15 thg 1, 2013

Về Phú Quý thưởng thức cua đá

Phú Quý vừa có thêm một món đặc sản mới, đó là cua đá. Loài cua mà người dân và du khách rất khoái vì thịt ngọt, phảng phất thơm

Cua màu nâu tím

Cua đá hình dạng như các loài cua thường khác, nhưng chỉ lớn bằng nắm tay, màu nâu tím, phần bụng dưới ngả màu vàng ươm. Cua đá rất khỏe, chạy nhanh, sống ở các hang đá, kẹt núi quanh đảo, nhiều nhất là ở khu vực Hòn Tranh. Cua thường ra khỏi hang kiếm ăn vào ban đêm.

Hiện nay người dân phát hiện rằng thịt loài cua này rất ngon, trắng chắc, thoang thoảng mùi thơm khó tả. Cua đá đã trở thành đặc sản của các quán nhậu trên đảo. 




Chủ quán các quán nhậu thường đặt hàng cho người ở Hòn Tranh, song không phải lúc nào cũng có cua với lượng như ý. Vì vậy, gần đây một số hộ dân bắt đầu nuôi cua đá. Đó là ông Nguyễn Ngọc Phi, ngụ tại thôn Triều Dương, xã Tam Thanh. Trên diện tích đất 300m2, ông Phi dùng tôn xi măng chôn sâu xuống đất khoảng 1/3 tấm tôn một cách liền nhau, tạo thành bức tường kín. Bước đầu ông thả 1.000 con cua đá giống mua từ Hòn Tranh với giá 3.000 đồng/con.


Về biển La Gi nếm bò hòm nướng

Vốn có duyên với biển La Gi từ nhiều năm trước, bẵng cả chục năm, mùa hè năm nay có dịp về lại vùng biển mút đầu phía nam của Bình Thuận này, tôi mới được nếm thử món bò hòm nướng ở bãi Đồi Dương lộng gió dạt dào sóng vỗ bờ cát mịn.



Từng ngồi xe máy đi khắp các bãi biển đẹp của Bình Thuận, từ bãi Đồi Dương, Mũi Né (TP Phan Thiết) đến chùa Hang (huyện Tuy Phong) và các bãi tắm hoang sơ giữa biển khơi của huyện đảo Phú Quý, món cá bò hòm nướng mà theo lời đồn thổi của dân sành ăn là chỉ có ở vùng biển thuộc huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận chẳng xa lạ gì với tôi.

Lễ hội Dinh Thầy Thím: Sẽ trở thành biểu tượng văn hóa truyền thống của địa phương

Hàng năm cứ vào trung tuần tháng 9 âm lịch, thị xã La Gi lại tưng bừng tổ chức lễ hội tế thu Thầy Thím. Cùng với lễ hội rước đèn và Nghinh Ông tại Tp.Phan Thiết, đây là 3 lễ hội văn hóa lớn của Bình Thuận.

Trong tâm thức dân gian, Thầy Thím đã trở thành Thần Hoàng của dân làng Tam Tân, là tấm gương sáng về lòng nhân ái, vị tha của con người. Truyền thuyết về sự tích Thầy Thím không chỉ làm phong phú thêm đời sống văn hóa của nhân dân, mà còn bổ sung vào kho tàng văn hóa phi vật thể của dân tộc ta. Giữ gìn, bảo tồn và khai thác thế mạnh của lễ hội này là điều mà bấy lâu nay thị xã La Gi đang hướng đến. 




Dinh Thầy Thím - Ảnh: Đ. Hòa


Chợ sò Hà Thủy



Chợ sò Hà Thủy. Ảnh: Huỳnh Nam

Đất Bình Thuận xưa rày vốn có nhiều thắng cảnh. Từ thuở nao, người ta đã biết đến bãi Thương Chánh, lầu ông Hoàng, sở Muối, sông Cà Ty, bến cảng Tuy Phong, bãi biển Mũi Né, đảo Phú Quý... Ngoài ra, Bình Thuận còn có những nơi ít người chú ý nhưng có sức hấp dẫn với những tay du lịch bụi và những người say mê nhiếp ảnh. Chợ sò Hà Thủy là một ví dụ.

Những tay săn ảnh thường muốn đi vào ngõ ngách của mọi địa phương để quan sát và ghi hình cuộc sống và công việc làm ăn thường ngày của người dân tại chỗ, thể hiện sắc thái văn hóa và nét riêng của mỗi địa phương.


