Theo ông Nguyễn Văn Quảng, Phó Chủ tịch xã Đại Bái thì làng nghề gò, đúc đồng Đại Bái đã có lịch sử cách đây hàng trăm năm do cụ tổ Nguyễn Công Truyền truyền dạy cho dân làng. Trải qua biến cố thăng trầm lịch sử, người dân Đại Bái vẫn giữ gìn nghề truyền thống do ông cha xưa để lại. Đến nay, với bàn tay khéo léo, sự sáng tạo trí óc của những nghệ nhân cùng sự hỗ trợ cải tiến máy móc kỹ thuật, các sản phẩm đúc đồng của Đại Bái ngày càng được phát triển rộng ra thị trường trong nước và sang một số nước khu vực Đông Âu, Tây Âu.
20 thg 7, 2016
Làng đúc đồng Đại Bái
Là một trong số những làng có nghề gò, đúc đồng truyền thống lâu đời, đến nay làng Đại Bái (huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) đã khẳng định được vị thế của làng nghề thủ công truyền thống tiêu biểu của Việt Nam với các sản phẩm phong phú, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Theo ông Nguyễn Văn Quảng, Phó Chủ tịch xã Đại Bái thì làng nghề gò, đúc đồng Đại Bái đã có lịch sử cách đây hàng trăm năm do cụ tổ Nguyễn Công Truyền truyền dạy cho dân làng. Trải qua biến cố thăng trầm lịch sử, người dân Đại Bái vẫn giữ gìn nghề truyền thống do ông cha xưa để lại. Đến nay, với bàn tay khéo léo, sự sáng tạo trí óc của những nghệ nhân cùng sự hỗ trợ cải tiến máy móc kỹ thuật, các sản phẩm đúc đồng của Đại Bái ngày càng được phát triển rộng ra thị trường trong nước và sang một số nước khu vực Đông Âu, Tây Âu.
Theo ông Nguyễn Văn Quảng, Phó Chủ tịch xã Đại Bái thì làng nghề gò, đúc đồng Đại Bái đã có lịch sử cách đây hàng trăm năm do cụ tổ Nguyễn Công Truyền truyền dạy cho dân làng. Trải qua biến cố thăng trầm lịch sử, người dân Đại Bái vẫn giữ gìn nghề truyền thống do ông cha xưa để lại. Đến nay, với bàn tay khéo léo, sự sáng tạo trí óc của những nghệ nhân cùng sự hỗ trợ cải tiến máy móc kỹ thuật, các sản phẩm đúc đồng của Đại Bái ngày càng được phát triển rộng ra thị trường trong nước và sang một số nước khu vực Đông Âu, Tây Âu.
Một Sơn La, ba điểm đến
“Một Sơn La, ba điểm đến” là câu nói quen thuộc về ba thế mạnh nổi trội của tỉnh Sơn La hiện nay. Đó là cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ của lòng hồ thủy điện Sơn La; là cao nguyên Mộc Châu, vùng đất được ví như “Đà Lạt của vùng Tây Bắc”; là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước với chính sách cởi mở và thân thiện.
Bước chuyển thần kỳ trên cao nguyên xanh Mộc Châu
Trong những năm gần đây, cao nguyên Mộc Châu là vùng đất nổi tiếng được ví như “Đà Lạt của vùng Tây Bắc”. Còn nhớ, cách đây chừng hơn chục năm, cuộc sống ở Mộc Châu rất khó khăn. Người dân ở đây đa phần là đồng bào các dân tộc Thái, Si La, La Ha di dân từ vùng lòng hồ thủy điện lên nên hầu như không biết gì đến việc trồng chè và nuôi bò sữa, vì thế gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống mới. Thậm chí có nhà khoa học khi đi khảo sát thực tế đã phải thốt lên rằng: “Mộc Châu có chè siêu củi và bò siêu xương”, ý nói bà con trồng chè thì chè chỉ cho củi, còn nuôi bò thì bò gầy giơ xương!!!
