành cao, khoảng 3.000 - 5.000 đồng/con, tùy kích cỡ và chất lượng.
Dòng suối uốn lượn giữa rừng trúc Bình Dương
Suối Trúc nằm gần hồ Dầu Tiếng có nước trong, xung quanh là rừng trúc xanh mát, phù hợp cho chuyến dã ngoại cuối tuần.
Suối Trúc thuộc xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, nằm gần điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Bình Dương là chùa Thái Sơn - Núi Cậu và thắng cảnh hồ Dầu Tiếng, cách núi Bà Đen, Tây Ninh khoảng 30 km và trung tâm huyện Dầu Tiếng, Bình Dương chừng 7 km. Từ nhiều năm nay, suối hút khách đến tham quan, ngắm cảnh, dã ngoại vì cảnh vật hoang sơ, không khí trong lành mát mẻ.
Dòng suối bắt nguồn từ đỉnh Núi Cậu cách đó khoảng 3 km. Nhân viên điểm tham quan cho biết, suối từng có nhiều nước, nhưng quá trình làm đường ảnh hưởng đến dòng chảy. Tuy suối ít nước hơn xưa, cảnh quan vẫn xanh mát, hoang sơ, thu hút đông du khách. Ngày cuối tuần, hàng trăm người từ Bình Dương, Tây Ninh, TP HCM ghé vui chơi cả ngày. Vé tham quan 10.000 đồng/khách.
Suối Trúc thuộc xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, nằm gần điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Bình Dương là chùa Thái Sơn - Núi Cậu và thắng cảnh hồ Dầu Tiếng, cách núi Bà Đen, Tây Ninh khoảng 30 km và trung tâm huyện Dầu Tiếng, Bình Dương chừng 7 km. Từ nhiều năm nay, suối hút khách đến tham quan, ngắm cảnh, dã ngoại vì cảnh vật hoang sơ, không khí trong lành mát mẻ.
Dòng suối bắt nguồn từ đỉnh Núi Cậu cách đó khoảng 3 km. Nhân viên điểm tham quan cho biết, suối từng có nhiều nước, nhưng quá trình làm đường ảnh hưởng đến dòng chảy. Tuy suối ít nước hơn xưa, cảnh quan vẫn xanh mát, hoang sơ, thu hút đông du khách. Ngày cuối tuần, hàng trăm người từ Bình Dương, Tây Ninh, TP HCM ghé vui chơi cả ngày. Vé tham quan 10.000 đồng/khách.
5 thg 4, 2022
Có bao nhiêu con phố ở Hà Nội từng được mang tên Đại thi hào Nguyễn Du?
Lịch sử hình thành và đặt tên phố Nguyễn Du thời Pháp thuộc có những điểm thú vị mà ngày nay người ta vẫn còn có thể tìm thấy trong tài liệu lưu trữ đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.
Vào giai đoạn từ 1889 đến 1920, lần đầu tiên, chính quyền thuộc địa đã thể chế hóa các quy chuẩn đối với đường, phố, bao gồm cả các khu phố cũ và khu phố mới. Chiều dài, chiều rộng của các phố mới và cũ của Hà Nội được quy định chi tiết, những con đường mới mở bắt buộc phải theo chỉ giới đường được thông qua bởi nghị định của các cấp có thẩm quyền.
Vào giai đoạn từ 1889 đến 1920, lần đầu tiên, chính quyền thuộc địa đã thể chế hóa các quy chuẩn đối với đường, phố, bao gồm cả các khu phố cũ và khu phố mới. Chiều dài, chiều rộng của các phố mới và cũ của Hà Nội được quy định chi tiết, những con đường mới mở bắt buộc phải theo chỉ giới đường được thông qua bởi nghị định của các cấp có thẩm quyền.
Chuyện kể ở miếu Linh Sơn
Ở vùng hạ lưu sông Trà Khúc, nơi cư dân tụ hội từ lâu đời có rất nhiều đền, miếu. Đặc biệt, tại thôn Thanh Khiết, xã Nghĩa Hà (TP.Quảng Ngãi) có miếu Linh Sơn, thể hiện văn hóa tín ngưỡng vô cùng phong phú và độc đáo.
Xã Nghĩa Hà thuộc vùng hạ lưu sông Trà Khúc, nơi đây có nhiều dấu tích lịch sử, văn hóa, điển hình như phế thành Xuân Quang và nhà thờ Quang chiếu vương Mai Quý thời kỳ đầu chúa Nguyễn, đình làng Hổ Tiếu với nhiều dấu vết cổ xưa. Từ trung tâm TP.Quảng Ngãi xuôi về hướng đông tới xã Nghĩa Phú, men theo con đường hữu ngạn sông Trà Khúc, đoạn qua xã Nghĩa Hà, nhìn về phía tay trái sẽ thấy những tảng đá to giữa xóm làng thuộc thôn Thanh Khiết, đó là núi Giàng, hay núi Đá Đen. Từ đường chính rẽ qua lối nhỏ, chỉ vài chục mét, ta mới nhận ra đó là một gò đồi thấp, nằm ngay trên bờ sông Trà Khúc và những tảng đá to. Chiếc cổng khối trụ vuông, trên có vòm ghi 3 chữ Hán, dịch nghĩa là "Linh Sơn miếu". Ngay bên cạnh một tảng đá lớn có ngôi miếu nhỏ.
Xã Nghĩa Hà thuộc vùng hạ lưu sông Trà Khúc, nơi đây có nhiều dấu tích lịch sử, văn hóa, điển hình như phế thành Xuân Quang và nhà thờ Quang chiếu vương Mai Quý thời kỳ đầu chúa Nguyễn, đình làng Hổ Tiếu với nhiều dấu vết cổ xưa. Từ trung tâm TP.Quảng Ngãi xuôi về hướng đông tới xã Nghĩa Phú, men theo con đường hữu ngạn sông Trà Khúc, đoạn qua xã Nghĩa Hà, nhìn về phía tay trái sẽ thấy những tảng đá to giữa xóm làng thuộc thôn Thanh Khiết, đó là núi Giàng, hay núi Đá Đen. Từ đường chính rẽ qua lối nhỏ, chỉ vài chục mét, ta mới nhận ra đó là một gò đồi thấp, nằm ngay trên bờ sông Trà Khúc và những tảng đá to. Chiếc cổng khối trụ vuông, trên có vòm ghi 3 chữ Hán, dịch nghĩa là "Linh Sơn miếu". Ngay bên cạnh một tảng đá lớn có ngôi miếu nhỏ.
Ốc ruốc - hương vị miền biển
Mùa này ở một số vùng biển của Quảng Ngãi đang vào mùa ốc ruốc. Những con ốc nhỏ xíu, đủ màu sắc được luộc cùng ớt, gừng, sả là món ăn vặt khoái khẩu của nhiều người.
Cào ốc ruốc không chỉ mang lại thu nhập cho nhiều gia đình, mà còn là niềm vui của trẻ con vùng biển. Lúc học cấp một, cuối tuần ba mẹ thường chở chị em tôi về thăm ông bà. Ông dẫn chúng tôi ra bãi biển gần nhà vừa tắm, vừa tranh thủ cào ốc. Chị em tôi chạy trên những triền cát vàng óng ánh, thả vào chiều tiếng cười giòn tan. Tối đến, ăn cơm xong mấy chị em trong xóm đến nhà tôi luộc ốc.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)