13 thg 11, 2021

Tượng Phật Di Lặc trên núi Cấm

Có lẽ hầu hết người du lịch lên núi Cấm đều có mục đích quan trọng là chiêm ngưỡng tượng Phật Di Lặc khổng lồ tại đây, và tất nhiên là chụp ảnh lưu niệm dưới chân tượng. Bài viết về tượng Di Lặc rất nhiều và cung cấp rất nhiều thông tin nên tui không đăng lại nữa, ở đây chỉ xin đăng một số hình ảnh những lần viếng thăm để ghi lại kỷ niệm, cùng một vài cảm nhận nho nhỏ.

Tượng Phật Di Lặc núi Cấm 2021. Ảnh: PHN

Bí mật lịch sử đầy bi tráng của hải đăng Lý Sơn

Nhiều du khách ghé thăm hải đăng Lý Sơn khi có dịp khám phá hòn đảo du lịch nổi tiếng của tỉnh Quảng Ngãi, nhưng không phải ai cũng biết về những tháng ngày bi tráng từng diễn ra ở ngọn hải đăng cao nhất Việt Nam này.

Nằm ở xã Lý Hải, hải đăng Lý Sơn là một công trình gắn với nhiều sự kiện lịch sử của đảo Lý Sơn nói riêng và tỉnh Quảng Ngãi nói chung. Theo các tư liệu, hải đăng được người Pháp đưa vào hoạt động năm 1898, nằm dưới sự quản lý của Sở Đèn pha

Chùa Hải Vân - Điểm đến của nhiều du khách

Lưng tựa vào Núi Nhỏ, mặt hướng ra biển Bãi Dứa tạo nên phong cảnh ngoạn mục, chùa Hải Vân (đường Hạ Long, phường 2, TP. Vũng Tàu) là điểm đến quen thuộc của nhiều du khách khi đến thành phố biển.

Cổng chùa Hải Vân hướng nhìn từ đường Hạ Long.

Đầu Xuân, từ Bãi Sau, đi theo đường Hạ Long hướng về Bãi Dứa, chúng tôi lên chùa Hải Vân viếng cảnh. Gió Xuân lồng lộng, hương Xuân còn vương vấn trên cảnh sắc ven đường. Khung cảnh thơ mộng, một bên là biển cả bao la, một bên là vách núi. Chùa Hải Vân nằm trên triền núi, nhưng cổng chùa được xây dựng ngay mặt đường Hạ Long, dưới chân Núi Nhỏ.

Bến Lộc An - Hát mãi bản hùng ca về Đoàn tàu không số

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, Bến Lộc An là nơi tập kết vũ khí, đạn dược, góp phần làm nên con đường Hồ Chí Minh huyền thoại trên biển. Ngày nay, nơi đây lại trở thành địa điểm thu hút khách du lịch muốn tìm lại dấu ấn của tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của những chiến binh Tàu không số.

Bến Lộc An hiện là “địa chỉ đỏ” ghi dấu tích lịch sử hào hùng của quân và dân ta trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

Khung cảnh thần tiên ở Lảo Thẩn

Biển mây trắng bồng bềnh giăng kín 4 phương khiến Anh Chiêm ngỡ như đang mơ, về thành phố cả tuần vẫn còn cảm giác lâng lâng.


Ngày 25-26/10, anh Nguyễn Anh Chiêm (Hà Nội) cùng vợ và 4 người bạn có chuyến trekking, săn mây ở núi Lảo Thẩn, Y Tý, Bát Xát, Lào Cai. Di chuyển bằng xe riêng, cả nhóm xuất phát từ 2h sáng và có mặt ở chân núi Lảo Thẩn lúc 10h. Sau khi nghỉ một tiếng, nhóm bắt đầu leo núi.

12 thg 11, 2021

Trên núi Cấm - Rảo bước năm non

 Tiếp tục với chuyến du khảo của học giả Nguyễn văn Hầu, sau khi qua đêm ở vồ Bồ Hong thì ông và các bạn đi thăm các vồ khác của núi Cấm. Trong các vồ này thì chắc chắn du khách đi cáp treo lên núi Cấm sẽ đến được một vồ, đó là vồ Ông Bướm. Lý do đơn giản: ga đến cáp treo được xây dựng ngay trên vồ Ông Bướm. Còn các vồ khác thôi thì ta đọc qua lời kể của một khách du hành từ 70 năm trước vậy nhé. Như bài trước, trong bài này ông cũng kể thêm những câu chuyện lịch sử liên quan, và giải thích một số từ ngữ địa phương.


