14 thg 9, 2013

Phở chua chợ phiên Pha Long

Mỗi độ thu về, lòng lại xao xuyến nhớ Tây Bắc, nhớ những nương lúa chín vàng lưng núi, bóng váy áo nhấp nhô, tiếng cười reo của trẻ con bên máy tuốt lúa ven đường. Nhớ phiên chợ Pha Long (Mường Khương, Lào Cai) rực rỡ sắc màu và nhớ quán phở chua đầy ắp đàn bà, con trẻ.

Ngon lành phở chua - Ảnh: Băng Giang

Cái náo nức, gọi mời của phiên chợ trên miền biên giới, của đồng bào người Mông, Dao, Tày, Nùng... thổi vào lòng người lãng khách đường xa một cảm xúc hân hoan, hớn hở đến khó tả.

Chuyến thăm 'nàng công chúa ngủ trong rừng' Đa Mi

Đa Mi nằm giữa Đà Lạt và Phan Thiết, cách thị xã Bảo Lộc gần 60 km. Băng qua những con đường đèo ngoằn nghèo, bắt gặp 2 hồ nước nhân tạo tuyệt đẹp giữa núi rừng trùng điệp là hồ Hàm Thuận và hồ Đa Mi.

Hai hồ nước được hình thành nhờ công trình thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi. Hồ Hàm Thuận nằm trên sông La Ngà, một nhánh của hệ thống sông Đồng Nai. Giữa hồ có 8 đảo lớn nhỏ, đủ hình dạng đan xen, cây cối phủ xanh mướt như những hòn non bộ khổng lồ. Theo lời người dân Đa Mi, hồ có rất nhiều cá lớn và đây là điểm câu yêu thích của dân chuyên nghiệp. Bạn có thể mua các loại cá do dân địa phương đánh bắt từ lòng hồ và lai rai vài ly rượu trong không khí mát rượi giữa thiên nhiên yên tĩnh. 

Đường vào Đa Mi loanh quanh đèo đèo dốc dốc. 

Con chiến mã có nghĩa

Dọc theo tỉnh lộ 640 từ thị trấn Tuy Phước (huyện Tuy Phước), đi về hướng đông bắc khoảng 4 cây số gặp ngã ba Cây Xoài thuộc xã Phước Thuận. Tiếp tục theo con kênh dẫn nước, chạy qua cánh đồng lúa xanh bạt ngàn về hướng đông chừng hơn một cây số nữa tới làng Nhân Ân (nay là thôn Nhân Ân), quê hương của cụ Tú Diêu, người thầy dạy chữ và dạy soạn tuồng hát bội cho Đào Tấn, một danh nhân văn hóa, người Bình Định nổi tiếng ở thế kỷ thứ 19. 

Ngôi mả ngựa. 

12 thg 9, 2013

Lên Lạng Sơn mùa na chín

Cuối tháng 8, đầu tháng 9, khi tiết trời thu se lạnh tràn về cũng là lúc đến mùa na chín. Nghe kể về những triền na bạt ngàn trên vùng núi đá vôi ở Chi Lăng, Hữu Lũng (Lạng Sơn), với địa chỉ vườn na có thể vào tham quan, leo trèo hái na, chúng tôi nhằm về đất ải thẳng tiến.

Em bé Lạng Sơn giúp mẹ bán na - Ảnh: Iris Trương

Lạng Sơn được coi là một trong những “vựa na” lớn nhất cả nước. Và vùng núi đá vôi Kai Kinh ở hai huyện Hữu Lũng và Chi Lăng là vương quốc na nơi đây.

Kẻng Mỏ - nơi sông Đà chảy vào đất Việt

Đi Kẻng Mỏ thực sự là một cuộc hành xác bằng xe máy, xe đi chậm như đi bộ và nhiều lúc phải đi bộ thật để đẩy xe trên quãng đường chỉ khoảng… 260km tính từ thị xã Lai Châu! Nhưng tại sao phải khổ sở để đi đến đó? Bởi một lẽ đơn giản thôi, đó là nơi con sông Đà chảy vào đất Việt! 

Tại Mốc 17 (1), phía biên giới Việt Nam tại ngã ba sông biên giới - Ảnh: C.T.V.

Để đi đến Kẻng Mỏ, là một chuyến du ngoạn mạo hiểm và kỳ thú, và tất nhiên là phải… đủ khỏe. Từ hướng thị xã Lai Châu xuống hoặc từ hướng Điện Biên lên thị trấn Mường Lay đều khoảng 100km. 

