12 thg 6, 2016

Chộn rộn mùa lạch biển

Sáng chủ nhật còn nằm trên giường đã nghe chuông điện thoại reo: “Ba mình mới đi lặn được mấy con lạch biển. Tươi lắm, qua liền nghe”. Mới nghe tới lạch biển tôi đã ồ lên, không thể bỏ qua lời mời của bạn. 

Nhờ tài khéo léo của người phụ nữ miệt biển, lạch được chế biến thành nhiều món ngon bổ dưỡng - Ảnh: T.LY 

Quả thật kể từ ngày về sống nơi xứ biển, lần đầu tiên tôi được tận mắt nhìn thấy lạch biển còn tươi roi rói như thế.

Kiến trúc Pháp trong nhà thờ đá độc đáo xứ Đông Dương

Nhà thờ đá Bảo Nham (Yên Thành, Nghệ An) là công trình được người Pháp đánh giá là một trong những nhà thờ độc đáo nhất Đông Dương.

Theo các tài liệu còn lưu giữ được, vào khoảng những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ 19 linh mục người Pháp có tên là Adolphe Klinglé – còn gọi là Cố Thông, đã đến đây truyền đạo và ông đã chọn vị trí “đắc địa” này để xây dựng nhà thờ. 

Lên Phong Phú ngắm hoa ngành ngạnh

Trước giờ đến Tuy Phong người ta chỉ chú ý đến Chùa Hang, bãi đá 7 màu, những bãi biển đẹp… nhưng ở Tuy Phong còn có những điểm du lịch trên rừng núi cũng tuyệt vời không kém như cung đường lên Phong Phú gần Phan Dũng.
Từ quốc lộ 1A rẽ vào tay trái nếu mọi người đi từ phía Nam ra (cách Phan Thiết khoảng 90 km) sẽ chạy qua những vườn nho, vườn táo của xã Phong Phú. Khoảng hơn chục km con đường trải nhựa khá dễ đi sẽ dẫn bạn lên đèo quanh co khi nhìn thấy bên phải là đập của Hồ Sông Lòng sông. Đi lên một đoạn ngắn giữa đèo nhìn bên tay phải là trời nước mênh mông, những khu rừng chồi xanh mơn mởn, ngay ven đường là những cây hoa ngành ngạnh khoe sắc hồng, trắng cả một vùng. Hoa nở từ khoảng cuối năm đến thời điểm này vẫn còn nhưng rộ nhất là vào dịp tết. Nhiều người ví hoa này nhìn xa giống như hoa Anh đào của Nhật. Người dân địa phương gọi hoa này bằng nhiều tên như: Đỏ ngọn, thành ngạnh, lành ngạnh, vàng la, cúc lương, hoàng ngưu trà… Ngắm những chùm hoa màu hồng phớt, màu trắng sữa, những tán lá màu đỏ dưới nắng khiến ai cũng phải trầm trồ. Cũng đoạn đường đèo đó đi lên tầm 2km bên tay trái có một con suối với những tảng đá lô nhô, một bên là rừng xanh thẳm có thể nghỉ ngơi, vui chơi ở đó. Đoạn đường này thật lý tưởng cho các bạn trẻ muốn đi phượt…


Cá dỗi ở biển La Gi

Vùng biển thị xã La Gi không chỉ nổi tiếng với nhiều điểm du lịch và bãi tắm đẹp mà còn có nhiều loại hải sản đánh bắt ven bờ rất được du khách ưa chuộng, đặc biệt con cá dỗi. 


Cá dỗi mình thon dài, miệng nhọn giống như con cá kìm, phần lưng có màu xanh nước biển, bụng màu trắng, ít vảy. Cá to nhất chỉ bằng ngón chân cái, dài chừng 20 - 25 cm. Loại cá này ít bán ngoài chợ. Ngư dân đánh bắt xa khơi lâu lâu mới lưới được vài ký, chủ yếu để ăn trong gia đình và làm quà tặng. Tuy nhiên ở vùng biển La Gi loài cá này lại xuất hiện ven bờ với mật độ dày. Người dân La Gi dùng lưới, bơi thả để đánh cá. Anh Nguyễn Hữu Ngà, ngụ tại xã Tân An, mặc dù không phải là ngư dân sống gần biển, nhưng rất mê đánh lưới cá dỗi. Theo anh Ngà, cá dỗi khi đã xuất hiện dày, thả lưới cá dính gỡ không hết. Một buổi thả lưới vài chục ký là chuyện bình thường, nhiều lúc trúng cá được vài ba tạ.

Ngày hè về A Lưới tắm suối Pâr Le

Đến với khu du lịch sinh thái Pâr Le du khách được đắm mình trong dòng nước mát lạnh, ngắm nhìn phong cảnh hùng vĩ của núi rừng Trường Sơn, thưởng thức đặc sản phong phú...

