23 thg 3, 2021

Một thuở bến Tam Thương

Bến Tam Thương gắn với vùng đất Ấn - Trà một thuở xa xưa tấp nập trên bến dưới thuyền. Chỉ nghe tên gọi “Tam Thương” đã thấy dạt dào thương nhớ...

Ngày nay, bến Tam Thương nằm trên trục đường chính nối dài với cầu Trà Khúc 2 (TP.Quảng Ngãi). Dù không sầm uất như những bến đò khác, nhưng nơi đây đã in đậm dấu ấn văn hoá, lịch sử một thời.

Lần tìm… “Tam Thương”

Ngày xưa, khi huyết mạch giao thông nối các miền quê là những dòng sông, thì các bến chợ là nơi ghi dấu bao câu chuyện đầu bờ cuối bãi. Tuổi thơ của bà Vương Thị Kim Loan (85 tuổi) ở tổ 3, phường Lê Hồng Phong (TP.Quảng Ngãi) đã gắn với bến Tam Thương, khi nơi đây được coi là chợ nổi.

21 thg 3, 2021

Khu chợ có cái tên "độc, lạ" bán đủ loại "thượng vàng, hạ cám" ở Hà Nội

Chợ Trời (hay chợ Giời) là một khu chợ ở giữa trung tâm thủ đô Hà Nội với cái tên nghe vừa dân dã, vừa có tí chút "giang hồ".

"Hàng gì có ở trên đời, cứ đến chợ Giời là có" là câu cửa miệng của con buôn khi nhắc tới sự phong phú của hàng hóa tại khu chợ tồn tại đã lâu trên địa bàn hai phường giáp ranh Đồng Nhân và Phố Huế (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Đây là nơi buôn bán đủ loại hàng, từ cái đinh, con ốc vít, cục pin đồng hồ đến cả hàng điện tử, điện lạnh... trong đó có không ít là linh kiện "độc" đã không còn sản xuất. Nhưng muốn mua được hàng xịn, bền với giá rẻ tại khu chợ này thì không dễ. Đó là lí do, sau nửa thế kỉ tồn tại, chợ Trời ( hay chợ Giời ) vẫn được gắn kèm cái mác "bán đồ rởm, lấy tiền thật".

Phải lòng ẩm thực sông Trà

Thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho sông Trà Khúc những sản vật đồng quê ngon... phải biết. Và nhất là, với sự khéo tay, chăm chút của người dân nơi đây, những con bống, con don, thài bai... đã trở thành món ăn thơm ngon, khiến bao người say đắm. Để rồi những món ăn mang hương vị đậm đà của quê hương đã trở thành một phần ký ức không dễ gì quên được trong tâm thức của người xa xứ.

Về sông ăn cá, ăn don

Người Quảng Ngãi dù đi tận đâu với tháng rộng năm dài thế nào, cũng không dễ gì quên được những món ăn gắn liền với sản vật trên sông Trà Khúc là don, cá bống, cá thài bai kho tiêu.

Quầy bánh đúc ở chợ Gò - một ngôi chợ quê nằm bên bờ bắc sông Trà luôn nhận được sự yêu thích đặc biệt của thực khách. Ảnh: Ý Yên

Dòng sông chở nặng ân tình

Con sông quê hương đã chảy trong suối nguồn tâm tư ta từ thuở nhỏ, những bến sông lịch sử oai hùng, những bến sông bình dị... đều nặng nghĩa, nặng tình khiến ta nhung nhớ khôn nguôi.

Tôi vẫn luôn dành riêng một khoảng trống trong tim mình cho những ký ức ngày cũ neo đậu. Bởi lẽ dẫu có sống giữa phố thị phồn hoa thì tâm hồn tôi vẫn mãi hướng về làng quê yêu dấu. Tôi sinh ra ở miền quê thật yên bình, nơi có dòng sông Trà hiền hòa, chứa đựng biết bao giá trị văn hóa, lịch sử của quê hương Quảng Ngãi. Dòng sông tuổi thơ đã cho tôi vẫy vùng trong ánh nắng mùa hạ có phần chói chang với những đêm trăng vàng óng ánh cùng mái chèo sóng vỗ...