10 thg 9, 2013

Mè láo? Ừ, đúng là láo!

Đến Sóc Trăng, ta sẽ thấy 2 món bánh kẹo đặc sản được bày bán rất nhiều là bánh pía và mè láo. Hai món ăn chơi này là những món ăn do người Hoa mang sang từ 3 thế kỷ trước, khi họ sang định cư tại đất phương Nam.

Mè láo là gì và sao có tên là mè láo?

Bánh mè láo là một món đặc sản của người Hoa tại Sóc Trăng, ăn một mình nó cũng được, nhưng thường dùng chung khi uống trà (những dịp như Tết trung thu thì lại càng thích hợp!). Là đặc sản Sóc Trăng nhưng nay ta có thể mua dễ dàng ở siêu thị, chợ... các nơi trong cả nước.

Một hộp mè láo bán ở siêu thị

Na - sản vật đất ải Chi Lăng

Không chỉ được biết đến bởi dấu ấn lịch sử lừng lẫy, Chi Lăng (Lạng Sơn) còn được du khách nhớ đến bởi những thương hiệu trái cây nổi tiếng. 

Mùa này, nếu có dịp về vùng đất ải chắc chắn bạn sẽ được thưởng thức hương vị ngọt ngào của na (mãng cầu), sản vật nổi tiếng vùng đất này.


Ải Chi Lăng và những hàng bày bán na bên đường - Ảnh: Việt Dũng

Những ngày này nếu có dịp đi qua Chi Lăng bạn sẽ bắt gặp hình ảnh người dân rộn ràng chuẩn bị cho mùa thu hoạch na, loại quả nổi tiếng của vùng đất này.

Ngọt ngào ô môi

Đến với nhiều địa phương ở miền Tây Nam bộ, dễ nhận ra một loài thực vật thân gỗ, có hoa hồng thắm và cho trái dài vỏ sậm màu, ruột bên trong ăn được – đó là cây ô môi rất quen thuộc với trẻ em vùng sông nước.

Có người giải thích cái tên gọi ô môi dân dã, đó là do khi ăn trái này thì môi người từ màu đỏ chuyển sang đen thẫm (ô là đen), người khác lại cho rằng do trái ô môi dài bên trong chứa nhiều ô, gắn liền với mỗi ô là những môi cơm (phần thịt của trái), nên gọi là ô môi.

Những cách cắt nghĩa ấy có thể chưa chính xác nhưng được nhiều người dân chấp nhận và lưu truyền.

Cây ô môi mùa hoa nở

Phở không chỉ là… phở

Thuật ngữ “phở” đã đi vào từ điển ẩm thực của nhân loại từ lâu rồi. Tuy nhiên, với nhiều người nước ngoài thì từ “phở” không chỉ là món phở đã được quốc tế hóa: còn nhiều dạng khác của phở nữa.

Phở cuốn

Trong một cuốn sách viết về ẩm thực Việt Nam có tên Khát vọng và khoái khẩu ở Việt Nam: Món ăn, thức uống trong thế kỷ XIX dài lâu (Aspirations and Appetites in Vietnam: Food and Drink in the Long Nineteenth Century), tác giả Erica J. Peters đã đi tìm nguồn gốc của món phở; xem nó xuất hiện lần đầu tiên trên đường phố Hà Nội vào năm nào, là sáng tạo của một hay một nhóm đầu bếp…


9 thg 9, 2013

Vẻ đẹp Kinh Bắc xưa ở Cổ Mễ

Là một trong những ngôi làng nổi tiếng của đất Kinh Bắc xưa, làng Cổ Mễ nằm bên con sông Cầu thơ mộng gắn liền với nhiều truyền thuyết lịch sử.

Hàng chục thế kỷ tồn tại đã để lại nơi đây nhiều mái nhà và kiến trúc cổ, trong đó nổi bật nhất là cụm đền – đình – chùa mang đậm nét đẹp của đồng quê Bắc bộ.

Thủy đình chùa Cổ Mễ

Theo triền đê sông Cầu uốn lượn đầy nắng, chúng tôi tìm về Cổ Mễ. Dù Bắc Ninh đã lên thành phố, vài nơi trong làng đã mang dáng dấp phố phường nhưng vẫn còn đó những ngõ nhỏ quanh co, những nếp nhà lợp ngói đông dương tường gạch, những cây cổ thụ đổ bóng um tùm trên con đường làng hun hút…