Nhà thờ Tiền hiền làng An Hải và Thoại Ngọc Hầu hoàn thành việc nâng cấp, xây dựng vào cuối tháng 3-2009 trong khuôn viên rộng 4.250 m2 với kinh phí gần 7 tỷ đồng.
17 thg 1, 2018
Nhà thờ Tiền hiền làng An Hải và Thoại Ngọc Hầu
Nhà thờ Tiền hiền làng An Hải và Thoại Ngọc Hầu (phường An Hải Tây, quận Sơn Trà) được biết đến không chỉ là ngôi nhà thờ của một làng rộng lớn, có lịch sử lâu đời trên đất Đà Nẵng, mà đây còn là nơi tế tự một nhân vật lịch sử nổi tiếng của quê hương An Hải. Đó là Thoại Ngọc Hầu - Nguyễn Văn Thoại, một danh tướng lừng lẫy trong Nam ngoài Bắc, được dân Châu Đốc, An Giang tôn kính như một vị thần.
Chiếc gùi trong cuộc sống của đồng bào vùng cao
Chiếc gùi (còn gọi là bế) là vật dụng quen thuộc, biểu trưng cho nét văn hóa truyền thống của các đồng bào dân tộc ở miền Tây Nghệ An. Cuộc sống ngày nay đã có nhiều thay đổi nhưng chiếc gùi vẫn là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình vùng cao. Nghề đan gùi, vì vậy đang tìm thấy chỗ đứng.
Để có được một chiếc gùi, người đan phải trải qua rất nhiều công đoạn như: chọn nguyên liệu, xử lý nguyên liệu, chọn mẫu và tiến hành đan. Ảnh: Hồ Phương
Độc đáo bia cổ bốn mặt chữ ở Nghệ An
Tồn tại hơn 300 năm, bia đá Kiên Nghĩa tại đền thờ Trần Hưng Nhượng ở xóm Xuân Hòa, xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương được xem là tấm bia cổ độc đáo, có giá trị lớn trong nghiên cứu lịch sử, mỹ thuật.
Bia Kiên Nghĩa nằm trong khuôn viên đền thờ Trần Hưng Nhượng thuộc cụm di tích đền thờ Quận công Trần Hưng Học – Trần Hưng Nhượng ở xã Thanh Xuân (Di tích lịch sử Quốc gia từ năm 1996). Ảnh: Huy Thư
16 thg 1, 2018
Về Cái Mơn, thăm quê Tổng biên tập tờ báo quốc ngữ đầu tiên
Tuy còn nhiều tranh luận xung quanh cuộc đời và sự nghiệp, nhưng người dân Bến Tre vẫn xem ông là niềm tự hào xứ sở. Vì vậy, không chỉ lưu giữ cái sẵn có, nhiều nơi còn lập mới nhiều công trình...
Xứ Cái Mơn được biết đến như thủ phủ hoa kiểng, cây giống nức tiếng, nhưng vẫn giữ được nét hồn nhiên, mộc mạc của làng quê đặc chất Nam bộ với hình ảnh những con đường quê nho nhỏ vắt mình qua những vườn cây xanh, quả ngọt. Và người dân chân chất nơi đây thì luôn rộng mở tấm lòng hiếu khách.
Trương Vĩnh Ký, còn được gọi là Pétrus Ký, sinh ngày 6.12.1837 tại làng Cái Mơn (huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh-Long - nay là xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, Bến Tre) được xem như nhà bác học bách khoa bởi sự hiểu biết sâu rộng hiếm có. Ông là 1 trong số 18 nhà bác học danh giá nhất thế giới trong cuộc bầu chọn Toàn cầu bác học danh gia năm 1874, khi mới ngoài 30 tuổi.
Xứ Cái Mơn được biết đến như thủ phủ hoa kiểng, cây giống nức tiếng, nhưng vẫn giữ được nét hồn nhiên, mộc mạc của làng quê đặc chất Nam bộ với hình ảnh những con đường quê nho nhỏ vắt mình qua những vườn cây xanh, quả ngọt. Và người dân chân chất nơi đây thì luôn rộng mở tấm lòng hiếu khách.
Trương Vĩnh Ký, còn được gọi là Pétrus Ký, sinh ngày 6.12.1837 tại làng Cái Mơn (huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh-Long - nay là xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, Bến Tre) được xem như nhà bác học bách khoa bởi sự hiểu biết sâu rộng hiếm có. Ông là 1 trong số 18 nhà bác học danh giá nhất thế giới trong cuộc bầu chọn Toàn cầu bác học danh gia năm 1874, khi mới ngoài 30 tuổi.
Khám phá bí mật trong nhà thờ Mằng Lăng
Không chỉ gây ấn tượng với kiến trúc cổ xưa, nhà thờ Mằng Lăng còn là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam.
Ba nhà thờ ở Huế tuyệt đẹp
Ba nhà thờ ở Huế có kiến trúc tuyệt đẹp này là địa điểm du khách không thể bỏ qua nếu tham quan Cố đô dịp Giáng sinh.
Tọa lạc ở phường Phú Nhuận - thành phố Huế, nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế là nhà thờ nổi
tiếng bậc nhất ở Huế. Đây cũng là một trong những nhà thờ Công giáo
tráng lệ nhất ở Việt Nam. Công trình được xây dựng từ năm 1959 - 1962
theo thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Mỹ Lộc.
