4 thg 3, 2021

Những địa danh kỳ lạ: Nhất Huế, nhì Sịa

Xứ Huế kinh kỳ một thuở vẫn đang mang trong mình những địa danh độc âm kỳ lạ như Nong, Truồi, Sình, Chuồn, Sịa, Nọ, Nịu, Chuồn, Sam... Và ngay cái tên Huế cũng là một bí ẩn thách thức bao người khám phá.

Cửa ngõ dẫn vào thị trấn Sịa - Ảnh: M.TỰ

3 thg 3, 2021

Chùa Phật Lớn trên núi Cấm

Đây là tượng Phật Di Lặc trên núi Cấm, thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, An Giang. Tượng có chiều cao 33,6 m (tính từ dưới chân đế đến đỉnh đầu), diện tích bệ tượng 27 x 27 m, tổng trọng lượng cả nền và vỏ tượng gần 1.700 tấn bê tông, cốt thép. Tượng thuộc chùa Phật Lớn, chánh điện nằm cách đó không xa. Ngày 29/5/2013, tượng được công nhận là Tượng Phật Di Lặc lớn nhất trên đỉnh núi ở châu Á.


Bánh khảo hương vị dân dã của Cao Bằng

Bánh khảo là một trong những đặc sản Cao Bằng nổi tiếng được nhiều người ưa chuộng. Đến với Cao Bằng, du khách không chỉ bị cuốn hút bởi non xanh nước biếc, thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi hương vị độc đáo, ngọt ngào của loại bánh dân dã này.

Bánh khảo Cao Bằng.

Không biết có từ bao giờ nhưng tục làm bánh khảo ngày Tết ở Cao Bằng đã ăn sâu vào tiềm thức của con người nơi đây. Cứ vào 20 tháng Chạp, người dân ở Cao Bằng lại rục rịch làm bánh khảo đón Tết Nguyên đán. Với người Tày, Nùng sẽ chẳng còn Tết nếu không có bánh khảo. Họ làm bánh khảo thay kẹo bánh mời khách tới thăm nhà ngày Tết. Bánh khảo còn trở thành món quà độc đáo biếu khách lên thăm Cao Bằng hay gửi cho những người con xa quê. Vợ chồng mới cưới ngày đầu năm về thăm bên ngoại thì bánh khảo là vật phẩm không thể thiếu. Và bánh khảo là món quà mà người dân Cao Bằng dâng lên bàn thờ để cúng gia tiên mỗi dịp Tết đến xuân về.

Gạo nếp tan Mường Và thơm ngon nức tiếng

Mường Và là xã trồng lúa nếp tan lớn nhất huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, với diện tích hơn 200ha. Hạt gạo nếp tan Mường Và to, tròn, trắng, khi xôi lên có độ dẻo thơm rất đặc trưng. Vì thế, giống nếp này đã trở thành giống lúa đặc sản nổi tiếng của huyện Sốp Cộp.

Bà Lò Thị Pâng, người cao tuổi ở bản Mường Và, xã Mường Và cho biết, không biết gạo nếp tan Mường Và có từ bao giờ, từ thời cha ông đã có giống nếp này, rồi cứ vậy, thế hệ này để lại cho thế hệ sau, bà con gọi là khảu tan nhe ( Nếp tan).

Nếp tan Mường Và có loại tan Hin, tan Nhe, tan Đỏ. Đây là những giống lúa địa phương được các thế hệ người Thái, người Lào ở đây gìn giữ, để lại cho con cháu đến bây giờ. Với khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với giống lúa đã tạo nên hạt gạo nếp tan có tiếng thơm ngon, cho năng suất bình quân từ 4,5 - 5 tấn/ha. Với diện tích gieo cấy hơn 200ha, sản lượng thóc nếp của xã đạt trên 900 tấn thóc một năm. Đặc biệt, nếp tan Mường Và có hạt to tròn, mẩy, khi đồ xôi, hoặc nấu cơm nếp rất thơm dẻo để một, hai hôm không cứng.

Lúa nếp tan Mường Và vào vụ chín.

Thơm ngon thịt lợn muối chua ngày Tết của đồng bào Dao Sơn La

Trong mâm cơm ngày Tết của đồng bào Dao Tiền ở Sơn La, thịt lợn muối chua là món ăn không thể thiếu và được chuẩn bị từ sớm. Bà con cho rằng thiếu món ăn này là thiếu hương vị Tết.

Từ xa xưa người Dao Tiền đã làm món thịt chua để ăn Tết, nếu ngày Tết thiếu món thịt lợn muối chua thì không có hương vị của năm mới.