Buổi sáng trên sông Kinh. Ảnh: TẤN CƯ

Chảy mãi dòng sông đào

Nói rằng ở Quảng Ngãi có dòng sông đào, nhiều người lấy làm lạ. Nhưng có lẽ do quá quen thuộc, sông đào qua bao đời hiện hữu nên cứ ngỡ là dòng sông thiên nhiên kiến tạo. Dòng sông Bầu Giang uốn lượn, êm ái chảy trên địa phận huyện Tư Nghĩa đích thực là sông đào.

Thưởng ngoạn dọc dòng sông Bầu Giang mới thấy hết sự nên thơ, thú vị của dòng sông, dù đó là con sông đào. Đây là dòng sông mang nguồn nước mát tưới tắm cho những cánh đồng xanh tốt, cho hạt lúa căng tròn để nuôi lớn bao lớp người.

Dòng "huyết mạch"

Thật thú vị khi ngày xuân “mục sở thị” sông đào Bầu Giang. Hướng dẫn viên “bất đắc dĩ” của chúng tôi là Trưởng Chi nhánh Quản lý thủy nông số 3 huyện Tư Nghĩa Phan Sáu. Là dòng “huyết mạch” làm hồi sinh những cánh đồng nứt nẻ vì thiếu nước, giúp đảm bảo lương thực cho các hộ gia đình, con sông đào này minh chứng cho sự tài tình, chịu khó của người xưa.

Nguồn nước dòng sông đào Bầu Giang phục vụ tưới tiêu cho hàng trăm hécta ruộng đồng trên địa bàn huyện Tư Nghĩa. ẢNH: LÝ SƯƠNG

Tung Lò Mò – Đặc sản trứ danh của đồng bào Chăm tỉnh An Giang

Có dịp du lịch An Giang đến thăm các làng Chăm, bạn dễ dàng bắt gặp nhiều cuộn màu đỏ sẫm phơi đầy trên những cây sào hay sạp tre. Đó là tung lò mò (lạp xưởng bò) một đặc sản nổi tiếng của đồng bào Chăm theo đạo Hồi.

Tung lò mò

19 thg 3, 2021

Sáu thập kỷ cơm Bắc Sơn

Tại TP.Quảng Ngãi, hiện có rất nhiều quán ẩm thực, nhưng nhiều người vẫn nhớ mãi quán ăn đi qua gần 6 thập kỷ, đó là quán cơm Bắc Sơn trên đường Hùng Vương.

Có tiếng từ thời kháng chiến chống Mỹ, đến nay quán cơm Bắc Sơn vẫn là quán "ruột" của nhiều người. Quán vẫn giữ món ăn với hương vị gia truyền, đó là món cá bống sông Trà vàng ươm kho tộ hấp dẫn thực khách khắp nơi. Từng thực khách, sau khi thưởng thức món cá bống kho tộ đều không quên mua thêm hộp cá bống để về làm quà biếu người thân. Có thể nói, gần 60 năm qua, quán cơm Bắc Sơn đã làm cầu nối góp phần đưa đặc sản của Quảng Ngãi đến với du khách gần xa.

Quán ăn Bắc Sơn nổi tiếng với các món ăn đặc sản đậm chất xứ Quảng. Ảnh: K.Ngân

Lễ cúng sức khỏe cho voi

Với người Mnông, Ê Đê sinh sống ở tỉnh Đắk Lắk, voi không chỉ là tài sản quý giá của gia đình mà còn được xem là người bạn, là thành viên trong gia đình. Vì vậy mà hàng năm, những gia đình có voi thường tổ chức cúng sức khỏe cho voi. Lễ cúng độc đáo này không chỉ mang yếu tố tâm linh mà nhắc nhở nhau phải trân trọng, chăm sóc, bảo vệ voi.

