21 thg 9, 2016

Độc đáo Tết 20/8 của đồng bào Thái

Cùng với ăn rằm tháng 8 thì ăn tết vào ngày 20/8 âm lịch hàng năm là một trong những phong tục được đồng bào Thái vùng Văn Sơn (Đồng Văn, Tân Kỳ) duy trì, thể hiện nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần, với tâm nguyện thỉnh bái “Nàng đòi” - một vị thần tối cao.

Theo truyền thuyết của người Thái: "Nàng đòi" là một cô công chúa xinh đẹp trên cung đình đã đến tuổi lấy chồng, được gả cho một chàng trai khôi ngô tuấn tú, văn võ song toàn của làng kế bên. Nhưng sau khi lấy nhau về, nàng mới phát hiện ra chồng mình không phải là người, mà chính là Trư Bát Giới. Quá uất ức, nàng trốn xuống nhân gian khóc ròng rã và không lâu sau đã tự kết liễu đời mình. Lúc bấy giờ, mưa giông bão bùng bất ngờ kéo đến, lũ lụt càn quét hết các bản làng. Bao nhiêu của cải, ruộng vườn đều bị mất sạch, con người trần gian sống trong cảnh lam lũ và khổ cực. Khi đó trong dân chúng cũng không có gì nhiều nên đã bàn với nhau lấy chuối non, nếp gạo và thịt băm nhuyễn trộn đều, đem hông lên làm mọc, dâng lên thắp hương làm lễ cúng cho nàng bày tỏ sự thành kính, cầu mong mọi điều tốt lành đến với nhân dân. Chỉ một thời gian ngắn, thời tiết thay đổi, mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, vạn vật đơm hoa, kết trái, cuộc sống của dân bản trở lại đầm ấm, yên vui.

20 thg 9, 2016

Hải đăng Đại Lãnh

Mũi Điện nằm trên miền núi hòn Bà thuộc dãy Đại Lãnh (dãy núi này kéo dài từ Khánh Hòa sang Phú Yên). Đây là điểm cực Đông của Việt Nam, có tọa độ 109o27'12" kinh đông và 12o53'40" vĩ bắc, cao 86 met so với mực nước biển. Một sĩ quan Pháp tên Varella có công phát hiện ra mũi này nên người Pháp đặt tên là mũi Varella (Cap Varella).

Với vị trí đặc biệt của Mũi Điện, năm 1890 người Pháp đã cho xây nơi đây ngọn hải đăng mang tên hải đăng Mũi Điện. Hải đăng này còn được gọi là hải đăng Varella (theo tên Pháp), hải đăng Đại Lãnh (theo tên dãy núi). Hải đăng này đã bị bỏ phế khi người Pháp rút đi rồi bị tàn phá trong chiến tranh. Hải đăng hiện nay được khôi phục lại năm 1997.


Ăn bánh chim gâu của người Cao Lan

Một trong những món ăn mang đặc trưng riêng của người dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang là bánh chim gâu, một món ăn bình dị và mang đậm hương vị mộc mạc của núi rừng Tây Bắc. 

Các thiếu nữ dân tộc Cao Lan gói bánh chim gâu - Ảnh: DIỆM MY 

Để làm được những chiếc bánh chim gâu, người Cao Lan phải lên rừng hoặc đồi cao để tìm lá dứa rừng, loại lá quen thuộc mà người Cao Lan yêu thích.

Người Cao Lan cho rằng lá dứa rừng là một vị thuốc chữa được bệnh dạ dày, do đó gói bánh bằng lá dứa rừng vừa tạo vị thơm ngon cho bánh, vừa chữa được bệnh.

Khám phá “bạch tuộc” Ao Châu

Như một con bạch tuộc khổng lồ giữa núi rừng Phú Thọ, đầm Ao Châu là một tác phẩm phong cảnh tuyệt sắc mà thiên nhiên đã ban tặng, là điểm đến lý thú cho những du khách muốn tìm cảm giác mới mẻ ở vùng đất Tổ vua Hùng. 

Một góc bến đò du lịch Ao Châu - Ảnh: HẢI DƯƠNG 

Từ Hà Nội, chạy xe máy theo quốc lộ 32 qua thị xã Sơn Tây, đến Cổ Tiết rồi rẽ vào quốc lộ 32C thẳng tiến lên vùng đất Tổ. Sau quãng đường khoảng 140km, du khách cũng đến được thị trấn Hạ Hòa, huyện Hạ Hòa, Phú Thọ. Từ chân đê sông Hồng rẽ phải khoảng 2km, đầm Ao Châu hoang sơ và kỳ ảo hiện ra trước mắt du khách.

Thủng thỉnh mùa cá luối

Chớm thu, những cơn mưa đầu mùa xuất hiện nhiều hơn ở xứ Quảng, gieo vào mắt nhiều người niềm vui khấp khởi. Mưa thế này sáng đi chợ nếu không được mớ cá rô, chép, mại đồng thì cũng được xách cá luối. 

