25 thg 4, 2019

Về biển Quỳnh thưởng thức món bánh rau cạo độc đáo

Món bánh làm từ loài rau mọc trên những ghềnh đá biển này không chỉ là món ăn dân dã mà nay đã trở thành đặc sản được yêu thích trong các nhà hàng, khách sạn của Quỳnh Lưu. 

Rau cạo mọc trên tảng đá, ghềnh đá dọc bãi biển vào thời điểm cuối xuân đầu hạ. 

Mùa đào chín ở "cổng trời" miền Tây Nghệ

Ngoài hoa chơi tết, thì quả đào cũng là một đặc sản của cộng đồng người Mông xứ Nghệ. Khi mùa hè đến cũng là lúc đào chín. Thứ trái cây có vị chua - ngọt này là một thức quà khó quên khi đến với Kỳ Sơn. 

Các xã Mường Lống, Huồi Tụ, Tây Sơn (huyện Kỳ Sơn) là những nơi còn giữ được cây đào đá. Mùa hè, những trái đào bắt đầu chín. Mùa đào sẽ kéo dài khoảng 2 tháng kể từ tháng 4. 

Ngôi đền thiêng trên đất Tân Sơn

Đền Khai Long ở xã Tân Sơn, huyện Đô Lương là công trình văn hóa tâm linh của nhân dân trong vùng. Đền được khởi dựng thời Lê Trung Hưng (1533 - 1788) để thờ thần Khai Long sứ quân Ngô Xương Xí, một nhân vật lịch sử có công với dân, với nước ở thế kỷ thứ X. 

Tương truyền, Ngô Xương Xí sinh ra trong khoảng những năm 945- 950, ông là 1 trong 12 sứ quân thời Hậu Ngô vương. Ông cũng chính là cháu nội của Ngô Quyền, một bậc anh hùng tuấn kiệt được sử sách ghi chép là người “khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi thong thả như hổ, có trí dũng, sức có thể nâng được vạc”. 

Quang cảnh đền Khai Long. Ảnh: Ngọc Phương 

Bạch Y Công Chúa - Ngôi đền thiêng dưới chân Hòn Thàng

Dưới chân động Hòn Thàng, thuộc địa phận xóm 3 xã Tăng Thành (Yên thành, Nghệ An), có một ngôi đền thiêng thờ Bạch Y Công Chúa, con gái của Hoàng đế Hồ Quý Ly.

Mặt ngoài chính điện ngôi đền.

Truyền thuyết tâm linh

Ngôi đền này được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng, do một người họ Hồ từ nơi khác đến chiêu dân lập ấp, khai khẩn vùng đất phía bắc rú Gám và phía nam động Hòn Thàng, lập nên. Người lập đền cũng là thần khai canh của làng Kẻ Găng, tức làng Phúc Tăng, một làng cổ của tổng Quan Hóa xưa, nay thuộc xã Tăng Thành, huyện Yên Thành (tên người lập đền có sách ghi là Hồ Lãm, có sách ghi là Hồ Truật).

Món canh Đoọc Pít giải nhiệt nấu từ hoa của người dân vùng cao xứ Nghệ

Vào những ngày nắng nóng đặc biệt, người dân vùng cao xứ Nghệ thường vào rừng tìm hái loài hoa vàng có tên lạ tai Đoọc Pít mang về nấu canh. Món canh độc đáo này không chỉ ngon mắt, ngon miệng mà còn có công dụng giải nhiệt, thanh mát trong mùa hè. 

Hoa Đoọc Pít mọc ra từ thân cây và cành cây, mùa ra hoa là từ tháng 3 đến tháng 4 dương lịch. Hoa có dáng thuôn dài, mọc thành từng chùm. 

Độc đáo Lễ lên nhà mới của người Mạ

Nhà là nơi cư trú, sinh hoạt, gắn kết các thành viên trong gia đình của cộng đồng người Mạ ở Đắk Nông. Để dựng được ngôi nhà, đặc biệt là ngôi nhà dài dành cho đại gia đình nhiều thế hệ cần có sự chung sức, đồng lòng, tương trợ của các thành viên trong gia đình, dòng tộc và bà con trong bon làng.

Mỗi khi làm xong ngôi nhà sàn, việc chuyển về nhà mới là sự kiện rất hệ trọng. Người Mạ sẽ làm lễ cúng thần nhà trước khi lên ở nhà mới. 

