25 thg 10, 2013

Thung Nham, đất lành chim đậu

Thung Nham ở Ninh Bình còn được biết đến với tên gọi Thung Chim, nơi trú ngụ của hàng nghìn con chim các loại.

Trong khi Tràng An, Tam Cốc - Bích Động là những điểm đến đã trở nên quen thuộc, thì Thung Nham dường như vẫn là cái tên còn khá xa lạ với du khách đến với Ninh Bình. Tuy nhiên, nếu bạn yêu thích phong cảnh thiên nhiên trữ tình của hai danh thắng từng được ví là “Hạ Long trên cạn” của vùng đất cố đô, chắc hẳn, vẻ đẹp nên thơ của Thung Nham sẽ không làm bạn thất vọng. 

Vẻ đẹp trữ tình của Thung Nhai. Ảnh: vuonchimthungnham. 


Tây Côn Lĩnh, nóc nhà Đông Bắc

Với độ cao 2.427 m, Tây Côn Lĩnh là một trong những ngọn núi cao nhất Việt Nam, là nóc nhà của núi rừng Đông Bắc.

Tây Côn Lĩnh là dãy núi nằm ở phía Tây Hà Giang, trải dải trên hai huyện Hoàng Su Phì và Vị Xuyên. Tuy không phải là ngọn núi cao nhất Việt Nam nhưng việc chinh phục được nóc nhà Đông Bắc dường như khó khăn hơn nhiều lần so với đỉnh Fansipan cao vời vợi. Bởi lẽ, đường lên đỉnh Tây Côn Lĩnh rất xa xôi, cách trở, lại chưa được định hình thành tuyến như cung đường chinh phục nóc nhà Đông Dương, vốn xuất phát ngay gần thị trấn du lịch Sapa.

Theo kinh nghiệm từ những người đi trước, bạn có thể bắt đầu từ cửa khẩu Thanh Thủy ở huyện Vị Xuyên, cách thành phố Hà Giang hơn 20 km về phía Tây Bắc, đến ngã ba Xín Chải rồi hỏi đường người dân địa phương để lên được đỉnh Tây Côn Lĩnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể xuất phát từ huyện Hoàng Su Phì với cung đường qua Tùng Sán – Trúng Phúng và từ đây lên nóc nhà Đông Dương. 


Chinh phục được đỉnh Tây Côn Lĩnh là niềm tự hào của bất kỳ ai. Ảnh: vtc 


Miếu bà Chúa xứ Thủy Tề

Du khách đến Bạc Liêu cúng bà Nam Hải thường viếng thăm miếu Chúa Xứ Thủy Tề cách đó không xa. Miếu Bà tọa lạc trên một sở đất rộng, thoáng đãng và sạch sẽ, thuộc phường Nhà Mát, thị xã Bạc Liêu. Ngôi miếu này được xây dựng vào năm 1919 bắt nguồn từ những huyền thoại và tín ngưỡng bản địa của cư dân ven biển Bạc Liêu.

Bàn thờ hai Bà ở gian chính điện. 

Một thoáng Vinh Sang

Nằm trên cù lao An Bình quanh năm cây trái xanh tốt, Khu du lịch (KDL) Vinh Sang như một “đồng bằng sông Cửu Long thu nhỏ” với các dịch vụ du lịch gắn liền cùng các hoạt động bình dị trong đời sống của người dân vùng sông nước miền Tây Nam Bộ.

Từ trung tâm thành phố Vĩnh Long, du khách di chuyển bằng phà An Bình mất khoảng 10 phút và dạo bộ qua những cung đường trải bê tông bóng mịn để đến Vinh Sang. Đường vào KDL Vinh Sang uốn lượn dưới bóng mát của hàng chục loài cây ăn trái. Nếu đi bằng đường thủy, du khách có thể thuê tàu, thuyền của các công ty du lịch hoặc tư nhân trên bến phà An Bình, trên dòng Cổ Chiên, ngắm nhìn sông nước miền Tây.

KDL Vinh Sang thuộc xã An Bình (huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) được thành lập năm 2005 với tổng diện tích 2,2 ha, do một doanh nhân địa phương đầu tư nhằm khai thác tiềm năng du lịch miệt vườn theo hướng chuyên nghiệp. Địa hình của Vinh Sang như một tam giác, một cạnh nằm cặp theo bờ sông Cổ Chiên, đối diện với thành phố Vĩnh Long. Một cạnh khác chếch sang hướng Bắc, nơi có cây cầu Mỹ Thuận duyên dáng nối đôi bờ sông Tiền thơ mộng. Cạnh còn lại nối Vinh Sang với các khu vườn trái cây khác trong cù lao An Bình. Đó là điểm đắc địa giúp Vinh Sang có cảnh quan hấp dẫn, thu hút nhiều khách du lịch ngay từ ngày đầu hoạt động. 

Du khách tham quan cảnh quan sông nước miền Tây từ những chiếc thuyền đưa đón mang kiểu dáng đặc trưng của miền quê sông nước miền Tây Nam Bộ.

23 thg 10, 2013

Ngược sông Mã đến thăm Mường Lát

Là dòng sông gắn với nhiều huyền thoại xứ Thanh, sông Mã nổi tiếng không chỉ nhờ vẻ đẹp nên thơ mà còn bởi sự hung hãn khôn cùng của nó. Khởi nguồn từ miền Tây Bắc Tổ quốc, sông uốn một vòng hơn trăm cây số trên đất Sầm Nưa nước Lào rồi mới trở về đất Việt.

