Trên đây là lời giới thiệu Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc TPHCM, hay còn gọi là Đền thờ Vua Hùng TPHCM, đăng trên báo SGGP ngày 11/9/2010. Cũng theo bài viết này: "Công viên có tổng diện tích hơn 400ha, được quy hoạch tổng thể với 4 khu: khu cổ đại, khu trung đại, khu cận hiện đại và khu sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí (bao gồm Cù lao Bà Sang). Đến thời điểm này, công viên đã xây dựng hoàn tất công trình trung tâm của khu cổ đại là đền tưởng niệm các vua Hùng hoành tráng, với biểu tượng “Chim Lạc vươn cánh bay về phương Bắc” thấm đậm bản sắc văn hóa dân tộc."
26 thg 11, 2015
Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc TPHCM
"Chính thức đưa vào hoạt động phục vụ lễ hội từ lễ giỗ Tổ mùng 10-3 năm 2009, Công viên Lịch sử Văn hóa dân tộc TPHCM tọa lạc phần lớn trên địa bàn quận 9 là một dự án lớn, được Nhà nước quan tâm và đầu tư quy mô, là một trong số ít các công trình lịch sử văn hóa trọng điểm của TPHCM đang tiếp tục được thực hiện."
Tự tại giữa mây trời Bạch Mã
Ở độ cao 1.450 m so với mực nước biển, xung quanh Hải Vọng Đài - đỉnh núi cao nhất Bạch Mã là vùng mây trắng vờn trong núi, bồng bềnh tựa như chốn tiên cảnh.
Khung cảnh hùng vĩ trên đường lên đỉnh Bạch Mã
Trên đỉnh cao nhất ở Bạch Mã, tấm bia bằng đá được chạm trổ tinh xảo có khắc 4 chữ Non thiêng Bạch Mã dường như đã bao quát được toàn bộ cảnh vật và thiên nhiên nơi đây. Song, không quan trọng là đích đến, hành trình chinh phục nơi này mới là những trải nghiệm thực sự đáng quý.
Nhớ gánh xí mà Hội An ngày cũ
Mỗi lần đến Hội An (Quảng Nam), tôi cũng tìm đến gánh xí mà (chè mè đen, hay còn gọi là chí mà phù) của cụ ông Ngô Thiếu.
Ăn xí mà, nhớ đến cụ Thiếu với gánh xí mà ngày cũ, linh hồn của phố cổ Hội An nhiều năm về trước - Ảnh: Lê Văn Thọ
1. Không hiểu vì món chè xí mà của ông ngon, hay việc đến phố cổ Hội An, ngồi lặng yên nhìn cụ ông ở cái tuổi xưa nay hiếm cần mẫn múc từng muỗng chè xí mà vào chén cho khách khiến tôi luôn thích ngồi lâu ở nơi này...
Lãng mạn một chiều lau Nam Đàn
Đến Nam Đàn, Nghệ An, du khách thường chỉ ghé thăm quê Bác mà không biết rằng ven đê Tả Lam (tả ngạn sông Lam) cũng có khung cảnh thơ mộng và yên bình rất đáng thưởng thức.
Vào mùa lau, cảnh sắc nơi này thật sự như thiên đường - Ảnh: Đức Hollywood
Xã Nam Cường, huyện Nam Đàn, Nghệ An gần đây mới “nổi” lên nhờ khung cảnh hoang sơ và lãng mạn của bãi lau rộng lớn ven sông.
Bãi đất này người dân thường chăn bò, không khai khẩn trồng hoa màu nên lau lách được thể mọc thành từng mảng lớn rất um tùm, rậm rạp. Nhiều đôi uyên ương và các bạn trẻ yêu thích chụp ảnh đã dành cả ngày lang thang ngoài bãi không biết chán.
Bãi đất này người dân thường chăn bò, không khai khẩn trồng hoa màu nên lau lách được thể mọc thành từng mảng lớn rất um tùm, rậm rạp. Nhiều đôi uyên ương và các bạn trẻ yêu thích chụp ảnh đã dành cả ngày lang thang ngoài bãi không biết chán.
Ăn bún cá bông điên điển trứ danh miệt Châu Đốc
Ở miền Tây đâu đâu cũng có món ăn từ cá, nhưng tô bún cá ăn kèm với bông điên điển thì có lẽ không nơi đâu hấp dẫn như miệt Châu Đốc, An Giang.
Quán bún cá đơn giản với rổ rau và bún bên cạnh nồi nước dùng - Ảnh: Minh Đức
Bún cá có lẽ ở đâu cũng có và tại xứ sở sông nước mênh mông, loại nguyên liệu này luôn có sẵn và làm chủ đạo cho hầu hết món ăn. Tuy nhiên, những con cá lóc thơm ngon nhất luôn được đánh bắt nơi con sông Mekong đổ vào Việt Nam.