Bước chuyển thần kỳ trên cao nguyên xanh Mộc Châu
Trong những năm gần đây, cao nguyên Mộc Châu là vùng đất nổi tiếng được ví như “Đà Lạt của vùng Tây Bắc”. Còn nhớ, cách đây chừng hơn chục năm, cuộc sống ở Mộc Châu rất khó khăn. Người dân ở đây đa phần là đồng bào các dân tộc Thái, Si La, La Ha di dân từ vùng lòng hồ thủy điện lên nên hầu như không biết gì đến việc trồng chè và nuôi bò sữa, vì thế gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống mới. Thậm chí có nhà khoa học khi đi khảo sát thực tế đã phải thốt lên rằng: “Mộc Châu có chè siêu củi và bò siêu xương”, ý nói bà con trồng chè thì chè chỉ cho củi, còn nuôi bò thì bò gầy giơ xương!!!
19 thg 7, 2016
Khám phá Sơn Dương
Chúng tôi may mắn được đi lại nhiều lần bằng cả thuyền trên sông Lô lẫn xe máy men theo con đường dọc khúc sông này, từ mạn Việt Trì lên đến TP Tuyên Quang, theo dòng Lô - Gâm tới vùng Chiêm Hóa, Na Hang.
Gốc đa ở đình Hồng Thái hiện được xem là cây có tuổi đời cao nhất ở vùng này - Ảnh: H.DƯƠNG
Theo tìm hiểu của chúng tôi, vùng đất Sơn Dương có đến 10 dân tộc anh em cùng sinh sống. Ngoài người Kinh, các dân tộc Tày, Nùng ở đây cũng chiếm số đông so với các dân tộc còn lại. Theo các cụ cao niên ở mạn đôi bờ sông Lô, trước đây nhiều thiếu nữ Tày và Nùng biết chơi đàn tính (hay còn gọi là tính tẩu).
Hòn Thiên Nga trên vịnh Bái Tử Long bị mất đầu
Hòn đảo đá có hình dáng giống con thiên nga trên vịnh Bái Tử Long (Quảng Ninh) bỗng dưng bị mất hơn nửa phần thân trên.
Hòn Thiên Nga sau khị bị mất nửa phần thân trên - Ảnh: CẤN ĐÌNH LOAN
Văn hóa ẩm thực bình dân ở Quảng Ngãi
Cũng như hầu hết cư dân ven biển miền Trung, người Quảng Ngãi sống trên mảnh đất có những dải đồng bằng hẹp phù sa sông, xen kẽ với những dải đất bạc màu, nghiêng về phía biển là lô nhô cồn cát, đầm, phá, cù lao. Cá từ biển, cây trái từ nguồn theo đường bộ, đường sông giao lưu hai chiều xuôi ngược, ngang qua những vùng đồng bằng, nhiều gạo, nhiều ngô khoai, khiến bữa ăn của người Quảng Ngãi nhiều khi thấy đủ cả hương vị của rừng, sông, ruộng, biển.
Tuy chẳng có được những cánh đồng “thẳng cách cò bay” như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, nhưng phù sa bồi đắp từ các con sông Trà Bồng, sông Vệ, Trà Khúc, Trà Câu cùng với sức chịu đựng mưa nắng nhọc nhằn của người Quảng Ngãi từ đời này qua đời khác cũng tạo lập được nhiều cánh đồng lúa nổi tiếng phì nhiêu, nhiều thóc như Bến Ván, Trì Bình (Bình Sơn), Tú Sơn, Thi Phổ (Mộ Đức), Phong Niên, Diên Niên (Sơn Tịnh), La Hà (Tư Nghĩa), Đồng Dinh, Đồng Kè (Nghĩa Hành).
Tuy chẳng có được những cánh đồng “thẳng cách cò bay” như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, nhưng phù sa bồi đắp từ các con sông Trà Bồng, sông Vệ, Trà Khúc, Trà Câu cùng với sức chịu đựng mưa nắng nhọc nhằn của người Quảng Ngãi từ đời này qua đời khác cũng tạo lập được nhiều cánh đồng lúa nổi tiếng phì nhiêu, nhiều thóc như Bến Ván, Trì Bình (Bình Sơn), Tú Sơn, Thi Phổ (Mộ Đức), Phong Niên, Diên Niên (Sơn Tịnh), La Hà (Tư Nghĩa), Đồng Dinh, Đồng Kè (Nghĩa Hành).
Gỏi mít.