Dọc theo đường sông chảy từ huyện Mường Lát đến Cửa Hới tỉnh Thanh Hóa, những địa danh gắn với bài thơ Tây Tiến luôn thôi thúc giới yêu thích khám phá được một lần đặt chân đến.

Chuyện buồn vui bên sông

Đường 15

Từ thị trấn Mai Châu (Hòa Bình), đoạn đường đến đất Thanh Hóa khá hẹp và quanh co, một bên là núi cao, một bên là từng mảng rừng rời rạc cằn cỗi. Sang mạn Quan Hóa, Bá Thước một bên sông Mã một bên núi cao, cảnh sắc trở nên hoang vu và đẹp hơn hẳn dẫu rằng cái hiểm ác của thời Tây Tiến đã không còn nữa.


Xốt vang Hà Nội, xốt vang Hội An

Món bò xốt vang chắc chắn được du nhập từ nước Pháp khi Việt Nam còn là xứ thuộc địa của thực dân Pháp; nhưng cũng giống như nhiều món ăn khác có nguồn gốc từ Pháp, bò xốt vang đã dần dà được bản địa hóa để phù hợp với khẩu vị và gia vị của người Việt.

Bò xốt vang kiểu Hà Nội

Về nguyên liệu căn bản, món bò xốt vang của người Việt cũng phải gồm thịt bò và rượu vang (đỏ hoặc trắng) như nguyên gốc, cũng không thể thiếu các loại rau củ là khoai tây, cà rốt, cà chua, hành tây nhưng gia vị tẩm ướp và nêm nếm thì có thêm nhiều thứ đặc trưng bản địa như hồi, quế, rau húng, gừng và cả… nước mắm. 


Ngọt ngào mạch nha xứ Quảng

Du khách khi rời Quảng Ngãi thường mua đặc sản mạch nha về làm quà cho người thân. Cắn miếng bánh tráng giòn rụm, vị ngọt thanh của mạch nha nơi đầu lưỡi như để lại dư vị ngọt ngào của vùng đất miền Trung đầy nắng gió...

Mạch nha xứ Quảng - Ảnh: Võ Quý Cầu

Mạch nha Quảng Ngãi vốn nổi tiếng từ xưa. Theo Địa chí Quảng Ngãi, từ những năm 1930-1935, mạch nha Quảng Ngãi đã được trưng bày tại hội chợ ở Huế, Hà Nội và được công nhận là sản phẩm tiểu thủ công nghiệp xuất sắc. Triều đình Huế từng phong hàm "Cửu phẩm văn giai" cho nghệ nhân chế biến mạch nha.

Bánh măng, bánh mận

Ở Huế, có hai loại bánh đang dần bị lãng quên và có thể sẽ bị thất truyền nay mai. Đó là bánh măng và bánh mận mà rất ít nơi có bán, nếu có thì cũng chỉ bán vào những ngày rằm; mặt khác dường như nhiều người trẻ ngày nay cũng không hay biết ở Huế có hai loại bánh đó.


Ngày trước, mỗi dịp được mời dự kỵ giỗ thì khách mời hay mang lễ vật đến, và thường là những gói bánh đủ loại được làm thủ công, trong đó có cả bánh măng, bánh mận.

Như nhiều món ăn khác của xứ Huế, nguyên liệu để làm hai loại bánh này thật đơn giản nhưng giá trị của chúng lại nằm ở sự tỉ mỉ, công phu trong chế biến và cách bày biện.


Bản người Mông đẹp nhất Đông Nam Á

Ngay cả khi các công ty lữ hành trong nước vẫn chưa biết đến Pú Đao, thì khách du lịch quốc tế đã coi đây như điểm trekking lý tưởng.

Pú Đao là một xã vùng cao thuộc huyện Sìn Hồ, Lai Châu, cách thị trấn Mường Lay 13 km và Hà Nội hơn 560 km về phía Tây Bắc. Dù dân cư chưa đến nghìn người với địa thế xa xôi, hẻo lánh nhưng với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, thuần khiết, Pú Đao giống như “thỏi nam châm” hút bất cứ ai đam mê khám phá những vùng đất mới. Đó là lý do mà hãng du lịch Gecko Travel của Anh năm 2006 bầu chọn Pú Đao là một trong 5 điểm đến hấp dẫn nhất Đông Nam Á. 

Đường lên Pú Đao. Ảnh: Vung Cao. 


Dấu ấn kiến trúc cũ ở thành phố Cảng

Là một thành phố lớn nhưng Hải Phòng vẫn giữ được những công trình kiến trúc mang dấu ấn từ thời Pháp thuộc.

Hải Phòng từng là thành phố quan trọng bậc nhất Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, là đầu mối giao thông với cảng biển lớn. Cũng như Hà Nội, Sài Gòn (TP HCM), đô thị Hải Phòng in đậm dấu ấn quy hoạch, kiến trúc của người Pháp.

Cho đến nay, Hải Phòng vẫn giữ vị trí quan trọng, là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, sự phát triển đô thị của Hải Phòng không quá nhanh và cấp tiến như các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, hay Đà Nẵng với tốc độ xây dựng chóng mặt và trào lưu cao ốc nên Hải Phòng vẫn giữ được nhiều nét xưa cũ...

Dấu ấn quy hoạch, kiến trúc thuộc địa vẫn hiện diện khá rõ nét ở thành phố Cảng, dẫu ít nhiều có những phôi phai. Vẫn có thể thấy những không gian đô thị, công trình kiến trúc mang dấu ấn từ thời thuộc địa, những công trình cũ gợi nét u hoài; mà tiêu biểu là ở khu vực trung tâm - quận Hồng Bàng và các quận Lê Chân, Ngô Quyền.