Đảo Phú Quý - hấp dẫn nhưng vẫn còn xa



Những bãi biển còn hoang sơ trên đảo Phú Quý thường tạo cảm giác mạnh với du khách lần đầu đến đây. Ảnh: Lê Bá Lư

Đảo Phú Quý (còn gọi là cù lao Thu hay cù lao Khoai Xứ) là một đảo có diện tích 16 km², cách thành phố Phan Thiết hơn 110 km về hướng đông nam. Là một đảo nhỏ giữa biển khơi nhưng Phú Quý có nhiều di tích văn hóa, tín ngưỡng của cư dân duyên hải miền Trung và nhiều danh lam thắng cảnh thiên nhiên.

Rời cảng Phan Thiết lúc 7 giờ sáng và sau hơn 8 tiếng đồng hồ lênh đênh trên biển khơi, vật vã với những con sóng mạnh hơn cấp 6, đến 15 giờ 30 chiều, con tàu Phú Quý 07 cập bờ lên đảo Phú Quý.


Nhớ Hòn Rơm... xưa

Nói xưa để phân biệt với nay, kỳ thực - xưa chỉ là… 15 năm về trước. Hòn Rơm có lẽ là vùng quê “thay da đổi thịt” nhiều nhất và nhanh nhất của Việt Nam.

Ngày nay, Hòn Rơm trở thành thương hiệu du lịch nổi tiếng cả nước - từng khai sinh ra loại hình du lịch “dã ngoại”. Cứ vào Google, gõ “Hòn Rơm” là tha hồ tra cứu, tìm hiểu. Ít ai biết rằng, 15 năm trước, Hòn Rơm là vùng kinh tế mới giãn dân, một bên là biển, một bên là cát, dân cư thưa thớt, không có đường giao thông.

Địa danh Hòn Rơm có tên trên bản đồ Bình Thuận là Long Sơn - thuộc ấp Long Sơn, phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, cách trung tâm tỉnh lỵ Bình Thuận 26 km. Long Sơn là ngọn núi nhỏ, nhô ra biển Đông, cao hơn 50m. Mùa mưa, cỏ xanh rì. Mùa nắng, cỏ vàng úa, nhìn từ xa tựa như ụ rơm ở quê nên được gọi là Hòn Rơm. Nghe nói trên núi có bàn cờ Tiên. Trước năm 2000, tôi đã một mình lên đó vài lần, chỉ gặp mấy cây thân bụi và những đứa trẻ chăn bò. Dưới chân núi, phía nam có đền thờ “Nam Hải tướng quân” (cá voi). Vách núi phía đông - nơi chim biển buổi chiều thường về tụ hội, có cả dấu vết thân cây hóa thạch trên đá. Trước đây, từ Phan Thiết, ô tô chỉ đi tới Mũi Né là hết đường, phải đi xe ôm chạy ven biển hoặc xe 2 cầu chạy được trên cát. Sự kiện nhật thực toàn phần ngày 24.10.1995 đã đánh thức nàng công chúa xinh đẹp là “du lịch Bình Thuận” thức dậy sau bao năm ngủ yên. Nàng thấy mình đẹp, thiên hạ càng thấy nàng đẹp hơn và du lịch bắt đầu phát triển từ đó.


Hòn Rơm - Ảnh: Wikipedia


Bãi biển Mũi Đá, La Gi



Vá lưới. Ảnh: Huỳnh Nam

La Gi vốn là thị trấn huyện lỵ của Hàm Tân (Bình Thuận) đã được nâng lên thành thị xã và tách ra khỏi huyện, trực thuộc tỉnh Bình Thuận từ năm 2005. Thị xã duyên hải này có nhiều thắng cảnh du lịch như đồi Dương, bãi dương Cam Bình, bãi biển Ngảnh Tam Tân, hòn Bà, dinh Thầy Thím... Và một nơi ít người chú ý nhưng rất hấp dẫn với giới mê chụp ảnh sinh hoạt của những làng chài. Đó là bãi biển Mũi Đá, xã Tân Phước, thị xã La Gi.

