"Phong tục cải lương" - một bức tranh Đông Hồ đặc sắc
ra đời đầu thế kỷ 20. Bức tranh minh họa sự thay đổi về phong tục thời
kỳ thuộc địa, với hình ảnh một người Pháp cầm khẩu súng trường bắt tay
một người đội mũ lưỡi trai, dắt xe đạp, bên cạnh là con chó Tây.
12 thg 3, 2019
Hình ảnh thú vị về tranh Đông Hồ đầu thế kỷ 20
Bên cạnh các đề tài truyền thống, tranh Đông Hồ đầu thế kỷ 20 còn mô tả những biến đổi về kinh tế - xã hội ở Việt Nam thời thuộc địa qua những nét vẽ rất sinh động.
Bí ẩn loạt lăng mộ cổ giữa khu dân cư Sài Gòn
Lăng mộ đại gia Lý Tường Quan trong con hẻm 79/30 Phú Thọ Hòa, mộ nhà bác học Trương Vĩnh Ký ở số 520 Trần Hưng Đạo, lăng võ tướng Trương Tấn Bửu ở 41 Nguyễn Thị Huỳnh... là loạt lăng mộ cổ độc đáo nằm giữa các khu dân cư đông đúc ở TP HCM.
1. Trong con hẻm 79/30 Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TP HCM có một công
trình kiến trúc cổ khá đặc biệt: Khu lăng mộ ông Lý Tường Quan
(1842-1896), còn được gọi là Bá hộ Xường - vị đại gia người Hoa được xếp
thứ ba trong Tứ đại Phú hộ Sài Gòn xưa
Huyền bí lăng mộ võ tướng nuốt chửng mắt mình khi đánh giặc
Quận công Võ Tá Sắt là một vĩ võ tướng trứ danh ở đất Hà Tĩnh. Xung quanh sự nghiệp của ông có một giai thoại rất kỳ lạ.
Toàn cảnh lăng mộ Quận công Võ Tá Sắt ở xã Thạch Liên,
huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Theo sử sách, Quận công Võ Tá Sắt tên thật
là Võ Tá Kế (húy là Khanh) con thứ 4 của Tăng Lộc Hầu, năm 14 tuổi học
tại Quốc Tử Giám
6 thg 3, 2019
Ngọn hải đăng có tên lạ bên bờ biển Quảng Ngãi
Leo 80 bậc thang lên đỉnh ngọn đèn biển cao 36 m, du khách được chiêm ngưỡng toàn cảnh vẻ đẹp của mũi Ba Làng An.
Mũi Ba Làng An nằm ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) được tạo thành bởi những vách đá trầm tích núi lửa hình cánh cung bên bờ biển. Phía dưới là những gò đá cao màu đen nhánh, nổi khi nước cạn và ngập khi thủy triều lên.
Tên gọi Ba Làng An bắt nguồn từ tên ba ngôi làng gần mũi là Vân An, An Chuẩn, An Hải. Trong cuốn Nos richesses coloniales 1900-1905 (Sự giàu có thuộc địa của chúng ta), nơi đây được gọi là Batangan. Cách gọi này được lý giải là do đọc chệch âm Ba Làng An thành Batangan. Hiện cả hai tên đều được sử dụng. Ảnh: Tuấn Minh.
Dê núi - đặc sản nhất định phải thử khi đến Ninh Bình
Ngoài tham quan khung cảnh kỳ vĩ của Tràng An hay Tam Cốc, bạn đừng quên thưởng thức đặc sản chỉ ăn tại Ninh Bình mới ngon.
Thịt dê núi xuất hiện ở nhiều vùng miền Việt Nam, tuy nhiên Ninh Bình là nơi được nhiều thực khách đánh giá có món ăn chế biến từ dê ngon nhất. Dê núi ở đây từng lọt vào danh sách 50 món đặc sản Việt (được Trung tâm kỷ lục Việt Nam xác lập năm 2012).
