4 thg 5, 2018

Về chợ quê gặp ngày hội

Chương trình "Chợ quê ngày hội" được tổ chức nằm trong khuôn khổ Festival Huế 2018 thu hút được sự quan tâm của du khách và người dân. Ảnh: NĐT 

Sáng 28.4 tại Cầu Ngói Thanh Toàn xã Thuỷ Thanh, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã diễn ra “Chợ quê ngày hội”. Lễ hội thu hút được sự quan tâm của người dân địa phương và du khách trong ngoài nước.

Được tổ chức hai năm một lần cùng với thời gian diễn ra Festival Huế, “Chợ quê ngày hội” là dịp để du khách có thể cảm nhận được một phiên chợ đậm chất mộc mạc và dân dã của một miền quê thanh bình bên con sông Như Ý hiền hoà. 

Chợ Bến Thành - điểm đến du khách không thể bỏ qua ở TPHCM

Hơn 100 năm qua, chợ Bến Thành đã trở thành một biểu tượng kinh tế năng động, một điểm thăm quan khi đến thành phố phồn hoa và phát triển nhất cả nước.

Chợ Bến Thành là ngôi chợ lớn nằm ở trung tâm quận 1 TP Hồ Chí Minh. Chợ được xây dựng cách đây tròn 1 thế kỷ. Khi ra đời, lễ khánh thành chợ được báo chí thời đó gọi là “Tân Vương Hội”. Buổi lễ “Tân Vương Hội” kéo dài 3 ngày: 28, 29 và 30 tháng 3 năm 1914, với sự tham dự của hơn 100.000 người ở Sài Gòn và các tỉnh đổ về. Ảnh: Hình ảnh Cửa Nam (cửa chính) chợ Bến Thành với tháp đồng hồ đã trở thành một hình ảnh quen thuộc mang tính biểu tượng của TP Hồ Chí Minh.

Nón lá làng Chuông gìn giữ hồn quê Việt Nam

Làng Chuông (huyện Thanh Oai, Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng xa gần bởi nghề làm nón với những chiếc nón lá vừa đẹp vừa bền.

Gần 400 năm có nghề làm nón lá, làng Chuông thuộc địa phận xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội nức tiếng khắp kinh kỳ bởi những chiếc nón lá đẹp và tinh tế khó nơi nào sánh kịp

3 thg 5, 2018

Ngôi chùa nhỏ bên sườn núi

Đường Huỳnh văn Nghệ, rẽ vào Võ Trường Toản ở cổng chào Văn miếu Trấn Biên độ 200 met thì bên tay phải ta thấy một lối mòn lên núi. Đầu lối mòn có bảng chỉ đường lên chùa Long Sơn Thạch Động, chùa Linh Sơn. Chùa Long Sơn Thạch Động khá nổi tiếng, được nhiều du khách biết tới (còn bị gọi nhầm tên là chùa Bửu Long, vì ngoài con đường lên chùa theo sườn núi này thì khi vô Khu du lịch Bửu Long còn có thể lên chùa theo sườn núi bên trong khu du lịch!), nhưng chùa Linh Sơn thì hầu như không ai biết.

Cũng xin nói thêm một chút về núi Bửu Long, đúng ra phải gọi là núi Long Ẩn. Gọi là núi theo đúng cách gọi tên của cha ông ta từ thuở xa xưa, và vì đây là nơi cao hơn hẳn so với địa thế chung quanh, chớ thật ra núi này chỉ cao khoảng 60 met, không là gì so với địa thế chập chùng miền Trung, miền Bắc với những dãy núi cao hàng ngàn met.

Ở con đường mòn lên núi mà ta vừa kể ở trên, có một đoạn rất dốc (nhưng ngắn thôi, dưới 100 met), khi vừa dứt đoạn dốc ấy thấp thoáng một ngôi chùa, mang tên Linh Sơn tự. Chùa đơn sơ, nhỏ bé lắm khiến bạn có thể không để ý rằng nơi đây có một ngôi chùa nếu không dừng bước. May thay, có 2 điều khiến bạn dừng bước. Một là nơi đây có khoảng triền núi khá rộng, có thể dừng chân ngắm cảnh hồ nước long lanh phía dưới, xa xa là thành phố Biên Hòa, xung quanh là cây rừng xào xạc. Hai là trước mặt bạn có tượng Phật Bà Quan Âm lộ thiên uy nghiêm và hiền từ, bên cạnh đó là cây bồ đề cổ thụ cao to, phủ bóng mát.

Tượng Phật Quan Âm và cây bồ đề

Nghi lễ tạ ơn thầy mo bị mai một của người Thái

Xăng Khan là lễ hội để trả ơn thầy mo đã chữa khỏi bệnh cho gia đình, là dịp các đôi trai gái gặp gỡ, kết duyên vợ chồng.

