Lịch sử hình thành và đặt tên phố Nguyễn Du thời Pháp thuộc có những điểm thú vị mà ngày nay người ta vẫn còn có thể tìm thấy trong tài liệu lưu trữ đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.
Vào giai đoạn từ 1889 đến 1920, lần đầu tiên, chính quyền thuộc địa đã thể chế hóa các quy chuẩn đối với đường, phố, bao gồm cả các khu phố cũ và khu phố mới. Chiều dài, chiều rộng của các phố mới và cũ của Hà Nội được quy định chi tiết, những con đường mới mở bắt buộc phải theo chỉ giới đường được thông qua bởi nghị định của các cấp có thẩm quyền.
5 thg 4, 2022
Chuyện kể ở miếu Linh Sơn
Ở vùng hạ lưu sông Trà Khúc, nơi cư dân tụ hội từ lâu đời có rất nhiều đền, miếu. Đặc biệt, tại thôn Thanh Khiết, xã Nghĩa Hà (TP.Quảng Ngãi) có miếu Linh Sơn, thể hiện văn hóa tín ngưỡng vô cùng phong phú và độc đáo.
Xã Nghĩa Hà thuộc vùng hạ lưu sông Trà Khúc, nơi đây có nhiều dấu tích lịch sử, văn hóa, điển hình như phế thành Xuân Quang và nhà thờ Quang chiếu vương Mai Quý thời kỳ đầu chúa Nguyễn, đình làng Hổ Tiếu với nhiều dấu vết cổ xưa. Từ trung tâm TP.Quảng Ngãi xuôi về hướng đông tới xã Nghĩa Phú, men theo con đường hữu ngạn sông Trà Khúc, đoạn qua xã Nghĩa Hà, nhìn về phía tay trái sẽ thấy những tảng đá to giữa xóm làng thuộc thôn Thanh Khiết, đó là núi Giàng, hay núi Đá Đen. Từ đường chính rẽ qua lối nhỏ, chỉ vài chục mét, ta mới nhận ra đó là một gò đồi thấp, nằm ngay trên bờ sông Trà Khúc và những tảng đá to. Chiếc cổng khối trụ vuông, trên có vòm ghi 3 chữ Hán, dịch nghĩa là "Linh Sơn miếu". Ngay bên cạnh một tảng đá lớn có ngôi miếu nhỏ.
Xã Nghĩa Hà thuộc vùng hạ lưu sông Trà Khúc, nơi đây có nhiều dấu tích lịch sử, văn hóa, điển hình như phế thành Xuân Quang và nhà thờ Quang chiếu vương Mai Quý thời kỳ đầu chúa Nguyễn, đình làng Hổ Tiếu với nhiều dấu vết cổ xưa. Từ trung tâm TP.Quảng Ngãi xuôi về hướng đông tới xã Nghĩa Phú, men theo con đường hữu ngạn sông Trà Khúc, đoạn qua xã Nghĩa Hà, nhìn về phía tay trái sẽ thấy những tảng đá to giữa xóm làng thuộc thôn Thanh Khiết, đó là núi Giàng, hay núi Đá Đen. Từ đường chính rẽ qua lối nhỏ, chỉ vài chục mét, ta mới nhận ra đó là một gò đồi thấp, nằm ngay trên bờ sông Trà Khúc và những tảng đá to. Chiếc cổng khối trụ vuông, trên có vòm ghi 3 chữ Hán, dịch nghĩa là "Linh Sơn miếu". Ngay bên cạnh một tảng đá lớn có ngôi miếu nhỏ.
Ốc ruốc - hương vị miền biển
Mùa này ở một số vùng biển của Quảng Ngãi đang vào mùa ốc ruốc. Những con ốc nhỏ xíu, đủ màu sắc được luộc cùng ớt, gừng, sả là món ăn vặt khoái khẩu của nhiều người.
Cào ốc ruốc không chỉ mang lại thu nhập cho nhiều gia đình, mà còn là niềm vui của trẻ con vùng biển. Lúc học cấp một, cuối tuần ba mẹ thường chở chị em tôi về thăm ông bà. Ông dẫn chúng tôi ra bãi biển gần nhà vừa tắm, vừa tranh thủ cào ốc. Chị em tôi chạy trên những triền cát vàng óng ánh, thả vào chiều tiếng cười giòn tan. Tối đến, ăn cơm xong mấy chị em trong xóm đến nhà tôi luộc ốc.
Mực phủ luộc chấm mắm gừng
Mực phủ luộc chấm mắm gừng là món ăn mà cả người lớn và trẻ con đều thích. Đây là món ăn phảng phất vị mặn mòi của biển lẫn hương thơm của rau xanh trong vườn nhà.
Bánh xèo tôm đất
Bánh xèo tôm là món đặc sản ở các làng quê xứ Quảng, dân dã mà ngon. Nhà có khách thân thiết, làm bánh xèo tôm đãi khách. Trời nắng bỗng chuyển mưa lành lạnh cũng đúc bánh xèo tôm đất. Lúc rảnh rỗi, thì làm bánh xèo tôm ăn cho vui. Mà tôm ở đây phải là tôm đất.
Bột đúc bánh xèo phải là bột gạo. Ngày nay, bột gạo khô bán sẵn ngoài chợ, rất tiện lợi. Chỉ cần chạy xe ra chợ chưa tới mươi phút là có ngay bột đúc bánh xèo. Nhưng nhanh là một chuyện, ngon là chuyện khác. Bột gạo ngoài chợ đúc bánh chỉ bời rời chứ không dẻo, không dai. Đã bời rời thì bánh đi đằng bánh, tôm đi đằng tôm. Bánh và tôm đã mất “kết nối” thì không thể tạo ra hương vị đặc trưng của bánh xèo tôm đất được.