25 thg 11, 2015
Giòn ngon cá cơm phết bột
Vùng biển Quảng Nam vào mùa cá cơm, từ những thuyền chài cập bến đến những hàng cá nhộn nhịp trong các khu chợ, đâu đâu cũng thấy những con cá thon dài với lằn đen lấp lánh ánh bạc dọc hai bên thân mình chộn rộn trên các sạp hải sản.
Cá cơm có nhiều đạm, vitamin, khoáng chất… là thực phẩm bổ dưỡng có thể chế biến thành những món ăn ngon như: gỏi, nấu canh thơm cà, nấu cháo, kho tiêu, làm khô, làm mắm dành ăn vào những ngày biển động… Cá cơm có nhiều loại: cá cơm than, cá cơm đỏ, cá cơm trỏng, cá cơm sọc tiêu, cá cơm lép, cá cơm sữa, cá cơm sọc phấn… Ngoài những cách chế biến như đã nói ở trên, để đổi vị, bà con xóm chài quê tôi thỉnh thoảng rủ nhau làm món cá cơm phết bột ăn kèm với cơm.
Cắn một miếng cá cơm phết bột còn nóng hổi, bạn sẽ cảm nhận được ngay vị ngọt của cá, vị thơm giòn của bột, vị cay cay của tiêu, vị béo của dầu… tất cả các hương vị đó hòa quyện vào nhau khiến món ăn trở nên ngon một cách khó tả - Ảnh: Hòa Nhơn
Độc đáo quy linh cao Hải Phòng
Không hiểu sao, mỗi lần đặt chân đến thành phố Hải Phòng, về ngay trong ngày hay ở lại, tôi cũng phải ghé qua cái quán quy linh cao nho nhỏ trên phố Quang Trung.
Lần đầu tiên tôi biết đến quy linh cao là một chiều tháng 7 một năm trước, Hải Phòng nóng nhễ nhại, tôi bị sếp mắng, té tát và tê tái. Khuôn mặt thất thần và sầu não của tôi khiến một anh bạn mủi lòng: “Để tôi đưa cô đi ăn cái này, ngon quên sầu”. Và đó, là quy linh cao.
Vị đắng của quy linh cao nhân nhẩn trong miệng chứ không gắt, nước dừa và sữa đặc chỉ đủ làm cho món ăn thơm, béo, ngậy chứ không quá sắc. Cái giòn của thốt nốt rất khéo để món ăn không trôi tuột đi trong ngẩn ngơ, tiếc nuối.
Chùa Tổ linh thiêng sắc màu Phật giáo Kinh Bắc
Không chỉ nổi tiếng là điểm hành hương của các phật tử, chùa Tổ (Phúc Nghiêm Tự) ở thôn Mãn Xá, xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh còn được biết với những huyền tích linh thiêng nơi Trung tâm Phật giáo nước Việt xưa.
Cổng chính vào chùa Tổ chỉ mở trong những ngày lễ hoặc mùng 1 và rằm - Ảnh: Minh Đức
Chúng tôi đến thăm chùa cận ngày rằm nhưng vẫn cảm nhận không khí ảm đạm, tĩnh mịch. Sân chùa thơm mùi thị và tiếng xào xạc quét lá của người trông chùa. Nhưng ấn tượng nhất vẫn là những câu chuyện mang màu sắc huyền thoại về ngôi chùa gần như bị “bỏ quên” ở vùng đất Phật giáo lâu đời nhất tại Việt Nam.
Bún thang - nét thanh tao của ẩm thực Hà Nội
Không khó để kiếm một quán bún thang trên phố, nhưng ngon, đúng vị, nguyên sắc thì chỉ có một vài nơi như quán bún thang ở Hàng Hòm, Cầu Gỗ hay Giảng Võ...
Đó là bún thang. Thang trong tiếng Hán có nghĩa là canh. Bún thang có thể hiểu là “bún được chan bởi canh”. Sự ra đời của món ăn này bắt nguồn từ món canh thượng thang của người thủ đô xưa. Như vậy, có nghĩa bún thang đã là một trong những món ăn có truyền thống lâu đời trong văn hóa ẩm thực của người Hà Nội.
Món bún thang được làm từ hàng chục nguyên liệu đi kèm, đúng như câu thành ngữ "Ăn Bắc, mặc Nam" thể hiện sự tinh tế, công phu trong ẩm thực của người xứ Bắc.
Thăm ngục Tố Hữu giữa đại ngàn Tây Nguyên
Vượt đèo Lò Xo ở địa phận huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum, du khách sẽ gặp ngục Tố Hữu nằm khép mình giữa núi rừng hùng vĩ và nguyên sơ.
Con đường đèo uốn lượn, nằm vắt vẻo trên những sườn núi đưa khách đến với ngục Tố Hữu
Ngục Tố Hữu là di tích lịch sử đặc biệt cách thành phố Kon Tum khoảng 90km về hướng tây bắc, cách thị trấn Đăk Glei 20 km về hướng bắc. Nếu đi từ hướng bắc theo quốc lộ 14, để đến ngục Tố Hữu bạn phải vượt qua đèo Lò Xo với những khúc quanh liên tiếp cực kỳ nguy hiểm.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)