15 thg 1, 2018
Trương Tấn Bửu
Trương Tấn Bửu là một trong Ngũ hổ tướng của nhà Nguyễn (gồm Lê văn Duyệt, Trương Tấn Bửu, Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn văn Trương, Nguyễn văn Nhân). Ông đã từng có thời gian làm tổng trấn, phó tổng trấn Gia Định thành (thời đó, Gia Định thành gần như toàn cõi Nam bộ). Ông mất năm 1827, vua Minh Mạng ban cho hai ngàn quan tiền và năm cây gấm tống cẩm để giúp làm việc tang lễ. Đích thân tả quân Lê Văn Duyệt coi lo việc chôn cất Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu và xin cấp tự điền (ruộng đất để thờ tự) và người giữ mộ. Lăng Trương Tấn Bửu gồm ngôi mộ và một đền thờ trong khuôn viên rộng hơn 2.300 m2 có tường rào bao bọc, nay nằm trên đường Nguyễn thị Huỳnh, Phú Nhuận.
Vang danh đặc sản cua Năm Căn - Cà Mau
Huyện Năm Căn (Cà Mau) có hệ thống sông ngòi chằng chịt, có nhiều lợi thế phát triển nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh con tôm, một loại thủy sản khác cũng đã khẳng định được thương hiệu và hiệu quả kinh tế là con cua.
Nuôi cua sinh thái
Cua Cà Mau hầu hết được nuôi thâm canh theo hướng tự nhiên, sinh thái trong các vuông tôm, kết hợp với rừng và các loài thủy sản khác. Đặc biệt, huyện Năm Căn là vùng ven biển, có hệ sinh thái đa dạng nên đất và nước màu mỡ. Bên cạnh đó, môi trường khí hậu ổn định nên tạo được lượng thức ăn tự nhiên dồi dào cho con cua phát triển nhanh, thịt cua ngon hơn những vùng khác.
Nuôi cua sinh thái
Cua Cà Mau hầu hết được nuôi thâm canh theo hướng tự nhiên, sinh thái trong các vuông tôm, kết hợp với rừng và các loài thủy sản khác. Đặc biệt, huyện Năm Căn là vùng ven biển, có hệ sinh thái đa dạng nên đất và nước màu mỡ. Bên cạnh đó, môi trường khí hậu ổn định nên tạo được lượng thức ăn tự nhiên dồi dào cho con cua phát triển nhanh, thịt cua ngon hơn những vùng khác.
Người dân thu hoạch cua biển trong vuông tôm. Ảnh: Chúc Ly
Ngon ngọt mực một nắng Phú Yên
Một trong số những đặc sản của Phú Yên mà khách du lịch không thể bỏ qua là mực một nắng do ngư dân đánh bắt và sơ chế.
Để mực một nắng được thơm ngon, ngư dân phải rửa mực bằng nước biển, sau đó đem phơi ở nơi nhiều ánh nắng, nắng to.
Quan trọng nhất là mực chỉ phơi "đủ 1 nắng”, thông thường nếu gặp trời nắng gắt người dân có thể phơi khoảng 2 đến 3 tiếng cho mực vừa se lại, sờ không dính tay trước khi đi vào chế biến các món ăn khác nhau hay làm quà biếu...
Để mực một nắng được thơm ngon, ngư dân phải rửa mực bằng nước biển, sau đó đem phơi ở nơi nhiều ánh nắng, nắng to.
Quan trọng nhất là mực chỉ phơi "đủ 1 nắng”, thông thường nếu gặp trời nắng gắt người dân có thể phơi khoảng 2 đến 3 tiếng cho mực vừa se lại, sờ không dính tay trước khi đi vào chế biến các món ăn khác nhau hay làm quà biếu...
Mực một nắng nướng chấm tương ớt là món khoái khẩu. Ảnh: Văn Hào
Sò huyết đầm Ô Loan - đặc sản Phú Yên
Những đặc sản làm nên thương hiệu của vùng đất Phú Yên phải nhắc đến mắt cá ngừ đại dương và sò huyết, trong đó sò huyết đầm Ô Loan là “danh bất hư truyền” khó nơi nào có thể sánh bằng.
Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An, Phú Yên không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp của miền Trung mà còn là nơi có nguồn lợi thủy hải sản đa dạng, phong phú như tôm, cua, cá, ghẹ, sứa, hàu … Nhưng thứ làm nên thương hiệu của cùng đất này lại là mắt cá ngừ đại dương và sò huyết. Trong đó, sò huyết đầm Ô Loan là một trong những đặc sản “danh bất hư truyền” của vùng đất Phú Yên mà khó nơi nào có thể sánh bằng.
Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An, Phú Yên không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp của miền Trung mà còn là nơi có nguồn lợi thủy hải sản đa dạng, phong phú như tôm, cua, cá, ghẹ, sứa, hàu … Nhưng thứ làm nên thương hiệu của cùng đất này lại là mắt cá ngừ đại dương và sò huyết. Trong đó, sò huyết đầm Ô Loan là một trong những đặc sản “danh bất hư truyền” của vùng đất Phú Yên mà khó nơi nào có thể sánh bằng.
Ảnh: Văn Hào
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)