Lễ hội Xăng Khan còn được gọi là Kin chiêng boọc mạy, tổ chức 3 năm một lần vào tháng 2-3 hoặc tháng 10-11 (theo cách tính lịch của người Thái). Đây là dịp để người dân khắp bản làng trả ơn thầy mo đã chữa khỏi bệnh cho gia đình, cũng là ngày để các đôi trai gái có dịp gặp gỡ, kết duyên vợ chồng. 
Gia đình thầy mo sẽ khua chiêng trống để mời người dân trong bản đến dự lễ thay cho lời mời. 

Sài Gòn với mùa sao đen hạ cánh ngập vàng vỉa hè

Khi Sài Gòn chuẩn bị vào hè là khắp các con phố khu trung tâm lại nhuộm vàng bởi những cánh sao đen bay phấp phới vỉa hè. 

Tại TP HCM, sao đen là loài cây đô thị phổ biến, được trồng ở nhiều tuyến đường trung tâm, công viên để tạo bóng mát, lọc không khí. Những con đường như Pasteur, Mạc Đĩnh Chi, Điện Biên Phủ, Phạm Ngọc Thành, khu Hồ Con Rùa, công viên 30 tháng 4... đều được phủ mát bởi những cây sao đen cổ thụ cao vút, do người Pháp trồng. 

Huế tròn 100 năm trước

Cách đây đúng 100 năm, mùa Xuân năm 1918, nhà báo Phạm Quỳnh lần đầu đến Huế và đã ghi lại ký sự về chuyến đi này. 

Trong ký sự "Mười ngày ở Huế", ông chủ bút Nam Phong tạp chí nổi tiếng đầu thế kỷ 20 đã ghi lại những ấn tượng về xứ Thần kinh, lúc đó đang là kinh đô của nước ta thời phong kiến.

Sững sờ trước vẻ đẹp của sông Hương, Phạm Quỳnh mô tả: "Hương Giang là cái châu báu của xứ Kinh. Nước trong như vắt, dòng phẳng như tờ, ít khi có sóng gợn trên mặt, đi thuyền trên sông như đi trong hồ vậy. Huế không có con sông Hương thì tưởng cái đẹp của xứ Huế giảm mất nửa phần".

Kiệu rước vua qua Ngọ Môn, kinh thành Huế. 

Khu chợ chỉ họp vào mùa hè suốt 15 năm ở Quảng Nam

Chợ biển Tam Tiến họp từ 5h đến 8h sáng mỗi ngày, là nơi du khách và người dân có thể mua hải sản tươi vừa được mang lên bờ. 

15 năm trước, chợ Tam Tiến chỉ là một nơi buôn bán tự phát của người dân địa phương, hàng hoá chủ yếu là hải sản. Hiện, chợ bán đầy đủ các mặt hàng từ rau củ quả cho đến quần áo, đồ gia dụng... Hải sản tại đây được người ngư dân mang trực tiếp từ chuyến đánh bắt đêm hôm trước. 

Về Gành Yến ngắm san hô qua làn nước trong vắt

Du khách khi đến thắng cảnh Gành Yến sẽ được lặn ngắm san hô, chèo thúng ngắm chim bay về tổ.

Trải qua hàng triệu năm kiến tạo địa chất, hàng loạt bãi đá trầm tích núi lửa xếp chồng lên nhau, uốn cong quanh bờ biển tạo nên di sản thiên nhiên độc đáo Gành Yến ở làng chài thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, cách trung tâm TP Quảng Ngãi về phía Bắc 35 km. 

Làng nấu mía đường trăm năm

Nà Rọ là ngôi làng duy nhất ở xã Song Giang, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn còn giữ được nghề làm mía đường đã gần 100 năm. Nghề làm mía đường tuy vất vả nhưng mang lại thu nhập khá cho bà con nơi đây.

Mồ hôi trên ruộng mía 


Đã thành thông lệ, cứ vào dịp sau Tết Nguyên đán, bà con làng Nà Rọ lại bắt đầu ra quân trồng mía. Để đến tầm tháng 11 thu hoạch làm mẻ mía đường phục vụ nhu cầu Tết. Chị Vi Thị Thủy - Chủ tịch Hội Nông dân xã Song Giang cho hay: Nghề trồng mía để làm đường phên bằng phương pháp thủ công đã có mặt ở đây gần trăm năm. Hiện trong xã chỉ còn mỗi làng Nà Rọ vẫn làm. Mỗi năm trồng một vụ mía. Bắt đầu từ tháng 1 tới tháng 11 được thu. Thu xong lại lấy ngọn giâm xuống đất cho mùa sau. 

Thu hoạch mía để chuẩn bị làm đường phên.