Suối nguồn Pâr Le thuộc xã Hồng Hạ, cách TP Huế khoảng 50km theo hướng quốc lộ 49, cách xã miền cao A Lưới 22km khi vừa đổ đèo A Co. Từ TP Huế, du khách chạy xe theo quốc lộ 49 và đổ đèo Tà Lương khoảng 5km là tới. Nếu đi từ A Lưới thì qua cầu Mỏ Quạ và đèo A Co là đến được địa điểm sinh thái. Khách đi nhóm nhỏ sẽ phải thuê sạp với giá 15.000 đồng một người. Nếu đi đông thì nên thuê cả sạp giá sẽ rẻ hơn. 

Hoa ngô đồng điểm tô sắc hồng trong Đại Nội Huế

Ngô đồng là loài cây tiêu biểu của đất cố đô. Trên nhiều phố hay dọc bờ sông Hương, ở các công viên Thương Bạc, Phu Văn Lâu… đều có thể thấy sắc hoa ngô đồng, nhưng nhiều và đẹp nhất vẫn là những cây ngô đồng trong Đại Nội Huế.

Từ lầu Ngũ Phụng trên Ngọ Môn nhìn về điện Thái Hòa, bạn có thể thấy thấp thoáng những cây ngô đồng trong Cấm Thành. Sách Đại Nam nhất thống chí (Quốc sử quán Triều Nguyễn), quyển 2 - Thừa Thiên Phủ, mục Mộc chép về cây ngô đồng như sau: "Đời Minh Mệnh (Minh Mạng) được từ Quảng Đông đem về, trồng ở hai bên gốc điện Cần Chánh. Lại sai biền binh đem lá lên các núi để tìm khắp, tìm được đem trồng ở các góc điện”. 

10 thg 6, 2016

Hòn Yến nên thơ ở Phú Yên

Khi thủy triều rút xuống, một con đường xuyên biển sẽ lộ ra nối liền bờ với Hòn Sụn, thẳng tới Hòn Yến của huyện biển Tuy An.

Theo dân bản xứ, sở dĩ có tên gọi Hòn Yến là do trước kia nơi đây từng có rất nhiều chim yến về làm tổ. Ngày nay Hòn Yến thuộc xã An Hòa, huyện Tuy An, cách trung tâm thành phố Tuy Hòa 20 km hướng Đông Bắc. 

Hệ thống hầm bọc thép chống bom dưới dinh Độc Lập

Được xây dựng vững chắc bằng bê tông, thép bọc tường dày 5 mm, khả năng chịu bom đến 2 tấn, hệ thống hầm bên dưới Dinh Độc Lập là nơi ẩn nấp của bộ phận trọng yếu trong chính phủ Việt Nam Cộng hòa.

Hệ thống hầm kiên cố nằm trong dinh Độc Lập là nơi tổng thống chế độ Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu từng lui xuống làm việc, do trung tá, kỹ sư Phan Văn Điển thiết kế. 

Nét đẹp riêng biệt của chùa Sen Nia

Hiện nay, nhiều du khách thích đến chùa Phước Kiển (còn gọi là chùa “lá sen”, chùa “sen nia” hay “sen vua”) tọa lạc tại xã Hoà Tân (Đồng Tháp) để chứng kiến tận mắt một loại sen lá có hình dáng như những chiếc nia khổng lồ, vào mùa nước nổi đường kính lên đến 4m, có thể tải trọng lượng xấp xỉ 100 kg đang thu hút sự khám phá đối với nhiều du khách gần xa lẫn các nhà khoa học.

Ban đầu nhiều người hoài nghi về một ngoại lực phía dưới lá sen nên mới có thể tải được trọng lượng như vậy nhưng khi khám phá, tìm hiểu tận mắt thì mới biết là do bên dưới lá sen có rất nhiều gai nhọn và chi chít những sớ, rễ sen có hình những chiếc phao kết dính nhau tạo lực nổi rất lớn, khá vững chắc.

Hoà thượng Thích Huệ Từ, trụ trì chùa đã 54 năm, kể lại: “…Đến nay, có nhiều giả thuyết về nguồn gốc loại sen kỳ lạ này, nhưng tựu trung đều khẳng định chúng có xuất xứ từ Nam Mỹ, ở đó cư dân dùng lá sen để vận chuyển lương thực nhẹ, dễ dàng trên mặt nước…”.

Kỳ vĩ chùa Hưng Thiện, Bạc Liêu

Chúng tôi hành hương về chùa Hưng Thiện tọa lạc tại ấp Phú Tòng, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu trong cái nắng gay gắt.


Điều rất ngạc nhiên khi bắt gặp hàng chục chiếc xe ô tô mang biển soát của nhiều địa phương khác nhau nối đuôi nhau hướng về ngôi chùa đang sở hữu bức tượng Phật Bà “khổng lồ” vừa mới hoàn thành đã thu hút đông đảo người dân đến cúng bái và chiêm ngưỡng.

Đây được xem bức tượng Phật Bà lớn nhất miền Tây tính đến thời điểm này với chiều cao từ dưới mặt đất đến hết bức tượng là trên 43m, trong đó bệ đỡ hình hoa sen có độ cao 10 mét. Phía trên chân đế là một sàn bê tông hình lục giác có đường kính 29 mét, đi lên bằng ba cầu thang. Phía trước tượng là một cái sân rộng để đồng bào phật tử chiêm bái, hai bên sân là 36 hóa thân của Bồ tát trông thật uy nghi.