Anh Trần Đình Hạnh, ngư dân tại khóm Hàng Vịnh, thị trấn Năm Căn đang chuẩn bị dụng cụ để bắt đầu công việc quen thuộc của mình. Một người thợ khác ngồi trên mui tàu giữ phao và thay nhau xuống đục mỗi khi người ở dưới đuối sức.
12 thg 1, 2017
Theo chân những người thợ đục hàu bên sông Cửa Lớn ở Cà Mau
Ngâm mình hàng giờ dưới nước, bấu víu vào những tảng bê tông với đầy vỏ hàu sắc nhọn để chống chọi lại dòng nước xiết chảy qua chân cầu cảng... là công việc thường ngày của những người thợ đục hàu bên bờ sông Cửa Lớn, thị trấn Năm Căn, tỉnh Cà Mau.
Làng nghề chày thớt Phú Long
Làng nghề chày thớt Phú Long ở khu phố Hòa Long, phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đã tồn tại và phát triển từ hơn nửa thế kỷ qua. Đến nay, cái chày, tấm thớt Phú Long không những được ưa chuộng trên thị trường trong nước mà đã vươn xa ra thị trường các nước như: Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Lái Thiêu xưa vốn là vùng đất hoang sơ, có nhiều rừng nên nghề mộc nơi đây phát triển rất sớm nhờ nguồn nguyên liệu gỗ phong phú. Theo những người có kinh nghiệm làm chày, thớt ở Phú Long, người sáng lập ra làng nghề này là ông Hai Thiệt. Ban đầu, từ những khúc gỗ thừa của các xưởng mộc trong làng, ông mang về để tận dụng làm thớt. Sẵn nguồn nguyên liệu, lại nắm bắt nhu cầu của bà con trong vùng, ông Hai Thiệt làm thớt để bán, rồi truyền nghề lại cho con cháu sau này. Làng nghề dần được hình thành từ thời điểm những năm 1960 của thế kỷ trước và cũng để ghi công ông Hai Thiệt, người làng sau đó gọi ông là Hai Thớt.
Hiện làng nghề chày thớt Phú Long có hơn 20 cơ sở lớn, nhỏ làm việc quanh năm. Nếu trước đây một cơ sở khoảng 20 người làm thủ công chỉ được 300 thớt/ngày thì bây giờ với sự hỗ trợ của máy móc có thể sản xuất được 2.000 thớt/ngày. Ở nhiều cơ sở sản xuất lớn, sản phẩm chày, thớt Phú Long còn đăng ký thương hiệu và bán trong các siêu thị và xuất khẩu ra nước ngoài.
Lái Thiêu xưa vốn là vùng đất hoang sơ, có nhiều rừng nên nghề mộc nơi đây phát triển rất sớm nhờ nguồn nguyên liệu gỗ phong phú. Theo những người có kinh nghiệm làm chày, thớt ở Phú Long, người sáng lập ra làng nghề này là ông Hai Thiệt. Ban đầu, từ những khúc gỗ thừa của các xưởng mộc trong làng, ông mang về để tận dụng làm thớt. Sẵn nguồn nguyên liệu, lại nắm bắt nhu cầu của bà con trong vùng, ông Hai Thiệt làm thớt để bán, rồi truyền nghề lại cho con cháu sau này. Làng nghề dần được hình thành từ thời điểm những năm 1960 của thế kỷ trước và cũng để ghi công ông Hai Thiệt, người làng sau đó gọi ông là Hai Thớt.
Hiện làng nghề chày thớt Phú Long có hơn 20 cơ sở lớn, nhỏ làm việc quanh năm. Nếu trước đây một cơ sở khoảng 20 người làm thủ công chỉ được 300 thớt/ngày thì bây giờ với sự hỗ trợ của máy móc có thể sản xuất được 2.000 thớt/ngày. Ở nhiều cơ sở sản xuất lớn, sản phẩm chày, thớt Phú Long còn đăng ký thương hiệu và bán trong các siêu thị và xuất khẩu ra nước ngoài.
Những tấm thớt to bản còn nguyên vỏ cây khi được cưa ra từ thân cây gỗ nguyên liệu.
11 thg 1, 2017
Chinh phục “tiểu sa mạc” Hòa Thắng
Sau khi chinh phục chán chê các đỉnh núi, nhóm chúng tôi tìm thử thách mới bằng cung “hành xác”: chinh phục đồi cát Hòa Thắng, một trong những đồi cát lớn nhất Việt Nam, được mệnh danh là một “tiểu sa mạc”.
Những dấu chân trên cát nóng - Ảnh: Trần Đặng Đăng Khoa
Di chuyển bằng xe máy từ Sài Gòn ra gần tới Hòa Thắng, chúng tôi tập kết tại nhà nghỉ của bác An để nghỉ ngơi.
Nhà bác An cách đồi cát 3km nếu tính từ điểm gần chùa Bình Nhơn. Bác An còn kiêm cả vai trò cứu nạn, khi cần sẽ phóng xe đi giải nguy cho các phượt thủ khi có sự cố trên sa mạc.
Nhà bác An cách đồi cát 3km nếu tính từ điểm gần chùa Bình Nhơn. Bác An còn kiêm cả vai trò cứu nạn, khi cần sẽ phóng xe đi giải nguy cho các phượt thủ khi có sự cố trên sa mạc.