Chia sẻ về món thịt lợn muối chua của đồng bào Dao Tiền, bà Bàn Thị Vinh (bản Suối Lìn, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) cho biết, bà được ông bà, bố mẹ truyền lại nên năm nào gia đình cũng chuẩn bị món thịt lợn muối chua từ rất sớm. Tuy là món ăn khá đơn giản được chế biến từ thịt lợn, muối tinh và cơm tẻ nhưng bà con người Dao ở đây đều quan niệm rằng: Trong mâm cơm tiếp khách đến chơi nhà, món thịt chua không chỉ là một ẩm thực độc đáo của người Dao, mà còn tỏ lòng hiếu khách của gia chủ.

Thịt chua sau khi ướp, bảo quản trong chum 6 tháng.

Địa đạo dài 32 km ẩn dưới đình làng

Trong chiến tranh, đình làng Thạch Tân, xã Tam Thăng, TP Tam Kỳ được đào nối với địa đạo dài 32 km trong lòng đất nuôi giấu cán bộ.

Đình làng Thạch Tân được xây dựng hơn 300 năm trước để tưởng nhớ công ơn những người khai sinh vùng đất này. Trải qua nhiều lần trùng tu, đình được giữ nguyên hiện trạng kiến trúc của ngôi nhà rường 3 gian 2 chái, một kiểu nhà 3 gian 4 mái với 2 mái phụ 2 đầu hồi gọi là 2 chái nhà.

Những địa danh kỳ lạ: Chắc gì là Chắc Cà Đao

Trong một chập cải lương nổi tiếng, một danh hài khi được hỏi quê ở đâu, bèn đáp gọn: "Tui ở Chắc Cà Đao, Mặc Cần Dưng, cùm tay lớn hơn cùm chưn".

Cây cầu mang tên Chắc Cà Đao - Ảnh: TIẾN TRÌNH

Câu khôi hài vậy mà lại khiến nhiều người nhớ. Nó có duyên đến mức nhiều người chưa biết Chắc Cà Đao ở đâu cũng hay đáp "quê tôi ở tận Chắc Cà Đao" để nói rằng nhà ở xa xôi, hẻo lánh lắm.

Những địa danh kỳ lạ: Cự Lại mà hiền khô

Khi dùng đất làng để xây dựng kinh thành Huế, nhà vua thế lại dải đất phía đông và đặt tên Thế Lại. Làng không chịu, vua giao thêm khu đất bờ nam sông Hương cách xa hơn và đặt tên Lại Thế.

Mộ tổ tiền khai canh họ Phan của làng - Ảnh: T.LỘC

"Người làng tui hiền lắm, có bằng khen của tỉnh là làng không tệ nạn xã hội, không gây gổ, không xã hội đen, không ma túy chi hết, êm lắm. Cái tiếng Cự Lại là từ hồi xưa hắn rứa đó.

Cụ Phan Thiệp

Làng cũng cự lại, vua bực, "đẩy" về dải cát ven biển cách xa kinh thành gắn cho cái tên: Cự Lại.

Đó là cách giải thích "tếu táo" về tên gọi làng Cự Lại, thuộc xã Phú Hải, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhưng, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Đại Vinh khẳng định ba làng này không liên quan với nhau, và Cự Lại có nguyên do đặc biệt của nó.

Những địa danh kỳ lạ: Chơi làng Hành Lạc

Đã làng Hành Lạc lại có thôn Trinh Tiết, rồi xóm Gà Luộc, Chắc Cà Đao, khu Tên Lửa, Cự Lại… là những địa danh 'độc' khiến không ít người phải phá lên cười hoặc tò mò. Tại sao lại có những cái tên kỳ lạ này?

Cổng làng Hành Lạc to đẹp và gây… tò mò với khách thập phương - Ảnh: TÂM LÊ

Có người e thẹn nói về tên Hành Lạc vì hiểu theo nghĩa tục. Có người lại tự hào vì cái tên ý nghĩa mà người xưa đã chọn. Hai quan điểm trái ngược đã đem đến nhiều chuyện cười ra nước mắt.

2 thg 3, 2021

Mùa hoa cà phê trong mắt người con Tây Nguyên

Những đồi hoa cà phê trắng muốt nở rộ sau nhà gắn liền trong tâm thức những người con vùng cao nguyên đất đỏ.


Bộ ảnh hoa cà phê bung nở ngày đầu năm do Văn Nguyên, (26 tuổi, sinh sống và làm việc tại TP HCM) thực hiện, trong thời gian trở về nhà đón Tết Nguyên Đán ở Đắk Lắk, Tây Nguyên.

Có niềm đam mê nhiếp ảnh, anh sở hữu fanpage với hơn 160.000 lượt theo dõi. Sau khi đăng tải bộ ảnh, anh nhận được nhiều sự chia sẻ của cộng đồng mạng.