11 thg 1, 2013
Về đình Tân An... đóng phim!
Ở Bình Dương có một ngôi đình cổ, đó là đình Tân An tọa lạc tại ấp 1, xã Tân An, thị xã Thủ Dầu Một, gần chợ Bến Thế (nên còn gọi là đình Bến Thế). Đình được lập vào năm 1820 để thờ Tiền Quân Cơ Nguyễn Văn Thành, một công thần triều Nguyễn.
Về Châu Đốc ăn bún nước kèn
Về miền Tây Nam bộ, du khách thích ăn bún
có nhiều lựa chọn như món bún bì, bún chả giò, bún thịt nướng, bún cà
ri, bún gỏi dà..., trong đó, món được nhiều người ưa thích nhất có lẽ là
bún nước lèo của bà con Khmer. Những món này, có thể thưởng thức bất kỳ
ở đâu khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng muốn ăn bún nước kèn thì
phải đến Châu Đốc (An Giang) mới có.
Đến Châu Đốc lại phải có “thổ địa ẩm thực” dẫn đường mới biết đến cái quán bún nước kèn nầy. Dù quán lề đường nhưng lúc nào cũng tấp nập khách, phải chờ mới có ghế ngồi, lại phải tới sớm, nếu không quán đã “đóng cửa”. Sau khi an vị, bạn sẽ có một tô bún màu vàng anh cùng một dĩa rau thơm nằm bên cạnh mấy lọ gia vị.
Tô bún nước kèn Châu Đốc. Ảnh: Cúc Tần
Đến Châu Đốc lại phải có “thổ địa ẩm thực” dẫn đường mới biết đến cái quán bún nước kèn nầy. Dù quán lề đường nhưng lúc nào cũng tấp nập khách, phải chờ mới có ghế ngồi, lại phải tới sớm, nếu không quán đã “đóng cửa”. Sau khi an vị, bạn sẽ có một tô bún màu vàng anh cùng một dĩa rau thơm nằm bên cạnh mấy lọ gia vị.
Măng núi Cấm
Canh măng hầm thịt. Ảnh: Phương Kiều
Nơi này một rổ măng to tướng. Chỗ kia là một nhà măng. Còn ở nơi khác một căn nhà rất rộng chứa cơ man nào măng là măng. Toàn măng mạnh tông - một loại măng ngon có tiếng. Mỗi một mụt măng nặng tối thiểu 2 ký, nặng nhất tới chừng 10 ký. Giá măng chỉ có 2.500 đồng một ký. Giá rẻ như vậy vì một ngày người ta chít măng từ núi Cấm đem xuống đến 20 tấn, chủ yếu cung cấp cho TPHCM.
Lạp bò Tri Tôn
Lạp bò - còn gọi lạp xưởng
bò, có thể nói là sản phẩm của người Kinh ở An Giang phát triển và nâng
cao từ món ngon “tung lò mò”, đặc sản truyền thống nổi tiếng của đồng
bào Chăm tỉnh nầy. Và đó là một thức ăn chơi đã khiến những ai đã nếm
thử cũng mê cái hương vị hấp dẫn đặc biệt của nó.
Không mê sao được khi nhìn từng khúc lạp bò trắng ngà, ú nu nằm phơi mình trên bếp than hồng tỏa lên làn khói trắng thơm phức. Khoanh lạp bò từ từ ửng màu đỏ hấp dẫn, dưới bàn tay chăm sóc cẩn trọng của người bán. Chỉ nhìn đã thấy ngon rồi. Nhưng “ngon” nhất là càng lúc mùi thơm của khoanh lạp bò tỏa bay trong không gian, kích thích vị giác.
Khoanh lạp bò đang nướng trên bếp than, chỉ nhìn khói tỏa cũng đã thấy ngon. Ảnh: Phương Kiều
Không mê sao được khi nhìn từng khúc lạp bò trắng ngà, ú nu nằm phơi mình trên bếp than hồng tỏa lên làn khói trắng thơm phức. Khoanh lạp bò từ từ ửng màu đỏ hấp dẫn, dưới bàn tay chăm sóc cẩn trọng của người bán. Chỉ nhìn đã thấy ngon rồi. Nhưng “ngon” nhất là càng lúc mùi thơm của khoanh lạp bò tỏa bay trong không gian, kích thích vị giác.