Vị ngon đặc trưng của dê Ninh Bình là do cách chăn nuôi nơi đây. Người dân không nhốt dê trong chuồng trại như ở các vùng khác mà thả tự do trên núi. Con vật leo trèo trên vùng địa hình hiểm trở nên thịt săn chắc và ít mỡ.
Thịt dê núi xuất hiện ở nhiều vùng miền Việt Nam, tuy nhiên Ninh Bình là nơi được nhiều thực khách đánh giá có món ăn chế biến từ dê ngon nhất. Dê núi ở đây từng lọt vào danh sách 50 món đặc sản Việt (được Trung tâm kỷ lục Việt Nam xác lập năm 2012).
Những đàn dê được chăn thả bên sườn núi. Ảnh: Phong Vinh.
Vị ngon đặc trưng của dê Ninh Bình là do cách chăn nuôi nơi đây. Người dân không nhốt dê trong chuồng trại như ở các vùng khác mà thả tự do trên núi. Con vật leo trèo trên vùng địa hình hiểm trở nên thịt săn chắc và ít mỡ.
Ngôi chùa 300 năm trên núi Bà Đen
Nằm ở lưng chừng ngọn núi cao nhất khu vực Đông Nam Bộ, ngôi chùa thu hút rất đông khách đến chiêm bái.
Chùa Bà Đen là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở tỉnh Tây Ninh, nằm ở lưng chừng núi Bà Đen cao 986 m. Chùa đã tồn tại hơn 300 năm, lúc đầu chỉ là miếu nhỏ sau được xây dựng như ngày nay. Vị thần được thờ chính trên núi là Bà Đen hay còn gọi là Linh Sơn Thánh Mẫu.
Khách Tây thấy bình yên khi thăm đền thờ Chử Đồng Tử
Eileen, người Na Uy, cảm thấy cơ thể nhẹ nhàng, tâm hồn tĩnh lặng khi bước vào ngôi đền ở Hưng Yên.
Đền thờ Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa được hình thành ở nhiều nơi trên vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, chủ yếu là các làng ven sông Hồng. Trong đó, hai điểm nổi tiếng nhất là đền Đa Hòa và đền Dạ Trạch thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Điều đặc biệt của chùa Linh Sơn Đà Lạt
Không chỉ có kiến trúc và cảnh quan đẹp, chùa Linh Sơn ở Đà Lạt còn có lịch sử khá đặc biệt. Sự hình thành chùa gắn với một ý nguyện của bà Từ Cung, mẹ vua Bảo Đại.
Sự tích huyền bí ngôi chùa lớn nhất thế giới ở Việt Nam
Chùa Tam Chúc - ngôi chùa lớn nhất thế giới ở Việt Nam - được xây bên một ngôi chùa cổ cùng tên, gắn với truyền thuyết “Tiền Lục nhạc - hậu Thất Tinh” huyền bí.
Chùa Tam Chúc - ngôi chùa lớn nhất thế giới ở Việt Nam - được xây dựng bên cạnh ngôi chùa cổ cùng tên ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Ảnh: Cattour.vn
Vừa cháo vừa bánh vừa canh
Tôi được bạn bè dắt đi ăn nhiều món ngon Quảng Trị, như bánh ướt Phương Lang, bánh lọc Mỹ Chánh, canh ám làng Lam, nhưng vẫn cứ thòm thèm món cháo bột Kẻ Diên.
Khi bàn về ẩm thực Việt Nam, GS. Tomita Kenje (Nhật Bản) có một nhận xét rất tinh tế, rằng: "Phong cách ăn của người Việt Nam đôi khi còn đậm tính dân tộc hơn cả ngôn ngữ".
Văn hóa ẩm thực là sự khởi nguồn của văn hóa loài người, vì con người muốn sống, trước hết phải ăn, và "phong cách ăn của người Việt Nam", trong đó có món cháo bánh canh, đúng như nhận xét của GS. Tomita Kenje.
Văn hóa ẩm thực là sự khởi nguồn của văn hóa loài người, vì con người muốn sống, trước hết phải ăn, và "phong cách ăn của người Việt Nam", trong đó có món cháo bánh canh, đúng như nhận xét của GS. Tomita Kenje.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)