Ông Đàm Năng Long, sinh sống tại huyện Lắk chia sẻ: “Người Mnông quý voi như bạn nên năm nào cũng tổ chức cúng sức khỏe cho voi. Những năm qua, đàn voi nhà ở Tây Nguyên giảm hẳn, việc chăm sóc sức khỏe cho voi càng được chú trọng hơn”. Tùy theo từng dân tộc, điều kiện kinh tế của gia đình chủ voi sẽ có những cách cúng khác nhau, lễ vật khác nhau. Tuy nhiên, tất cả mang ý nghĩa cầu sức khỏe cho voi, để voi đỡ đần, gánh vác những phần việc nặng nhọc cho con người. Đồng thời nhắc nhở con người phải biết trân quý, chăm sóc loài voi.

Lễ cúng sức khỏe cho voi thường có những vật phẩm quen thuộc như: rượu cần, đầu heo, bộ lòng heo, bắp tươi, hoa tươi, chuối, một ít gạo, cá khô và thân cây chuối và mía để tặng thưởng cho voi.

Thầy cúng dẫn đầu đoàn rước tiến hành nghi thức bắt đầu lễ cúng sức khỏe cho voi. Ảnh: Trịnh Bộ

Bánh hỏi Phú Long

Bình Thuận ngoài Hòn Rơm, Mũi Né đẹp nao lòng với những trảng cát, hàng dừa và nguồn hải sản phong phú, còn có một món ăn đặc sản mà nếu chưa thưởng thức thì xem như chưa đến, món ẩm thực bánh hỏi Phú Long.

Không chỉ nổi tiếng về ẩm thực, nghề làm bánh hỏi cũng là một “đặc sản nhiếp ảnh” mà bất cứ người cầm máy nào cũng mơ ước được một lần trải nghiệm và ghi lại những khoảnh khắc vừa chân thật vừa sống động đến như vậy.

Lò bánh hỏi của gia đình ông Lê Văn Chương, khu phố Phú Thịnh, thị trấn Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc, mỗi ngày sản xuất trung bình 200kg – 250kg (từ gạo tinh chất và không dùng phụ gia bảo quản), mỗi công đoạn đều rất tỉ mỉ: chọn gạo ngon để ngâm qua đêm, vo sạch rồi xay nhuyễn. Bột được hấp hơi trong một tiếng đồng hồ, lăn thành từng cây hình trụ, sau đó đưa vào máy ép để tạo thành sợi, trải ra những khay tròn bằng tre rồi đem hấp chín trong 20 phút.

Quy trình hấp bánh tại lò bánh của gia đình ông Chương.

Lạp sườn Cao Bằng

Lạp sườn là món ăn truyền thống lâu đời của người Cao Bằng, một món ăn được hòa quyện bởi mùi thơm của nắng vùng cao, mùi thoảng thơm của núi rừng, vị thơm, ngọt của thịt. Tất cả những hương vị ấy được gửi trọn trong món lạp sườn Cao Bằng khiến ai đã một lần thưởng thức đều thật khó quên.

Cái ngon của lạp sườn Cao Bằng là mảnh đất vùng cao, nơi chăn nuôi lợn khá rộng rãi, tự do, thức ăn mang chất đất vùng cao khiến lợn Cao Bằng có điểm riêng biệt khác hẳn nuôi ở vùng đồng bằng. Ngoài ra nguồn nước đặc trưng khiến vật nuôi lấy thịt và rượu có hương vị tuyệt vời cùng với một số gia vị, có thể nói là bí quyết của ẩm thực Cao Bằng.

Cách chế biến món lạp sườn Cao Bằng rất công phu, trải qua nhiều công đoạn. Việc đầu tiên tiên là lòng lợn (lòng non) được rửa sạch nhiều lần bằng nước muối loãng, sau đó là rửa bằng rượu, lòng lợn sẽ được phơi khô rồi thổi hơi vào khiến lòng lợn rãn ra thành bong bóng, để làm vỏ bọc bên ngoài lạp sườn.