27 thg 2, 2022

Chùa Chân Tiên ở Hà Nội

Tiền thân của chùa Chân Tiên chính là chùa Báo Thiên, ngôi chùa nằm bên hồ Lục Thủy (hồ Gươm) đã đi vào huyền thoại của đất Thăng Long - Hà Nội...

Nằm ở số 151 phố Bà Triệu, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, chùa Chân Tiên (tên chữ là Phúc Lâm tự) là ngôi chùa có lịch sử lâu đời và gắn liền với những thăng trầm của kinh thành Thăng Long

Hoang sơ đảo Bánh Sữa

Đảo Bánh Sữa (còn được gọi là đảo Ông Tờ hay đảo Tu Hài) nằm khiêm tốn trong vòng cung Thẻ Vàng trên vịnh Bái Tử Long, thuộc tỉnh Quảng Ninh. Đối với những ai muốn khám phá, yêu thích sự tĩnh lặng thì đảo Bánh Sữa (Vân Đồn, Quảng Ninh) hoang sơ với khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp là nơi lý tưởng để bạn trốn sự náo nhiệt của thành thị. Sau khoảng một giờ đi tàu thì các bạn sẽ đến được điểm check - in hòn đảo xinh đẹp này.

Đảo Bánh Sữa có diện tích chưa đến 1km², nơi rộng nhất cũng chỉ tầm khoảng 420 m và nó trông giống như chú rùa nhỏ giữa biển cả mênh mông. Vì thế hòn đảo nhỏ này thường được ví von như cậu em út trong “đại gia đình” hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ và được các đảo Thẻ Vàng (phía Tây), đảo Đống Chén (phía Đông), hòn Phi Mã (phía Nam) và hòn Bùa Thuốc (phía Bắc) bao quanh và che chở.

Đảo Bánh Sữa nhìn từ trên cao lúc giống con rùa nhỏ, lúc thì như hình con tu hài, những sinh vật biển đặc trưng ở trong Vịnh Bái Tử Long.

23 thg 2, 2022

Ngôi nhà hơn 300 năm tuổi của người Nùng ở Xín Mần

Ngôi nhà cổ to lớn, bề thế, tuổi đời hơn 300 năm tại xã Nàn Ma có vóc dáng khác lạ so với căn nhà nhỏ, giản dị thường thấy của người Nùng ở Xín Mần (Hà Giang). Hơn thế, nhịp sống đậm chất văn hóa truyền thống ở nơi đây đem đến rất nhiều cảm xúc cho những người đến được nơi này.

Nằm cách trung tâm xã Nàn Ma khoảng 3km, ngôi nhà cổ bề thế này được xây theo kiểu nhà “pháo đài”. Lưng dựa vào núi, mặt ngôi nhà hướng về phía Nam nhìn ra thung lũng nơi có những thửa ruộng bậc thang uốn lượn. Nhà có vàng sẫm là màu thời gian của những bức tường trình đất lâu đời. Nét đẹp nguyên sơ, mộc mạc từ vật liệu xây dựng truyền thống của bà con dân tộc ở vùng cao tô điểm cho ngôi nhà thêm phần ấn tượng.

Toàn cảnh ngôi nhà nhìn từ trên cao.

Lò đất Mỹ Lệ - Giữ chút hồn quê

Về Cần Đước (Long An), đến xã Mỹ Lệ, hỏi ông Mười Ích (Nguyễn Văn Ích) làm lò đất, hầu như ai cũng biết. Gia đình ông làm nghề đắp lò đất đã trên 30 năm, khởi xướng nghề đắp lò tại vùng này. Giờ đây, ông Mười Ích cũng là người cuối cùng trong xã còn giữ lại nghề thủ công độc đáo này.

Khi chúng tôi đến, ông Mười Ích không có nhà. Chị Huỳnh Thị Đẹp - con dâu ông Mười, vừa nhanh tay đắp lò, vừa nói: “Làm nghề này vất vả lắm, phải làm bằng tay, không dùng máy móc gì được, mà phải làm ngoài nắng”.

Những chiếc lò thủ công

Chị Đẹp là người Tiền Giang, từ khi về làm dâu gia đình ông Ích, chị được cha mẹ chồng chỉ dẫn nghề làm lò đất, đến nay cũng trên dưới 10 năm. Quệt giọt mồ hôi trên trán, chị kể: “Nghề này toàn phải làm bằng tay. Cũng mấy lần ở nhà thử tìm máy này, máy khác để làm một vài công đoạn nhưng đều không được. Kể cả việc trộn đất cũng không dùng máy được”.

Mỗi chiếc lò cần ít nhất khoảng 5 lần bồi đất mới có thể thành hình

Nơi ghi dấu nghĩa quân Tây Sơn

Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, nhân dân ta lại nhớ đến Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa đại phá quân Thanh, giải phóng Thăng Long vào tết Kỷ Dậu 1789 của nghĩa quân Tây Sơn và người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ - Quang Trung.

