13 thg 1, 2019

Nô nức về với đền ông Hoàng Mười

Trong những ngày qua, đền Ông Hoàng Mười, tại xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An đã đón hàng chục nghìn lượt người dân địa phương và du khách các tỉnh về tham quan, đi lễ cầu bình an, may mắn, trong những ngày trước và trong thời gian diễn ra Lễ hội.

Năm nay thời tiết thuận lợi, nên ngay từ 14-18/11 người dân địa phương và du khách thập phương đã nô nức về đi lễ đền ông Hoàng Mười. Mặc dù lượng khách đông nhưng không xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy. Chỗ dừng đỗ xe được chỉ dẫn chu đáo, hàng quán, các dịch vụ phục vụ người dân đi lễ phong phú.

Trong chiều ngày 15/11 bà con nhân dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An và du khách thập phương tham gia buổi lễ Rước Sắc, Lễ Tế và Lễ yết Cáo tại đền Ông Hoàng Mười (Hưng Nguyên, Nghệ An)

Miếu Thiên Hậu Thánh Mẫu, thị xã Vĩnh Châu

Thiên Hậu Cổ Miếu tại thị xã Vĩnh Châu thường gọi là Chùa Bà, được những người Hoa sống tại đây xây dựng vào năm 1891. Chùa được xây dựng kiến trúc cổ của người Triều Châu thuộc tỉnh Quảng Đông.

Lễ hội vía Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu

Tương truyền, trong quá trình khai phá, mở đất lập nghiệp của cộng đồng người Triều Châu ở Vĩnh Châu, người dân nơi đây tìm thấy một tượng Phật bằng đồng, nên xây dựng ngôi miếu để thờ. Ngôi miếu lúc đầu còn nhỏ, sau nhiều lần trùng tu và mở rộng quy mô, diện tích ngôi cổ miếu dần được mở rộng và khang trang hơn. Lần trùng tu lớn nhất vào năm 1981. Đến nay, Cổ Miếu vẫn giữ nguyên hiện trạng về mặt kiến trúc ban đầu và không ngừng được các nghệ nhân người Hoa trang trí, tu bổ thêm, làm cho màu sắc, đường nét cổ kính ngày càng tinh xảo.

Linh thiêng một không gian thiền Cổ Am tự

Chùa Cổ Am không chỉ là danh thắng tâm linh nổi tiếng nhất của huyện Diễn Châu, mà còn như là chứng nhân của nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm của Nghệ An nói riêng và nước Việt nói chung. 

Cổ Am tự tức chùa Cổ Am (Diễn Minh, Diễn Châu, Nghệ An) có lịch sử đã mấy trăm năm (từ thế kỷ XV), lúc đầu chỉ là một cái am nhỏ trên núi đá Hổ Lĩnh gọi là Am Sơn Tự, sau ngày càng linh thiêng và được phục dựng, uy danh trấn một vùng.

Chuyện kể lại, có người biết núi có sinh khí mạnh, nên bàn người làng đưa chùa xuống chân núi cho dễ bề đi lại; còn ông ta đưa mộ người nhà lên núi táng, việc không thành, làng động, người kia phải tạ lỗi với dân làng, xin phục lại chùa cũ. 

Chùa Cổ Am. Ảnh: Quốc Khánh 

Chuyện những dòng sông xứ Mộ Hoa

Những dòng sông thơ mộng, êm đềm trong mùa cạn và dữ dội trong mùa lũ. Sông là nơi tắm mát, cung cấp cá, tôm nuôi sống bao kiếp người ở xứ Mộ Hoa. Dòng nước từ sông tưới mát cho ruộng đồng, mang lại những mùa vàng trong mắt bao phận đời lam lũ…

Xứ Mộ Hoa thời khẩn hoang giờ đổi tên thành Đức Phổ. Nơi đây có bốn dòng sông: Lò Bó, Trà Câu, sông Trường và sông Thoa hòa dòng nước trước khi đổ ra biển qua cửa Mỹ Á. Sông như nguồn sữa của mẹ thiên nhiên nuôi sống bao đời người dân quê lam lũ.