Rổ cá luối còn tươi rói - Ảnh: THANH LY 

Mùa cá luối kéo dài bắt đầu từ những cơn mưa nhẹ hạt đến lúc lụt về, sông cuộn sóng đục ngầu, đồng ruộng nước trắng xóa phong tỏa xóm làng.

Những con cá ngừ đại dương nửa tạ trên biển Phú Yên

Cá ngừ đại dương được ngư dân Phú Yên gọi là cá “bò gù”, vì lưng cá gù, thịt đỏ như thịt bò. Mỗi con cá nặng 40-50kg, cũng có nhiều con lên đến cả tạ, gấp đôi cân nặng người lớn. 


Là nơi khởi đầu nghề câu cá ngừ đại dương của Việt Nam, đến nay Phú Yên có khoảng 950 tàu công suất trên 90CV đến 400CV chuyên khai thác loài hải sản này ở vùng biển xa bờ. Nếu cộng cả các tàu của Bình Định, Khánh Hòa, Quảng Ngãi...chuyên khác thác loại hải sản này tại ngư trường Phú Yên thì con số lên đến hơn 2.000 tàu.

Thác Bản Ba - cô sơn nữ giữa núi rừng Tuyên Quang

Nằm cách trung tâm thị trấn Vĩnh Lộc (huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang) khoảng 40 km đường nhựa, thác Bản Ba được người dân địa phương ví như cô gái đẹp chưa biết dùng son phấn. 

Cổng chào tại điểm du lịch sinh thái thác Bản Ba. Giá vào cổng là 30.000 đồng một lượt. 

Một lần trải nghiệm Đà Lạt hoàn toàn khác biệt

Mặc dù đã rất nhiều lần đặt chân đến Đà Lạt, chuyến đi lần này có nhiều thứ thật khác với tôi. Tôi có cảm giác mới mẻ như đang phiêu du đến một miền đất khác, hoàn toàn lạ lẫm. 


Đà Lạt lần này trong tôi là một trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ với món lẩu gà lá é - đặc sản Phú Yên, quán thịt rừng Ayun của vợ chồng chủ quán cá tính, cung đường Tà Nung tuyệt đẹp dẫn lên thác Voi... 

Địa chỉ “đỏ” tại Côn Đảo

Bảo tàng Côn Đảo lưu giữ gần 2.000 tài liệu, hiện vật quý về lịch sử đấu tranh kiên cường của các chiến sĩ cách mạng Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Bảo tàng là địa chỉ “đỏ” dành cho du khách trong chuyến tham quan, du lịch về nguồn tại Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu). 

Bảo tàng Côn Đảo được xây dựng trên diện tích hơn 3.500
m2 với không gian trưng bày rộng 1.700 m2 được chia theo 4 chủ đề: Côn Đảo - thiên nhiên con người; Địa ngục trần gian; Trận tuyến và trường học; Côn Đảo ngày nay. Đến tham quan, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến những hình ảnh, chân dung các chiến sĩ tù chính trị ở Côn Đảo bị giam cầm trong một chế độ nhà tù vô cùng hà khắc, vượt ngoài sức tưởng tượng của con người. 

Sa bàn về hệ thống Nhà tù Côn Đảo được xây dựng từ thời Pháp thuộc.

18 thg 9, 2016

Điệp Sơn du hí

Từ TP. Nha Trang đến xã Vạn Thành, huyện Vạn Ninh khoảng 60 km. Ở đó, xuất phát từ cảng cá Vạn Giã đi tàu mất khoảng 40 phút sẽ đến thôn đảo Điệp Sơn. Nói vậy để thấy rằng Điệp Sơn khá xa đất liền, xa nơi phồn hoa đô hội.

Thôn Điệp Sơn gồm 3 hòn đảo, một lớn, hai nhỏ. Điểm độc đáo là có con đường giữa biển và nằm dưới mặt nước biển khoảng nửa mét nối liền 3 đảo này. Con đường này chỉ mới được bạn Ngô Trần Hải An và các bạn phượt phát hiện cách đây hơn một năm, còn trước đây trừ dân bản xứ thì không ai biết nơi này cả. Nơi đây thưa thớt dân cư, không có điện lưới, mỗi buối tối chỉ phát điện 3 tiếng.

Như vậy, điểm hấp dẫn của Điệp Sơn chính là khám phá nét hoang sơ và con đường độc đáo dưới biển. Tuy nhiên, sau khi được phát hiện thì nơi này đã trở thành một điểm đến trong các tour du lịch và đã xuất hiện các dịch vụ tại đây. 

Đã có bảng giới thiệu dịch vụ ngay tại cảng cá Vạn Giã