Từ TPHCM đi quốc lộ 1A, đến ngã ba 46 (còn 46 km nữa thì đến Phan Thiết) rẽ phải vào quốc lộ 55 đi thêm 18km thì đến La Gi. Nếu theo quốc lộ 55 đi tiếp 50km nữa về hướng đông nam thì đến Bà Rịa. Từ thị xã này ra mũi Kê Gà, điểm du lịch nổi tiếng chỉ cách khoảng 10km.


14 thg 1, 2013

Vô chùa tắm biển (Tịnh xá Ngọc Hải)


Bạn muốn đi tắm biển nhưng ngại nơi náo nhiệt ồn ào?

T
ôi
 chỉ cho bạn một nơi lý tưởng nhé.

Trên đường đi đến Vũng Tàu thay vì đi thẳng bạn hãy ghé qua Long Hải, nơi đó có một tịnh xá nằm sát bên bãi biển. Tịnh xá này dành cho ni sư, cảnh quan tuyệt đẹp. Bạn hãy thưởng ngoạn cảnh quan, chiêm bái các kiến trúc thể hiện các điển tích Phật giáo, rồi thả mình vào dòng nước mát. Tịnh xá cũng có tổ chức cho thuê chỗ, giữ đồ như các bãi tắm, nhưng giá rất dễ chịu, và đều do các ni cô quản lý... bạn sẽ không phải bực mình vì bị chèo kéo, hét giá v.v...

Tắm xong bạn có thể dùng cơm chay trong tịnh xá. Vì là nhà chùa, nên bạn có thể ăn mà không mất tiền, nhưng tốt nhất là nếu đi đông người bạn có thể gửi tiền để các ni có thể mua thức ăn và nấu chuẩn bị cho bạn (chứ ăn chùa thì... cũng ngại!). Ăn xong, bạn có thể ngả lưng trên những tấm phản mát lạnh của tịnh xá.

Cách đó vài trăm met là M
 Cô, bạn có thể thả bộ tới tham quan.

Tịnh xá Ngọc Hải được xây dựng xong năm 1983 và sửa sang nhiều cho đến 1990 do 2 sư cô trụ trì là Chí Liên và Tâm Liên. Sư cô Chí Liên chính là cháu nội của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (Chính là ông Tùng trong 2 câu thơ: Văn như Siêu Quát vô Tiền Hán - Thi đáo Tùng Tuy thất Thịnh Đường).



Điểm danh 5 món ăn vặt đặc trưng Sài Gòn

Có thể nói từ sáng tới đêm, dân ăn vặt Sài thành chẳng bao giờ sợ lỡ bữa, cứ bước chân ra khỏi cửa hoặc thậm chí chả phải đi đâu, quà vặt luôn phục vụ mọi nơi mọi lúc.

Sài Gòn vốn là mảnh đất cho dân tứ phương về đây lập nghiệp. Chính vì thế, có  thể nói nơi đây hội tụ mọi tinh hoa ẩm thực Việt. Bài viết này chỉ đề cập món quà vặt, bởi nó là món ăn dân dã của mọi gia đình và cũng là phương cách mưu sinh của bao người nghèo ít vốn. 



Trong một cuốn sách viết về du lịch Sài Gòn có đề cập đến những món ăn vặt phổ biến của Sài Gòn xưa là: bột chiên, há cảo, gỏi đu đủ (hay còn gọi là gỏi khô bò), bò bía, phá lấu…

Ngày nay, thực đơn ăn vặt của Sài Gòn đã dài ra rất nhiều bao gồm: bánh tráng trộn, cá viên chiên, bò viên chiên, bánh tiêu, bánh bột lọc… Xin giới thiệu một số món ăn vặt mà người Sài Gòn ưa chuộng.


Tản mạn xôi Sài Gòn

Người Sài Gòn rất chuộng xôi. Xôi sớm, xôi chiều, xôi tối lúc nào cũng có người ăn. Đất Sài thành có một phố chuyên bán xôi và còn rất nhiều món xôi "đặc sản" khó tìm nơi khác.

Xôi Sài Gòn có thể chia làm hai loại là xôi ngọt và xôi mặn. Xôi ngọt phổ biến nhất vẫn là xôi gấc, xôi cẩm (hay còn gọi là xôi tím), xôi nếp than, xôi đậu, xôi sầu riêng, xôi vò. Mỗi loại xôi lại có cách thêm hành phi, mỡ hành, dừa bào hay đường riêng.

Xôi ngọt tại Sài Gòn thường có lớp đường kính phủ lên trên