25 thg 5, 2017

'Săn ảnh' bánh đa, thưởng thức đặc sản Thổ Hà

Nằm ven sông Cầu, làng Thổ Hà xưa nổi tiếng với nghề làm gốm giờ lại nổi danh khắp gần xa và khách lãng du với nghề làm bánh đa, đặc biệt bánh đa dừa đặc sản thơm lừng.

Bánh đa phơi tràn sân, che kín các mái nhà - Ảnh: Đ.Anh 

Chúng tôi gửi xe ở một ngôi nhà ven đường chính rồi đi bộ xuống bến phà. Gọi là bến phà nhưng thực chất hai bên bờ sông chỉ cách nhau vài mươi mét. Đứng bên này bờ đã thấy lòng rộn lên khi nhìn thấy hình ảnh cây đa bến nước quen thuộc đầu làng.

Lên chùa học chữ Khmer

Không chỉ là nơi tôn nghiêm thờ cúng đức Phật, những ngôi chùa Khmer Nam Bộ còn được ví như một trường học với những lớp dạy chữ Khmer. Đặc biệt 136 chùa Khmer ở tỉnh Trà Vinh vào dịp hè lại rộn ràng các lớp dạy chữ Khmer cho học sinh. 

Theo Đại đức Thạch Nhứt, Trụ trì chùa Xoài Xiêm mới (huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) thì truyền thống dạy chữ trong chùa Khmer có từ xưa. Hầu hết các chùa ở tỉnh Trà Vinh đều mở lớp dạy học. Người dân trong vùng đều có thể đến chùa học, không phân biệt tuổi tác, dân tộc và thường đông nhất là trẻ em tuổi từ 6 đến 7 tuổi.

Tham gia giảng dạy tại các chùa ở Trà Vinh chủ yếu là các nhà sư. Ngoài ra, nhiều Phật tử cũng tình nguyện tham gia việc dạy chữ ở chùa. “Tôi đã có hơn 30 năm dạy chữ Khmer cho con em các phum, sóc gần chùa. Ở chùa này chỉ có mở tới hết cấp 2, nên các em học sinh muốn học lên cao nữa thì sẽ đi qua học ở các chùa khác”, ông Thạch Ni, một tình nguyên viên đang dạy học ở chùa Mich (còn gọi chùa Tà Niếp, huyện Trà Cú) chia sẻ.

Việc dạy học ở chùa còn được xem là một việc làm phúc cho bản thân và gia đình nên dù không hề nhận bất kỳ một khoản thu nhập nào từ học trò hay nhà chùa, ông Thạch Ni vẫn cần mẫn đứng lớp suốt những năm qua. Chính thời gian học chữ trong chùa đã giúp các tăng sinh, học sinh viết và phát âm chuẩn tiếng Khmer của dân tộc mình. Ngoài ra, họ còn được học về Phật pháp, góp phần gìn giữ và phát triển chữ viết, tiếng nói, gìn giữ văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Những ngôi chùa của đồng bào Khmer được ví như một trường học nhằm giữ gìn ngôn ngữ, chữ viết và văn hóa trong cộng đồng dân tộc Khmer.

Vị ngọt từ những vụ chanh tứ quý

Với ưu điểm ít sâu bệnh, mọng nước và độ chua thanh, giống chanh tứ quý có năng suất cao, được nhiều hộ nông dân ở huyện Khoái Châu (Hưng Yên) lựa chọn trồng theo quy trình VietGap đang tạo ta những "vụ mùa ngọt", giúp phát triển kinh tế nông nghiệp địa phương. 

Là một trong những người khởi đầu phong trào trồng chanh tứ quý từ năm 2012, anh Nguyễn Hữu Hà ở xã Tân Dân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên cho biết, thông qua một vài người bạn, anh nhập giống chanh có nguồn gốc từ Úc và Mỹ về và thử nghiệm ghép thử trên cây bưởi. Với lượng ghép 175 cây, số tiền đầu tư ban đầu chỉ có 15 triệu vào năm 2012, chỉ đến đầu năm 2013 anh thu hoạch được 1,8 tấn quả và đạt doanh thu 30 triệu.