Những cổ vật nghìn năm tuổi tại ngôi đền thiêng nhất Nghệ An
Đền Quả Sơn nằm yên bình bên bờ sông Lam tại xã Bồi Sơn (huyện Đô Lương) hiện còn lưu giữ nhiều cổ vật gần một nghìn năm tuổi từ thời nhà Lý, có giá trị lịch sử to lớn.
Đền Quả Sơn là một trong 4 ngôi đền linh thiêng nhất ở Nghệ An. Đền thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, con trai thứ 8 của vua Lý Thái Tổ Lý Công Uẩn.
18 thg 7, 2016
Bản Lác - Mai Châu
Những năm gần đây Bản Lác - Mai Châu hình như không còn hấp dẫn nữa với khách du lịch, bởi đó là địa danh đã quá quen thuộc và hình thành cũng đã lâu.
Bản Lác nhìn từ trên cao - Ảnh: Phạm Tô Chiêm
Có thể gọi nơi này là trung tâm du lịch của huyện Mai Châu - tỉnh Hòa Bình, bởi xung quanh bản Lác còn có khá nhiều điểm du lịch khác đang hình thành như bản Văn - cách bản Lác khoảng 2km, đi bộ hoặc đi xe đạp vòng quanh các bản làng: bản Pom Coong, bản Nhót... hoặc có thể thăm Hang Chiều, Hang Mỏ Luông...
Yang Bay đẹp lên từng ngày
Yang Bay đang vào mùa lễ hội, nhiều đoàn du khách trong và ngoài nước tấp nập đến với khu du lịch rừng xanh - thác trắng này.
Cách TP Nha Trang khoảng 45km, Yang Bay tọa lạc giữa một thung lũng trải rộng với diện tích 570ha ở độ cao 100m so với mực nước biển, thuộc địa bàn huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa). Yang Bay hấp dẫn du khách bởi vẻ hoang sơ của vùng rừng núi bạt ngàn cỏ cây và thác nước. Theo cách gọi của người Raglai, Yang Bay có nghĩa là “thác trời”.
Hòa mình với thiên nhiên
Mùa lễ hội năm nay (lễ hội diễn ra vào ngày 9-7), Yang Bay đưa vào hoạt động khu nhà nghỉ và giới thiệu sản phẩm mới. Du khách sẽ đến Yang Bay vào chiều hôm trước, ở lại trong những phòng nghỉ tiện nghi. Sau bữa tối, du khách sẽ được nhân viên ở đây dẫn đi kéo lưới, câu cá, đặt ống lươn, bẫy cua đá và tự tay chế biến những món ăn dân dã từ các sản phẩm đã đánh bắt được. Bên bếp lửa bập bùng, du khách sẽ vừa thưởng thức các món ăn, uống rượu cần, vừa đàn hát cùng nhau giữa không gian đại ngàn.
Cách TP Nha Trang khoảng 45km, Yang Bay tọa lạc giữa một thung lũng trải rộng với diện tích 570ha ở độ cao 100m so với mực nước biển, thuộc địa bàn huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa). Yang Bay hấp dẫn du khách bởi vẻ hoang sơ của vùng rừng núi bạt ngàn cỏ cây và thác nước. Theo cách gọi của người Raglai, Yang Bay có nghĩa là “thác trời”.
Hòa mình với thiên nhiên
Mùa lễ hội năm nay (lễ hội diễn ra vào ngày 9-7), Yang Bay đưa vào hoạt động khu nhà nghỉ và giới thiệu sản phẩm mới. Du khách sẽ đến Yang Bay vào chiều hôm trước, ở lại trong những phòng nghỉ tiện nghi. Sau bữa tối, du khách sẽ được nhân viên ở đây dẫn đi kéo lưới, câu cá, đặt ống lươn, bẫy cua đá và tự tay chế biến những món ăn dân dã từ các sản phẩm đã đánh bắt được. Bên bếp lửa bập bùng, du khách sẽ vừa thưởng thức các món ăn, uống rượu cần, vừa đàn hát cùng nhau giữa không gian đại ngàn.
Hang Én - Điểm đến hấp dẫn
Trong những ngày hè, du khách hãy một lần đến với hang Én ở thôn Vĩnh Tuy, xã Phổ Châu (Đức Phổ) để hòa mình vào thắng cảnh thiên nhiên hoang sơ, đầy hấp dẫn nơi đây.