Cá chạch lấu nướng tươi
Cá chạch lấu sống ở môi
trường tự nhiên nước ngọt, nhiều nhất là ở sông Tiền, sông Hậu và các
chi lưu. Cá chạch lấu có giá trị thương phẩm cao và cũng là đặc sản
trong các nhà hàng; để có đủ nguồn cung cho thị trường, gần đây nhiều
người đã có sáng kiến nuôi cá chạch lấu trong lồng bè, nhiều nhất là ở
huyện An Phú, An Giang.
Bà con thường mua con giống từ thượng nguồn sông Hậu mang về thả vào khoảng tháng 5 âm lịch. Sau 8 tháng chăm sóc, cá có thể đạt trọng lượng 500gr/con. Cá chạch lấu có hai loại đen và bông (mình có nhiều đốm xanh giống như hoa văn tự nhiên). Đặc điểm của cá chạch lấu là thịt ngọt, béo, chắc thịt, hơi dai nên người ta thường chế biến thành các món ăn hấp dẫn như kho nghệ, nướng ốp bẹ chuối hoặc nướng lửa than. Đặc biệt đối với cá nướng, thịt trở nên thơm ngon, béo và hương vị đậm đà.
Cá chạch lấu nướng tươi. Ảnh: Thiên Phúc
Bà con thường mua con giống từ thượng nguồn sông Hậu mang về thả vào khoảng tháng 5 âm lịch. Sau 8 tháng chăm sóc, cá có thể đạt trọng lượng 500gr/con. Cá chạch lấu có hai loại đen và bông (mình có nhiều đốm xanh giống như hoa văn tự nhiên). Đặc điểm của cá chạch lấu là thịt ngọt, béo, chắc thịt, hơi dai nên người ta thường chế biến thành các món ăn hấp dẫn như kho nghệ, nướng ốp bẹ chuối hoặc nướng lửa than. Đặc biệt đối với cá nướng, thịt trở nên thơm ngon, béo và hương vị đậm đà.
“Dấu xưa” cù lao Ông Chưởng
Dinh Ông ở thị trấn Chợ Mới. Ảnh: Phương Kiều
“Bao phen quạ nói với diều / Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm”. Theo câu hát xưa, chúng tôi tìm về vài “dấu xưa” trên mảnh đất cũng đã rất xưa lắm rồi: cù lao Ông Chưởng, ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Trịnh Hoài Đức viết trong Gia Định thành thông chí: “Lễ công giang thượng khẩu tục gọi là vàm Ông Chưởng; cửa sông nầy rộng 8 tầm, sâu 8 thước ta. Trước cửa sông có cù lao nhỏ và nhân tên sông mà gọi tên cù lao ấy (cù lao Ông Chưởng), ở cách phía tây đạo Đông Khẩu 90 dặm rưỡi. Sông chảy vào nam 60 dặm rưỡi đến hạ khẩu rồi hợp lưu với Hậu Giang. Bờ phía tây có sở thủ ngự Hùng Sai, bờ phía tây thượng khẩu có miếu thờ Khâm sai Chưởng cơ Lễ Thành hầu Nguyễn (Nguyễn Hữu Cảnh) vì dân ở đấy cho rằng ông có công dẹp yên Cao Miên, khai thác đất này, nên nhân dân nhớ công đức mà lập miếu thờ”. Sự kính trọng Nguyễn Hữu Cảnh trong lòng người dân cù lao Ông Chưởng còn được Nguyễn Liêng Phong nhấn mạnh trong “Nam kỳ phong tục diễn ca” (năm 1909):
Xóm cầu Mương Chà
Thánh đường Hồi giáo ở xóm cầu Mương Chà. Ảnh: Phương Kiều
Huyện An Phú (An Giang) có 5 xã, trong đó xã Đa Phước có đông người Chăm cư ngụ (khoảng 6.000 người - theo số liệu năm 2007). Chà là tiếng chỉ đồng bào Chăm. Chính vì vậy mà xóm nhà của người Chăm ở hai bên đường và cây cầu tại ấp Hà Bao, xã Đa Phước cùng gọi tên là Mương Chà.