Nhân Kỷ niệm 233 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 2022), chúng tôi về thăm những di tích lịch sử - văn hóa, nơi ghi dấu nghĩa quân Tây Sơn trên đất Quảng Ngãi. Điểm đến đầu tiên là Căn cứ Truyền Tung- đình Thọ An, ở thôn Thọ An, xã Bình An (Bình Sơn). Căn cứ Truyền Tung là một thung lũng rất hiểm yếu với nhiều núi cao (núi Hòn Ông, Hòn Chiêng, Hòn Dù; Hòn Nhạn, Hòn Bồ), khi xưa rừng già rậm rạp, nhiều thú dữ; cách 20km về phía đông là phủ lỵ Bình Sơn với dân cư đông đúc; dễ dàng cho việc “chiêu binh mãi mã”. Trong buổi đầu của phong trào, Truyền Tung được anh hùng Nguyễn Huệ chọn làm căn cứ của nghĩa quân Tây Sơn.

Căn cứ Truyền Tung - đình Thọ An, nơi anh hùng Nguyễn Huệ chọn làm căn cứ của nghĩa quân Tây Sơn trong buổi đầu phong trào Tây Sơn. Ảnh: TẠ HÀ

Ẩm thực Lý Sơn

Qua nhiều thế hệ trao truyền cùng với đôi bàn tay khéo léo, người dân đất đảo Lý Sơn đã tạo nét ẩm thực đặc trưng mang đậm văn hoá và lịch sử của vùng đất, con người nơi đây.

Trải qua hàng trăm năm, ẩm thực Lý Sơn vẫn giữ được nét xưa trong các dịp cúng, lễ. Nó phản ánh rõ nét mối quan hệ chặt chẽ giữa con người với môi trường tự nhiên. Trong hành trình tìm kiếm hải vật, sản vật, vẽ bản đồ, lập bia, cắm mốc chủ quyền tại vùng biển đảo Hoàng Sa, chinh phục thiên nhiên... ẩm thực của người dân đất đảo đã thể hiện rõ thái độ ứng xử của con người đối với tự nhiên để đảm bảo duy trì cuộc sống trong mọi hoàn cảnh.

Bánh ít lá gai Lý Sơn. ẢNH: NG.NHÃ

22 thg 2, 2022

Cuộc sống trong bản H'Mông ở Sìn Hồ

Phi Long chuyển hẳn lên ở huyện Sìn Hồ từ tháng 12/2021 để khám phá nhịp sống cũng như giúp người dân làm kinh tế.

Võ Văn Phi Long (trái), 32 tuổi, bỏ công việc ở quê hương Quảng Nam để "cắm bản" làm kinh tế ở Can Tỷ 1, xã Ma Quai, huyện Sìn Hồ từ giữa tháng 12/2021.

Chàng trai người Điện Bàn chia sẻ mình từng làm việc cho một tổ chức xã hội phi lợi nhuận nên được đi khá nhiều nơi ở Việt Nam. Phi Long trải nghiệm bản sắc văn hóa các dân tộc, đặc sản ẩm thực của nhiều vùng miền, đặc biệt là trên các bản làng vùng cao. Năm nay ăn Tết xa gia đình nhưng anh vẫn cảm nhận được sự ấm cúng vì được người dân tặng cành đào, bánh dày và cả thịt lợn.

Góc nhà gỗ nơi Phi Long "cắm bản" vẫn còn không khí Tết với cành hoa đào phai khoe sắc, hôm 14/2.

Bảo tàng trà Đà Lạt

Nhà máy trà gần 100 năm tuổi trở thành điểm du lịch phức hợp, gồm bảo tàng, khu trưng bày nghệ thuật và quán cà phê.


Bảo tàng trà Cầu Đất là công trình được thiết kế lại trên nền kiến trúc cũ của Sở trà Cầu Đất trước đây do người Pháp xây dựng từ năm 1929. Thời kỳ đó, Cầu Đất là nơi đầu tiên ở Đông Nam Á có một sở trà và nhà máy trà lớn nằm trên diện tích 1,2 ha. Hiện điểm đến này thuộc Cầu Đất Farm ở xã Xuân Trường cách trung tâm TP Đà Lạt khoảng 25 km. Xung quanh bảo tàng là những đồi trà nhấp nhô.

Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - Những con đường tên 'Tây' còn mãi với Sài Gòn

Bao người Việt đi dưới bóng xanh các đường xưa này như Pasteur, Alexandre De Rhodes, Calmette, Yersin..., vẫn ắp đầy thân thương với những cái tên "Tây" mà lại gần gũi, đáng kính đến vô cùng…

Đường Pasteur đầu thế kỷ 20 khởi từ dốc cầu Mống bắc qua rạch Bến Nghé - Ảnh tư liệu: AAVH

Có bao giờ đi dưới tán xanh những con đường xưa đầy hoài niệm của Sài Gòn như Pasteur, Alexandre De Rhodes, Calmette, Yersin..., ai đó tự hỏi nhiều tên đường đã treo lên lại bị hạ xuống sau bao cơn dâu bể lịch sử, nhưng có những con đường mang tên "Tây" vẫn còn mãi với thời gian?

21 thg 2, 2022

Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - Đi dưới bóng hoàng lan

Quê xưa của Tự Lực văn đoàn có năm con đường chính được đặt tên, duy chỉ có một con đường mang tên văn nhân là đường Thạch Lam. Người khởi xướng đặt tên kể lại với bao nhiêu điều thú vị.

Đường Thạch Lam ở thị trấn Cẩm Giàng ngày nay - Ảnh: THÁI LỘC

Theo tôi, nhà người ta giàu thì đặt Mộng Điệp, Ánh Tuyết... Còn mình cứ mộc mạc chân quê, chăn trâu cắt cỏ thì cứ đặt tên cái Tý, cái Tẹo...