12 thg 1, 2019

Mùa hoa mận trắng của người Mông bản Phiêng Cành



Những ai từng đi Mộc Châu dịp xuân về dường như không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của mùa hoa mận trắng, và luôn nhớ về không khí đón Tết truyền thống của người Mông. 

Bức tranh vườn mận trắng Phiêng Cành nhìn từ trên cao - Ảnh: CAO KỲ NHÂN

Trong tiết trời lạnh giá và đón gió xuân về ở vùng cao, những vườn mận của người dân tộc Mông bung nở hoa trắng trời như níu chân người lữ khách.

Chùa Ông (chùa Ông Ngựa)

Chùa Ông tọa lạc trên đường Hùng Vương, phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.


Chùa sở dĩ có tên là chùa Ông bởi vì chùa thờ Quan Thánh Đế Quân (hay còn gọi là Quan Công, Quan Vân Trường) – một nhân vật lịch sử người Hoa sống ở thời Tam Quốc. Tuy nhiên, người dân địa phương quen gọi là chùa Ông Ngựa bởi vì trước sân chùa có miếu thờ tượng một con ngựa (còn gọi là tượng xích thố).

Chùa Hội An

Chùa Hội An – ngôi chùa đầu tiên được xây dựng tại thành phố mới Bình Dương.


Tên gọi của chùa Hội An mang ý nghĩa của sự quy tụ bao điều an lành của cuộc sống về một sự phát triển không ngừng của thành phố mới Bình Dương.

Chùa Niệm Phật

Chùa Niệm Phật tọa lạc ở số 146, tổ 8, khu A, ấp Phú Hưng, xã An Sơn, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Là một trong những ngôi chùa đẹp nhưng ít được biết đến ở Bình Dương. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông được Hòa thượng Thích Thiện Huê khai sơn vào năm 1951 và tổ chức trùng tu vào năm 1993.

Chùa tọa lạc trên một mảnh đất với diện tích 2 hecta, có quy mô lớn. Chùa nằm nép mình bên một nhánh sông với kiến trúc rất độc đáo. Đường vào chùa có thể đi bằng đường bộ trên con đường mòn ven sông hoặc đi bằng đường thủy.

Chùa Niệm Phật nhìn từ xa

10 thg 1, 2019

Đèo Hải Vân – quyến rũ nhưng đầy thách thức

Ngày 8.1.2019, một xe khách chở 21 sinh viên khi đổ đèo Hải Vân đã lao xuống vực sâu khiến một nữ sinh thiệt mạng và 9 người bị thương nặng. Vụ tai nạn nghiêm trọng này một lần nữa đã dấy lên nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông trên cung đường kỳ vĩ nhưng đầy thách thức này.

Làng nghề bánh đa Lộ Cương

Thăm làng nghề bánh đa Lộ Cương (phường Tứ Minh, TP. Hải Dương) vào bất cứ mùa nào trong năm, chúng ta đều gặp một màu vàng khắp con đường quanh co trong làng khung cảnh vô cùng đặc biệt của những phên bánh đa vừa ra lò còn nóng hổi.

May mắn chúng tôi có mặt tại làng nghề bánh đa Lộ Cương vào sáng sớm, cả một vùng rộng lớn ở đây được bao phủ bởi những mảng màu vàng, trắng, cùng nhiều màu sắc khác đan xen, tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc vô cùng đẹp mắt, mang đậm truyền thống về một không gian làng nghề Việt. Khi mặt trời bắt đầu nhô ra tia nắng của một ngày mới còn le lói thì những phên bánh đa được các hộ dân làng nghề tráng xong đưa ra khỏi lò vẫn còn nghi ngút khói, bưng ra phơi trắng cả những con đường quanh co trong làng.

Nếu trời nắng to thì bánh đa chỉ phơi nắng khoảng 3 tiếng là được.