Nghi thức hiến tế để kết nối với thần linh tại cây nêu 

Về Vĩnh Hưng thăm Chùa Nổi

Về với vùng sông nước Đồng Tháp Mười, có một ngôi chùa với lịch sử hàng trăm năm khuất sau hàng cây cổ thụ soi bóng bên dòng sông hiền hòa, xanh mát. Đó là Chùa Cổ Sơn, tọa lạc ấp Cả Bản, xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An, hay được người dân địa phương gọi với cái tên quen thuộc là “Chùa Nổi”.

Chùa Nổi tại ấp Cả Bản, xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng 

Rực rỡ bán đảo Sơn Trà mùa hoa lim xẹt

Từ cuối tháng 3 dương lịch, quần thể lim xẹt trên bán đảo Sơn Trà bắt đầu trổ hoa. Sắc hoa nhuốm vàng bán đảo, làm sáng rực một góc trời, tạo nên điểm nhấn cho bức tranh nên thơ nơi này.

Quần thể lim xẹt với những cây có chiều cao 9-10 mét phát triển ở cánh rừng tại khu vực gần mũi Tiên Sa. Ảnh: LAM PHƯƠNG 

Trở lại bến đợi, làng chờ

Tôi trở lại bến Đợi của làng Chờ (xã Ya Ly, huyện Sa Thầy) vào một ngày đầy nắng tháng 3. Bến Đợi là một trong những điểm du lịch của huyện Sa Thầy. Nơi đây, dù chỉ cách trung tâm huyện lỵ Sa Thầy không xa, nhưng do vị trí của làng Chờ nằm riêng về một nhánh đường, nên không gian khá yên tĩnh...

Đến với làng Chờ là đến một nơi mà cảnh quan và cuộc sống, sinh hoạt của con người diễn ra trong không khí thanh bình, phảng phất nét hoang sơ, với những mái nhà sàn của đồng bào Gia Rai dưới bạt ngàn cây xanh hòa quyện. Ở đây du khách sẽ được tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên, đắm mình trong không khi lễ hội mang đậm nét văn hóa của đồng bào Gia Rai, hít thở không khí trong lành, sống chậm lại một chút, tạm quên đi cuộc sống bận rộn với những mưu sinh thường ngày chốn “phồn hoa, đô hội”…

Năm 1995, để đảm bảo cho việc khởi công xây dựng Nhà máy thủy điện Ya Ly, người dân làng Chờ phải di dời về nơi ở mới. Thể theo nguyện vọng của người dân, bến Đợi chính là bến nước được chính quyền địa phương chọn để người dân làng Chờ làm nơi ở mới (và vẫn lấy tên làng cũ làm tên của làng tái định cư- làng Chờ).


Bình yên làng Chờ 

Củi hứa hôn của thiếu nữ Rơ Ngao ở Pô Kô

Bắt đầu tuổi cập kê, những cô gái Rơ Ngao (Ba Na) ở xã Pô Kô, huyện Đăk Tô đã biết vào rừng kiếm củi mang về chất đầu nhà, sau bếp đợi đến khi tìm được ý trung nhân, tổ chức đám cưới sẽ mang tặng mẹ chồng. Không chỉ là sính lễ về nhà chồng, củi hứa hôn còn là thước đo sự giỏi giang, khéo léo và tình yêu dành cho chồng của người con gái.

Sính lễ về nhà chồng


Dù đã “theo chồng bỏ cuộc chơi” 4 năm rồi nhưng Y Nhung (làng Tu Peng) vẫn nhớ như in chuyện ngày còn thiếu nữ từng lặn lội vào tận rừng sâu, lên núi cao kiếm những bó củi đẹp đẽ để làm lễ vật mang tặng mẹ chồng lúc cưới.

Y Nhung kể: Mình lấy chồng năm 19 tuổi, nhưng từ hồi 14 tuổi, cha mẹ đã giục mình là phải lo kiếm củi để sau này làm lễ vật khi lấy chồng. Suốt 5 năm ròng, lúc nào có thời gian là mình đều đi kiếm củi mang về chất đầy đầu nhà, che đậy cẩn thận. Đến lúc cưới, mình kiếm được hơn 100 bó to bằng cái gùi. Trước hôm cưới 2 ngày, mình nhờ anh em, bạn bè đưa sang nhà chồng, mẹ chồng vui lắm. Bà đem củi chia cho anh em trong nhà, còn lại để đun mấy năm rồi vẫn chưa hết.