Nếu Biển Hồ được ví như đôi mắt Pleiku thì quảng trường ở trung tâm thành phố được gọi là trái tim Pleiku. Điều khác biệt là hình ảnh đôi mắt Pleiku được giới văn nghệ sĩ ca ngợi, còn trái tim Pleiku là danh xưng do giới chức chính quyền tự đặt ra.
Quảng trường ở trung tâm TP Pleiku có tên chính thức là Quảng trường Đại Đoàn Kết. Năm 2012 tôi về Pleiku vào tháng 8, khi công trình chưa hoàn thành (quảng trường được khánh thành tháng 12 năm đó). Mấy năm liền sau đó, năm nào tôi cũng về thăm Pleiku, cũng đến với Biển Hồ đôi mắt Pleiku mà... quên, không đến xem trái tim Pleiku ra sao. Mãi đến cuối năm nay tôi mới đến thăm nơi này vào một buổi sáng.
Quảng trường có khuôn viên đến 12 ha, trong đó điểm nhấn chính là tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tượng đài cao 10,8 met, đứng trên bệ bê tông ốp đá xanh cao 4,5 met, trọng lượng khoảng 16 tấn. Tượng được đúc bằng đồng nguyên chất, khung xương bằng thép không rỉ. Được biết rằng đây là tượng đúc Chủ tịch Hồ Chí Minh lớn nhất Việt Nam (và tượng Bác Hồ lớn nhất Việt Nam thì cũng đương nhiên là... nhất thế giới rồi, vì vậy ta cứ nói là nhất thế giới cho oai!).
24 thg 11, 2015
Du khách Tây và hành trình trải nghiệm trên tàu Thống Nhất
Tàu lăn bánh rời Sài Gòn trong buổi sáng sớm, cảm giác ngồi trên toa tàu thoải mái cùng tiếng cười nói rôm rả trong những giây phút tàu lăn bánh… là những trải nghiệm không thể nào quên.
Mọi thứ xung quanh như muốn đưa du khách vào giấc ngủ say - Ảnh: wanderlust
Vươn lên từ đống tro tàn
Trong mắt du khách, tàu Thống Nhất là hành trình khám phá tuyệt vời, nhưng với người dân Việt Nam, con tàu này còn là biểu tượng của sự thống nhất, nối liền hai miền đất nước.
Đoàn tàu duy nhất được Pháp xây dựng (1899 - 1936) để vận chuyển vũ khí và lương thực cả hai miền và bị phá hủy trong cuộc chiến tranh chống Mỹ.
Trong mắt du khách, tàu Thống Nhất là hành trình khám phá tuyệt vời, nhưng với người dân Việt Nam, con tàu này còn là biểu tượng của sự thống nhất, nối liền hai miền đất nước.
Đoàn tàu duy nhất được Pháp xây dựng (1899 - 1936) để vận chuyển vũ khí và lương thực cả hai miền và bị phá hủy trong cuộc chiến tranh chống Mỹ.
Lên Hòa Bình thưởng thức đặc sản cam Cao Phong
Cam Cao Phong với các loại cam Canh, cam lòng vàng, cam ruột đỏ, cam Xã Đoài... từ lâu đã trở thành thức quả đặc sản nức tiếng của Hòa Bình bởi hương vị ngon ngọt, mọng nước.
Thời điểm chính vụ cam Cao Phong, cây nào cũng sai trĩu quả, đượm màu vàng óng trên cây - Ảnh: Huyền Trần
Cao Phong là vựa cam lớn không chỉ của tỉnh Hòa Bình mà của cả miền Bắc. Diện tích trồng cam ở huyện Cao Phong tập trung nhiều nhất quanh thị trấn Cao Phong và xã Tây Phong.
Ngược miền Tây Giang
Đắn đo nhiều lần rồi vẫn quyết tâm rũ bỏ những ngột ngạt ngày thường, cả nhóm chúng tôi ngược về vùng miền núi Tây Giang, nơi xa xôi nhất của tỉnh Quảng Nam.
Càng lên gần Tây Giang, cung đồi đèo núi càng thêm gập ghềnh, khúc khuỷu - Ảnh: Thanh Ly
Bỡ ngỡ pha lẫn sự thích thú khi ngồi sau tay lái, những xa lạ lại vô tình gợi lên vô vàn cảm xúc hấp dẫn cho kẻ lữ hành.
Có đoạn hai bên đường là những vườn chè trải rộng xanh mướt, lúc lại len lỏi giữa rừng keo lá tràm đẹp như mơ... Càng lên cao càng hồi hộp khi những chiếc xe trườn qua nhiều con dốc hiểm, cung đèo trắc trở…
Có đoạn hai bên đường là những vườn chè trải rộng xanh mướt, lúc lại len lỏi giữa rừng keo lá tràm đẹp như mơ... Càng lên cao càng hồi hộp khi những chiếc xe trườn qua nhiều con dốc hiểm, cung đèo trắc trở…
Mê mẩn với cánh đồng cỏ lau tuyệt đẹp tại Đà Nẵng
Những đám lau bạt ngàn nở rộ ven sông và ven sườn núi ở Đà Nẵng tạo nên cảnh sắc tuyệt đẹp làm say đắm lòng người.
Lên Ba Vì ngắm dã quỳ khoe sắc
Từ cuối tháng 10 trở đi, loài hoa dã quỳ lại tưng bừng khoe sắc vàng trên khắp vườn Quốc gia Ba Vì (Hà Nội). Sắc vàng của hoa trên nền trời xanh, nắng vàng như thắp sáng thêm tiết trời cuối thu miền Bắc.