Có rất nhiều tên gọi người Chăm An Giang như Chàm, Chà, Chà Và, Chà Và Ku, Chiêm Thành, Gia Va, Mã Lai, Khmer Islam, Champa. Còn đồng bào Chăm tự gọi là Chăm, Chăm Bàni, Chăm Islam, Chăm Chuk, Chăm Kaphir, Chăm Jet. Trong đó, tên Chàm có thể bắt nguồn từ người Kinh nghe đồng bào tự xưng là Chăm. Trong công văn, giấy tờ, người Pháp đều gọi Champa, nên lâu dần biến âm, thành Chàm.
Êm ả búng Bình Thiên
Bè nuôi cá trong búng Bình Thiên. Ảnh: Cúc Tần
Vừa ra khỏi con đường đất đã thấy cây cầu nhỏ, đúng như lời dân địa phương chỉ “Đứng trên cầu sẽ thấy rõ búng Bình Thiên”. Một hồ nước xanh lơ, trong vắt trải dài về phía xa bỗng hiện ra như trong một giấc mơ. Không hề thấy dòng nước chảy, không nghe một tiếng động. Dường như thời gian đã ngừng lại chốn này - búng Bình Thiên!
Diệu kì thay hồ Nước Trời! Tương truyền hơn hai trăm năm trước, một vị tướng Tây Sơn dẫn quân qua đây vào mùa khô hạn, để thỏa mãn cơn khát của binh sĩ, vị tướng đã làm lễ cầu khấn trước khi đâm mũi gươm xuống đất và một dòng nước đã phun lên, phun lên mãi thành một hồ nước trong vắt. Cái tên búng Bình Thiên hay hồ Nước Trời có từ đó.
Thánh đường Mubarak ở Châu Giang
Thánh đường Mubarak. Ảnh: TP. Diều
Thánh đường Mubarak tọa lạc trên một sở đất rộng, bên bờ Châu Giang hiền hòa, thuộc xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Người địa phương thường gọi nôm na các thánh đường Hồi giáo ở đây là chùa. Ước tính, hiện nay ở An Giang có khoảng 12.700 tín đồ theo đạo Hồi.
Ở Nam bộ, người Chăm không nhiều, phần lớn sinh sống tập trung ở An Giang. Mặc dù có cùng nguồn gốc, nhưng người Chăm ở An Giang khác với người Chăm ở miền Trung.
Lên đỉnh Cô Tô
Núi Cô Tô. Ảnh: Mai Lý
Đến vùng Thất Sơn, sau khi tham quan những thắng cảnh, di tích nổi tiếng như Núi Cấm, Anh Vũ Sơn (Núi Két), đồi Tức Dụp, chùa Vạn Linh, điện Bồ Hong, du khách nên thực hiện chuyến du hành chinh phục đỉnh Phụng Hoàng Sơn kỳ vĩ với nhiều huyền thoại. Phụng Hoàng Sơn là tên chữ của núi Cô Tô (hay núi Tô), cao 614 mét, là một ngọn núi đẹp nằm trong cụm Thất Sơn (Bảy Núi) thuộc địa bàn xã Núi Tô, huyện Tri Tôn (An Giang).
Từ thị trấn Tri Tôn đến hồ Soài So dưới chân núi Tô chừng 4 cây số. Sang thu, gió mùa tây nam mang đến cho miền núi Thất Sơn những cơn mưa rào mát mẻ. Sau một mùa nắng hạn gay gắt hồ Soài So đang được nạo vét, gia cố và đã dần có nước trở lại.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)