Từ chân cầu vượt đường sắt trên tuyến Quốc lộ 1 thuộc thôn Châu Me, băng qua những vườn dừa xanh ngút tầm mắt, con đường vào làng chài quanh co thanh bình sẽ đưa bạn đến với hang Én -Vĩnh Tuy. Hiện ra trước mắt du khách là một hang đá sừng sững nằm vươn ra biển, với hàng trăm con chim én chao lượn ra vào hang. Tiếng vỗ cánh cùng tiếng kêu lánh lót của chim hòa cùng tiếng sóng, tiếng gió tạo nên những cung bậc trầm bổng, làm mê hoặc lòng người.
Từ chân cầu vượt đường sắt trên tuyến Quốc lộ 1 thuộc thôn Châu Me, băng qua những vườn dừa xanh ngút tầm mắt, con đường vào làng chài quanh co thanh bình sẽ đưa bạn đến với hang Én -Vĩnh Tuy. Hiện ra trước mắt du khách là một hang đá sừng sững nằm vươn ra biển, với hàng trăm con chim én chao lượn ra vào hang. Tiếng vỗ cánh cùng tiếng kêu lánh lót của chim hòa cùng tiếng sóng, tiếng gió tạo nên những cung bậc trầm bổng, làm mê hoặc lòng người.
Với núi đá cao, chính giữa là hang Én đã tạo ra vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ cho thắng cảnh này.
Khám phá kỳ bí của thiên nhiên
Kết quả khảo sát, nghiên cứu của các chuyên gia về địa chất, địa mạo ở ven biển Ba Làng An (xã Bình Châu, Bình Sơn) và đảo Lý Sơn đã được tổng hợp thành một công trình nghiên cứu chung nhất. Dưới góc nhìn khoa học, Quảng Ngãi đang “sở hữu” dày đặc các di sản địa chất, địa mạo. Đây là cơ hội vàng để ngành công nghiệp không khói của tỉnh “cất cánh”.
Chuyên gia nghiên cứu văn hóa Nguyễn Tuấn Lâm - Phó giám đốc Công ty CP Đầu tư phát triển Đoàn Ánh Dương cho biết, đây là kết quả nghiên cứu của nhiều chuyên gia hàng đầu đến từ các viện nghiên cứu và các trường đại học danh tiếng nhằm khẩn trương hoàn thiện việc xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận công viên địa chất toàn cầu ở Bình Châu - Lý Sơn và vùng phụ cận.
Từ vùng ven biển Ba Làng An...
Theo nhận định của các nhà nghiên cứu, khoảng hơn 10 triệu năm đến nay, ở vùng ven biển Ba Làng An và Lý Sơn, vật chất (magma) trong lòng đất bị xáo trộn với nhiều đợt phun trào núi lửa khác nhau phun lên ở môi trường lúc là biển, lúc là lục địa này. Chính do sự tương tác giữa lục địa và biển trong bối cảnh kiến tạo hoạt động mạnh đã tạo nên các cảnh quan lý thú của địa hình núi lửa ở đây.
Chuyên gia nghiên cứu văn hóa Nguyễn Tuấn Lâm - Phó giám đốc Công ty CP Đầu tư phát triển Đoàn Ánh Dương cho biết, đây là kết quả nghiên cứu của nhiều chuyên gia hàng đầu đến từ các viện nghiên cứu và các trường đại học danh tiếng nhằm khẩn trương hoàn thiện việc xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận công viên địa chất toàn cầu ở Bình Châu - Lý Sơn và vùng phụ cận.
Từ vùng ven biển Ba Làng An...
Theo nhận định của các nhà nghiên cứu, khoảng hơn 10 triệu năm đến nay, ở vùng ven biển Ba Làng An và Lý Sơn, vật chất (magma) trong lòng đất bị xáo trộn với nhiều đợt phun trào núi lửa khác nhau phun lên ở môi trường lúc là biển, lúc là lục địa này. Chính do sự tương tác giữa lục địa và biển trong bối cảnh kiến tạo hoạt động mạnh đã tạo nên các cảnh quan lý thú của địa hình núi lửa ở đây.
Vách đá kỳ vĩ ở Hang Câu (Lý Sơn).
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)