Vồ Ông Bướm là nơi đặt ga đến của tuyến cáp treo Núi Cấm. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Chùa Tam Bảo - Vũng Tàu, ngôi chùa cưu mang đàn khỉ hoang dã

Tọa lạc trên triền Núi Lớn, TP. Vũng Tàu, chùa Tam Bảo là điểm hành hương được nhiều khách biết đến. Bên cạnh việc viếng chùa lễ Phật, đến đây du khách còn có cơ hội chứng kiến đàn khỉ hoang dã thường xuống tìm thức ăn.

Du khách thích thú với đàn khỉ ở chùa Tam Bảo.

Chùa Tam Bảo nằm trên sườn núi, địa thế cực đẹp với lưng tựa núi, mặt hướng về biển Bãi Trước. Cổng chùa nằm ngay mặt đường Vi Ba, việc đi lại cũng dễ dàng. Ô tô có thể chạy lên tới tận cổng chùa. Lúc chúng tôi lên đến chùa đã thấy trên cổng, trên các cành cây chung quanh và cả mặt đường, bầy khỉ lông vàng đang leo trèo, đùa giỡn. Mấy chú khỉ con còn chạy đến cửa chiếc xe du lịch vừa dừng lại chìa tay xin quà một cách tự nhiên.

Nam Sơn, ngôi chùa Khmer ở Vũng Tàu

Chùa Nam Sơn, còn gọi là chùa Khmer, tọa lạc trên sườn Núi Lớn tại địa chỉ 33/18, Trần Xuân Độ, phường Thắng Nhì, TP. Vũng Tàu. Đây là trung tâm văn hóa tín ngưỡng của đồng bào Khmer ở BR-VT và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Một bức tượng đầu người 4 mặt ở chùa Nam Sơn.

Từ đường Trần Xuân Độ, đi bộ khoảng 300 m theo con hẻm bê tông nhỏ hẹp, dốc đứng hướng lên núi sẽ gặp đoạn đường bậc thang rộng hơn 1 m. Để lên tới chánh điện chùa Nam Sơn, chúng tôi phải chinh phục 280 bậc thang.

11 thg 11, 2021

Vồ Bồ Hong trên núi Cấm

Vồ Bồ Hong là vồ cao nhất trong 5 cái vồ của núi Cấm (tức Năm non trong thành ngữ Năm non bảy núi), và như vậy cũng chính là đỉnh cao nhất của núi Cấm. Độ cao của vồ Bồ Hong (cũng là của núi Cấm) là 705 met.

Khi bạn đi cáp treo hoặc xe hơi thì bạn chỉ có thể tới khu vực hồ Thủy Liêm, tới chùa Vạn Linh. Chùa này nằm ở chân vồ Bồ Hong, độ cao là 535 met, còn cách đỉnh núi 170 met. Từ chùa Vạn Linh lên vồ Bồ Hong - ở đó có một điện thờ nên còn gọi là điện Bồ Hong - cho đến giờ chỉ có cách đi bộ, leo núi. Theo kinh nghiệm của những người đã lên đến vồ Bồ Hong thì thời gian vượt 170 met độ cao từ chùa Vạn Linh đến điện Bồ Hong là... 2 tiếng! Hic, mặc dù lên núi Cấm nhiều lần nhưng tui đều đi với tư cách quý tộc già lão nên chỉ tới chùa Vạn Linh thôi chớ chưa bao giờ lên tới vồ Bồ Hong, tức chưa bao giờ có thể nói mình chinh phục đỉnh núi Cấm. 

Vồ Bồ Hong trên núi Cấm. Ảnh: Bùi Thuy Đào Nguyên trên Wikipedia

Ngôi chùa mang tên vị Bồ Tát

Tọa lạc ngay mặt đường Trần Phú (Bãi Dâu, TP. Vũng Tàu), chùa Phổ Đà Sơn Quan Âm Bồ Tát có địa thế tuyệt đẹp: lưng tựa Núi Lớn, mặt hướng biển. Ngôi chùa mang tên vị Bồ Tát là một trong những địa chỉ hành hương nổi tiếng không nên bỏ qua của phật tử và du khách bốn phương.

Chùa Phổ Đà Sơn Quan Âm Bồ Tát nhìn từ hướng biển.

Ngày Chủ nhật, tôi chạy xe theo đường Trần Phú để tìm đến chùa Phổ Đà Sơn Quan Âm Bồ Tát (170, Trần Phú). Mới 9 giờ sáng nhưng hàng chục ô tô du lịch đã đậu trước cổng chùa. Dọc bờ kè phía biển trước cổng chùa, nhiều nhóm du khách đứng ngắm biển, chụp hình lưu niệm.