Khác với giống chanh thường từ lúc trồng đến lúc thu hoạch phải mất 15 tháng và chỉ thu được từ 10-20kg/đợt/cây vào tháng 7 và tháng 8 thì giống chanh tứ quý chỉ mất 3-5 tháng là có thể thu hoạch quả liên tục từ tháng 2 đến tháng 6. Với đặc điểm mọng nước và độ chua thanh, chanh tứ quý không chỉ được dùng làm chanh gia vị trong những bữa ăn mà còn được dùng làm nước sốt, nước ép, rượu chanh…

Khi cây trồng ra vườn lớn được 25-30 ngày, người nông dân sẽ rắc vào mỗi gốc cây 1 lạng bột đỗ tương, có tác dụng thay thế một số phân bón hóa học, giúp tăng sức đề kháng sâu bệnh cho cây..

Ẩm thực trên núi Tây Thiên

Thật thú vị biết mấy khi leo bộ theo con đường mòn lên đỉnh núi Tây Thiên, Vĩnh Phúc để vãn cảnh và dừng lại đâu đó dọc đường thưởng thức những món ăn đậm đà dư vị của núi rừng. 

Khám phá Tây Thiên, bạn sẽ cảm nhận được bao điều thú vị, từ phong cảnh hoang sơ, trong lành và thoáng mát đến những ngôi đền cổ thấp thoáng trong rừng xanh. Trong hành trình ấy, bạn có thể dừng chân ở một quán nhỏ, thưởng thức những món ăn dân dã được chế biến từ những sản vật của người dân địa phương. 

Gà nướng than hồng làm nức lòng du khách mọi miền khi đến Tây Thiên. 

Làng nghề bún “tiến Vua” Mạch Tràng

Làng bún Mạch Tràng (xã Cổ Loa, huyện Ðông Anh, Hà Nội) có lịch sử hơn hai nghìn năm, gắn với câu chuyện về lễ sêu (lễ dạm hỏi) công chúa Mỵ Châu. "Bún tiến vua" là tên gọi người dân nơi đây dành cho món ăn bình dị này.

Nét riêng của làng nghề

Ở làng Mạch Tràng có những gia đình mấy đời sống bằng nghề làm bún. Bí quyết của nghề cũng theo đó mà sống mãi với thời gian.

Bún Mạch Tràng không trắng ngần, sáng bóng như bún Phú Ðô, không có màu sắc bắt mắt như bún Song Thần mà có mầu trắng ngà, nhưng nếu ai đã có dịp thưởng thức thì khó có thể quên mùi vị của những sợi bún quê, cũng như cảm nhận về độ “dai” của sợi bún Mạch Tràng.

Sở dĩ bún Mạch Tràng giữ được cho mình bản sắc riêng ấy là bởi xuất phát từ công nghệ, từ sự đúc rút kinh nghiệm, từ “tinh hoa” của làng nghề. Theo các nghệ nhân của làng bún, mầu trắng ngà của bún Mạch Tràng được hình thành trong quá trình ngâm, ủ, lên men của bột. Phải qua nhiều lần ngâm bột, chắt được nước...đến khi thấy bột trắng mới thôi.

Bún Mạch Tràng - đặc sản tiến Vua.

Phan Kế Bính với sự nghiệp báo chí

Phan Kế Bính là một trong số nhà nho ở giai đoạn này có những công trình biên khảo vững vàng, dày dặn hơn cả; nhưng về sáng tác, ngòi bút của ông cho thấy sở đoản và những giới hạn không thế vượt qua của cả thế hệ.

Trong mọi lĩnh vực ông tham gia: biên kháo, sáng tác, ngòi bút Phan Kế Bính đều mang lại những đóng góp lớn cho sự phát triển quốc văn, từ phương diện xây dựng lối diễn đạt, đến việc cung cấp những chất liệu cụ thế cho việc xây dựng một tinh thần riêng cho văn hóa, văn học Việt Nam khi ở vào thế đối diện với sức mạnh của văn hóa phương Tây (Pháp) thống trị.