Bột đúc bánh xèo phải là bột gạo. Ngày nay, bột gạo khô bán sẵn ngoài chợ, rất tiện lợi. Chỉ cần chạy xe ra chợ chưa tới mươi phút là có ngay bột đúc bánh xèo. Nhưng nhanh là một chuyện, ngon là chuyện khác. Bột gạo ngoài chợ đúc bánh chỉ bời rời chứ không dẻo, không dai. Đã bời rời thì bánh đi đằng bánh, tôm đi đằng tôm. Bánh và tôm đã mất “kết nối” thì không thể tạo ra hương vị đặc trưng của bánh xèo tôm đất được.
Mặn mòi vị gỏi Phù Sa
Theo người dân vùng Nam Ô (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu), quán Phù Sa (đường Ngô Xuân Thu) nằm bên bờ sông Cu Đê là một trong số ít địa chỉ giữ được hương vị đặc trưng món gỏi cá trích. Tại đây, ngoài những cá trích thấm gia vị mặn mòi, ngọt, thơm, cay xé lưỡi, thì đĩa rau rừng ăn kèm làm món ăn thêm phần hấp dẫn.
Vườn cúc họa mi trái mùa tại Đà Nẵng
Những ngày này, hoa cúc họa mi trái mùa nở rộ trong khuôn viên Trung tâm Công nghệ sinh học (CNSH) thuộc Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN), thu hút khách tham quan, chụp ảnh.
Tươi mới bức tranh du lịch sinh thái trên miền núi thơm Hà Tĩnh
Ngay sau khi có chủ trương mở cửa du lịch thích ứng trong tình hình mới, các cơ sở, doanh nghiêp hoạt động du lịch sinh thái, du lịch tâm linh trên địa bàn Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã tái kích hoạt để sẵn sàng đón khách trong mùa cao điểm.
Những ngày đầu tháng 3, khi những đồi chè vươn mầm xanh tốt cũng là lúc người nông dân xã Sơn Kim 2 bước vào vụ thu hoạch. Đây cũng là thời điểm thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm thu hái chè và chụp ảnh cưới, ảnh lưu niệm.
Những ngày đầu tháng 3, khi những đồi chè vươn mầm xanh tốt cũng là lúc người nông dân xã Sơn Kim 2 bước vào vụ thu hoạch. Đây cũng là thời điểm thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm thu hái chè và chụp ảnh cưới, ảnh lưu niệm.
Bảy Núi mùa khô
Sang tháng 4, nắng vẫn gay gắt thiêu đốt đất trời và màu xanh chưa thể phủ hết những cánh đồng cát trắng ở vùng Bảy Núi. Tuy nhiên, miền đất này vẫn luôn mang những nét đặc thù riêng, dù đang trong mùa nắng cháy.
Núi Phú Cường (xã An Nông, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) thời điểm này đã bắt đầu lún phún chồi non của lá. Những cơn mưa trái mùa đến rồi đi, để lại chút xanh tươi cho khung cảnh núi rừng. Mấy tán bằng lăng rừng được tưới tắm bỗng bừng tỉnh giấc, điểm xuyết màu tím miên man vào khung cảnh khô khốc trên triền dốc xa xa.
Nheo mắt nhìn lên núi Phú Cường, ông Nguyễn Văn Hai (người dân địa phương) gật gù: “Năm nay mưa sớm, nên mùa khô đỡ khốc liệt hơn. Mấy năm trước, vào tháng này cây cối còn trụi lá, chứ không đâm đọt như bây giờ. Theo tui biết, Phú Cường là một trong những núi khô nhất ở huyện Tịnh Biên, nên cứ sau Tết Nguyên đán là người ta lại lo tới chuyện giữ rừng. Có mưa sớm, người dân cũng được nhờ vì có thể xuống giống trồng cây ngắn ngày, trước khi bước vào mùa sản xuất chính trong năm khi họ tận dụng nguồn nước trời trong thời điểm mưa già”.
Núi Phú Cường (xã An Nông, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) thời điểm này đã bắt đầu lún phún chồi non của lá. Những cơn mưa trái mùa đến rồi đi, để lại chút xanh tươi cho khung cảnh núi rừng. Mấy tán bằng lăng rừng được tưới tắm bỗng bừng tỉnh giấc, điểm xuyết màu tím miên man vào khung cảnh khô khốc trên triền dốc xa xa.
Nheo mắt nhìn lên núi Phú Cường, ông Nguyễn Văn Hai (người dân địa phương) gật gù: “Năm nay mưa sớm, nên mùa khô đỡ khốc liệt hơn. Mấy năm trước, vào tháng này cây cối còn trụi lá, chứ không đâm đọt như bây giờ. Theo tui biết, Phú Cường là một trong những núi khô nhất ở huyện Tịnh Biên, nên cứ sau Tết Nguyên đán là người ta lại lo tới chuyện giữ rừng. Có mưa sớm, người dân cũng được nhờ vì có thể xuống giống trồng cây ngắn ngày, trước khi bước vào mùa sản xuất chính trong năm khi họ tận dụng nguồn nước trời trong thời điểm mưa già”.
3 thg 4, 2022
Mưa trên phố Hội
Hội An ngày mưa, khung cảnh buồn man mác nhưng vẫn có những nét đẹp truyền thống và lãng mạn.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)