Thay vì phải đi Mộc Châu hay đi Đà Lạt, bạn có thể đến ngay Ba Vì để thả mình giữa những đồi hoa dã quỳ vàng rực
Cứ đến độ này hàng năm, dọc hai bên đường lên Ba Vì lại được tô điểm bởi những bụi hoa dã quỳ nở rộ đung đưa trong gió thu. Từng đoàn người hẹn hò nhau lên Ba Vì để cùng nhau ngắm hoa, chụp ảnh hay đơn giản chỉ muốn thả mình vào một mùa vàng của loài hoa dã quỳ nơi đây.
Giòn rụm bánh mì xíu mại, thịt ba chỉ Ninh Hòa
Hơn hai mươi năm trước, bữa sáng của đứa trẻ Ninh Hòa thường là tô cơm nguội với ít cá dính nồi đêm qua sót lại, kèm ca nước giếng ngọt lành. Xách cặp đi học tới trưa về ăn cơm là vừa kịp đói.
Đứa nào khá giả, được ba má cho năm trăm mua xôi bắp hay đậu đen gói trong lá chuối với cái muỗng lá dừa, rắc chút muối mè thơm lừng lựng. Còn không thì ổ bánh mì một ngàn có thịt, xíu mại, dưa leo, hành ngò kèm chút xì dầu (năm trăm thì chỉ chan nước béo) bán khắp cùng phố thị.
Bữa nào cũng nhiêu đó, hết xôi đậu tới bánh mì, rồi chuyển qua bánh mì tới xôi đậu, nhưng chẳng bao giờ thấy ngán. Sau này khôn lớn, học giỏi thành tài, đi năm châu bốn biển, ăn đủ món Tây Tàu, cứ hay nhớ tới ổ bánh mì huyền thoại.
Đứa nào khá giả, được ba má cho năm trăm mua xôi bắp hay đậu đen gói trong lá chuối với cái muỗng lá dừa, rắc chút muối mè thơm lừng lựng. Còn không thì ổ bánh mì một ngàn có thịt, xíu mại, dưa leo, hành ngò kèm chút xì dầu (năm trăm thì chỉ chan nước béo) bán khắp cùng phố thị.
Bữa nào cũng nhiêu đó, hết xôi đậu tới bánh mì, rồi chuyển qua bánh mì tới xôi đậu, nhưng chẳng bao giờ thấy ngán. Sau này khôn lớn, học giỏi thành tài, đi năm châu bốn biển, ăn đủ món Tây Tàu, cứ hay nhớ tới ổ bánh mì huyền thoại.
Hàng bánh của chị quanh năm im ắng bên góc đường, căng tấm bạt che cái nắng bưng đầu, hay cơn mưa dầm dề rả rích. Chị đội nón hoa, ngồi sau cái bàn trải tấm nhựa bạc màu nắng gió. Bên trên là xoong thịt, xíu mại, nước sốt, rổ hành ngò, dưa leo, hũ ớt sim và chai xì dầu. Bên hông để giỏ bánh với lò than âm ấm phủ đầy tro, hơ bánh mì giòn rụm.
Nơi ngã ba biên giới
Trên đất nước ta chỉ có hai tỉnh nằm ở điểm giáp ranh 3 biên giới là Ðiện Biên và Kon Tum. Ở Ðiện Biên là bản A Pa Chải của bà con dân tộc Hà Nhì, thuộc xã Xín Mần huyện Mường Nhé (giáp Lào và Trung Quốc). Ở Kon Tum là buôn I ệc của đồng bào dân tộc Ka Dong, thuộc xã Bờ Y huyện Ngọc Hồi (giáp Lào và Campuchia).
Tại đây có ngã ba Đông Dương (cũng gọi là ngã ba Tam biên) nổi tiếng. Đường 40 trên đất Việt Nam đến đây chia về hai hướng, sang tỉnh Atôpơ - Lào và tỉnh Ratanakiri - Campuchia. Nơi đây còn được biết đến như là cái “túi bom” của toàn vùng Đông Dương dưới sức mạnh của “uy lực không lực Hoa Kỳ” trong thời kháng chiến chống Mỹ.
Tại đây có ngã ba Đông Dương (cũng gọi là ngã ba Tam biên) nổi tiếng. Đường 40 trên đất Việt Nam đến đây chia về hai hướng, sang tỉnh Atôpơ - Lào và tỉnh Ratanakiri - Campuchia. Nơi đây còn được biết đến như là cái “túi bom” của toàn vùng Đông Dương dưới sức mạnh của “uy lực không lực Hoa Kỳ” trong thời kháng chiến chống Mỹ.
Cột mốc ngã ba biên giới.
23 thg 11, 2015
Bồng bềnh Tây Thiên Tam Đảo
Cách Hà Nội khoảng 65 km với hơn một giờ đi xe về phía tây bắc, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đang là điểm du lịch hấp dẫn du khách từ Hà Nội và các vùng phụ cận.
Trước khi đến thị trấn Tam Đảo mờ sương, du khách không quên khám phá danh thắng Tây Thiên (thôn Đông Lộ, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo) là quần thể văn hóa du lịch tổng hợp đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia từ năm 1991.
Lùng Khúy, đệ nhất hang động trên cao nguyên Đồng Văn
Hang Lùng Khúy nằm ở thôn Lùng khúy, xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ (Hà Giang), nằm cách trung tâm thị trấn Tam Sơn hơn 10km. Vào dịp lễ hội tam giác mạch vừa qua, huyện Quản Bạ cũng đã chính thức cho phép du khách vào tham quan 'đệ nhất hang động' trên cao nguyên đá này.
Con đường đất dài hơn một cây số được tu sửa lại dẫn thẳng lên tận hang Lùng Khúy
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)