Xóm Ải - Nơi lưu giữ ký ức bản Mường

Xóm Ải (xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) có trên 80 nóc nhà sàn nằm ven các sườn đồi trong thung lũng Mường Bi rộng lớn. Người dân xóm Ải nồng hậu, mến khách luôn chờ đón những du khách đến thăm quê hương mình để giới thiệu những giá trị văn hóa, lịch sử, cảnh đẹp đất Mường cổ này.

Đất Mường cổ


Đi qua cây cầu nhỏ bắc ngang dòng suối Ải là tới xóm Ải. Bao quanh là những đồi bát úp, phía trước là những thửa ruộng bậc thang trồng lúa nước, phía sau là các triền đồi thấp, những ngôi nhà sàn truyền thống của người Mường thấp thoáng sau những rặng tre, tán cây ăn quả. Khi nói về quê hương bản quán của mình, ông Bùi Văn Dựng, trưởng xóm Ải không giấu nổi niềm tự hào. Ông bảo, trong bốn vùng Mường rộng lớn xưa: Bi, Vang, Thàng, Động thì Mường Bi là vùng đứng đầu tiên, được coi là quê hương của nhiều ngành Mường ở Việt Nam, thậm chí coi như đất tổ, lấy văn hóa Mường Bi như là chuẩn mực để so sánh và làm theo.

Giới thiệu món ăn đặc trưng tới du khách.

21 thg 5, 2017

Vườn dâu sai trái trĩu cành ở Đồng Nai

Những vườn dâu với trái chi chít bao bọc khắp thân và cành cây của vùng miệt vườn Đồng Nai khiến người nhìn phải ồ lên trầm trồ thích thú. 

Đã mắt với vẻ đẹp trĩu cành của vườn dâu ở vùng miệt vườn Đồng Nai

Những ngày này, các nhà vườn ở xã Tam An, Lộc An, An Phước (H.Long Thành), Long Tân, Phú Hội (H.Nhơn Trạch) của tỉnh Đồng Nai, đang bước vào mùa thu hoạch trái dâu. Trước đây, các hộ dân chỉ trồng một vài cây để lấy bóng mát và trái để ăn chơi. 

Những năm gần đây, dâu bán được giá nên nhiều hộ đã trồng với diện tích lớn để kinh doanh. Những vườn dâu với trái dày đặc bao bọc từ gốc lên cành tạo thành từng chùm dài buông xoã xuống như bức rèm khiến người nhìn phải trầm trồ thích thú.

18 thg 5, 2017

Lập lòe đom đóm bay đêm

1.
Nếu thuở nhỏ bạn đã từng sống ở thôn quê thì ắt hẳn là bạn đã từng có những đêm ngồi ngắm từng đàn đom đóm lập lòe bay, mơ những giấc mơ đom đóm. Chắc là bạn cũng từng bắt đom đóm bỏ vô chai để nhìn nó nhấp nháy, nhớ đến câu chuyện kể ngày xưa: học trò nghèo nhà không có tiền mua dầu thắp đèn, nên bắt đom đóm bỏ vô chai để lấy ánh sáng học suốt đêm khuya.



Vùng cao Phước Bình, nơi dừng chân cho người thích khám phá

Vườn quốc gia Phước Bình, Ninh Thuận từ lâu là điểm dừng chân lý tưởng của những kẻ lữ hành thích khám phá, trải nghiệm những vùng đất còn hoang sơ, tự nhiên.

Vườn Quốc gia Phước Bình thuộc địa phân xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng chừng 70 km theo hướng tây bắc. Để đến được đây, du khách di chuyển theo hướng quốc lộ 27 đi Ninh Sơn khoảng 36 km, rẽ phải sang quốc lộ 27B khoảng 1 km, sau đó rẽ trái sang đường DT656 rồi đi thẳng theo biển hướng dẫn.

Trên đường đi, du khách sẽ được "thiết đãi" vô vàn cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp: núi rừng hùng vĩ, trùng điệp chạy dài bất tận, những làng mạc của người dân tộc, những nương rẫy xanh trong...

Khung cảnh thư giãn lý tưởng cho du khách.