Lạ mà ghiền với gỏi bòn bon Tiên Phước
Không chỉ ngắm những vườn bòn bon trĩu quả, những ngày này đến với miền đồi trung du Tiên Phước, Quảng Nam, du khách sẽ thấy ấm lòng hơn với đĩa gỏi bòn bon đặc sản của người dân nơi đây.
Hấp dẫn đĩa gỏi bòn bon - Ảnh: Thanh Ly
Nhắc đến Tiên Phước (Quảng Nam) người ta thường nhắc “Sông Tiên nước chảy ngược dòng. Ai về Tiên Phước để lòng ngẩn ngơ” hoặc “Tiên An có núi Đầu Voi. Có đập Vực Đá, có ngòi Nước Sôi"...
Ấm nồng canh ốc tía tô
“Ốc đồng em ơi, ốc đồng về nấu canh tía tô đi em!”. Giữa những tạp âm của phiên chợ phố ngày mưa, tiếng mời gọi yếu ớt kéo tôi về một góc trời quê hương xa xôi.
Ấm nồng tô canh ốc tía tô - Ảnh: Thanh Ly
Trên cánh đồng lộng gió, những tấm lưng trần ướt nhem nước mưa, chân lấm tấm bùn, đất mải miết theo từng luống cày, bờ ruộng, con kênh lần tìm vớt từng con ốc đồng.
Không chỉ lần đầu, nhưng sao chỉ cần thoáng nghe một lời nói thân thương, nhìn một hình ảnh quen thuộc mang hơi hướng đồng quê tôi lại giật mình, bối rối.
Không chỉ lần đầu, nhưng sao chỉ cần thoáng nghe một lời nói thân thương, nhìn một hình ảnh quen thuộc mang hơi hướng đồng quê tôi lại giật mình, bối rối.
10 thg 1, 2017
Hồ Xạ Hương đẹp lặng thầm trên lưng núi Tam Đảo
Nhắc đến du lịch Tam Đảo là du khách thường nghĩ ngay đến thị trấn mù sương với nhà thờ đá, thác Bạc, đỉnh Rùng Rình, chùa Tây Thiên... Ít người biết rằng, dưới chân núi Tam Đảo còn có một hồ nước rộng lớn được ví như “nàng tiên” của mảnh đất này, nằm ẩn mình giữa đại ngàn hoang sơ.
Hồ Xạ Hương ở thung lũng núi Con Trâu, thuộc xã Minh Quang (Tam Đảo, Vĩnh Phúc). Đây là hồ nước ngọt nhân tạo rộng tới hơn 83 ha, thiết kế theo ý tưởng hồ trên lưng núi với mục đích lấy nước phục vụ nông nghiệp
Ấn tượng những vòng tròn làng gốm Phù Lãng
Ấn tượng trong tôi về làng gốm Phù Lãng (Bắc Ninh) ngay từ lần đầu tiên đến đây là những vòng tròn. Từ những con đường nhỏ hẹp chạy quanh làng như lạc vào mê cung đến vòng quay của những bàn xoay gốm. Ngay cả thành phẩm của làng nghề là chum, lọ, chậu cảnh cũng là những đường tròn được tạo nên từ vòng xoay ấy.
Thành phẩm của làng nghề là chum, lọ, chậu cảnh cũng là những đường tròn được tạo nên từ bàn xoay gốm
Về thăm làng nghề cỏ tế Phú Túc gần trung tâm Hà Nội
Làng Phú Túc (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) nổi tiếng hơn 300 năm nay khi có nghề đan cỏ tế độc đáo. Những sản phẩm làm ra không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà còn có tính thẩm mỹ rất cao.
Vào khoảng thế kỷ thứ 17, Phú Túc là một vùng quê thuần nông với đồng lúa chiêm trũng mọc nhiều loại cây cỏ dại. Người dân có khá nhiều thời gian nhàn rỗi, thấy vậy bà Nguyễn Thảo Lâm, một người con của Phú Túc đã tận dụng những loại cỏ dại này để làm thành đồ gia dụng. Dần dà những loại cỏ này được gọi chung là cỏ tế (họ Dương Xỉ) và nghề đan cỏ tế trở thành nghề phụ của cả 8 thôn thuộc xã Phú Túc.
Hẹn hò giữa bãi đá tình yêu bên sông Hồng
Ven đê sông Hồng có một địa điểm đẹp lý thú mà các đôi trai gái thường hò hẹn, đó chính là 'bãi đá tình yêu' thuộc phường Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội).
Sông Hồng có nhiều đoạn xung yếu, chính vì vậy ngay từ thời phong kiến các triều đình đã phải cho kè đá rất nhiều lần, đặc biệt ở ven kinh thành Thăng Long. Vào thời nhà Mạc, khu vực Bãi Đá sông Hồng ngày nay được kè quy mô khá lớn, thời Minh Mạng được tu sửa thêm chắc chắn.
8 thg 1, 2017
Lá phong nhuộm đỏ rực chốn cửa Phật ở Hải Dương
Cuối tháng 12, du khách đến chùa Thanh Mai sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp rừng phong đỏ trong khung cảnh cổ kính, thanh tịnh của ngôi cổ tự.
Chùa Thanh Mai thuộc xã Hoàng Hoa Thám, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, được thiền sư Pháp Loa, vị tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, xây dựng vào khoảng năm 1329. Trải qua nhiều thăng trầm, chùa đã được trùng tu, thu hút nhiều du khách thập phương đến tham quan kiến trúc độc đáo và rừng phong đỏ xung quanh. Ảnh: Trần Phương.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)