13 thg 5, 2018

Thác Bản Giốc chìm sâu trong biển nước lũ

Toàn bộ cụm thác Bản Giốc, Cao Bằng bị bao phủ bởi biển nước đục ngàu, khung cảnh hoang tàn khiến nhiều người không khỏi sửng sốt. 

Sau trận mưa lớn đầu mùa, một số điểm ở Cao Bằng bị ngập nặng. Thác Bản Giốc là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nhất. 

Bán đảo Sơn Trà mùa 'thay áo'

Những cây cổ thụ trổ lộc non xanh, đỏ hay những cây lim xẹt nở rộ hoa vàng, đã biến những góc rừng Sơn Trà, Đà Nẵng như bức tranh.

Sơn Trà - bán đảo độc nhất vô nhị Việt Nam đang vào mùa "thay áo", với hàng nghìn loài cây trổ lộc non đủ màu xanh, vàng, đỏ cả một góc rừng. 

Đầm Lập An: Chốn giao tình giữa núi và biển

Đầm Lập An (hay còn được gọi là Vụng An Cư) là một đầm nước lợ lớn chạy qua địa phận thị trấn Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), chảy qua chân đèo Phú Gia và đổ ra Vịnh Lăng Cô. Nơi đây được chọn là điểm ghé lý tưởng trên tuyến du lịch Đà Nẵng – Huế.

Không chỉ được dãy Bạch Mã bao bọc và phủ xuống mặt nước màu xanh rì của núi non, đầm Lập An còn in bóng mây trời như nới rộng khoảng không trong vắt của một vùng nước bao la. Nơi đây còn giữ được gần như vẹn nguyên cảnh sắc thiên nhiên nguyên sơ, thanh bình và ít bị tác động bởi những xô bồ, nhốn nháo từ hoạt động khai thác của con người.

Khi ghé thăm đầm Lập An, du khách còn có thể tận mắt ngắm nhìn rất nhiều loại cá bơi lội thành đàn và nhiều sinh vật giáp xác khác dưới làn nước trong veo có thể nhìn thấy đáy. 


Con đường “ngăn đôi dòng nước” tại đầm Lập An. Ảnh: TH 

Hội An: Giếng cổ ngàn năm không cạn


Nằm khuất sâu trong con hẻm nhỏ trên đường Trần Hưng Đạo, giếng cổ Bá Lễ tồn tại hơn nghìn năm qua không chỉ là chứng nhân lịch sử của biết bao nhiêu thăng trầm nơi đô thị cổ mà còn trở thành một phần linh thiêng đối với người dân phố Hội…

Cho đến nay vẫn chưa xuất hiện một ghi chép chính thức nào về sự ra đời cũng như tên gọi của giếng cổ Bá Lễ. Những người cao tuổi tại Hội An cũng chỉ biết rằng giếng được xây vào khoảng thế kỷ XIII – IX. Cái tên Bá Lễ ra đời từ khoảng thế kỷ XX, là tên của người thời bây giờ đứng ra trùng tu giếng.

Xí mà phù: Phong vị ẩm thực khó quên ở Hội An

Là một món quà sáng thanh mát giản dị, gánh xí mà hai thế hệ đã trở thành một điểm ghé chân của biết bao người dân phố Hội và du khách tại đây.

Gánh xí mà (chí mà phù – chè mè đen) của vợ chồng cô Thị nằm trên đường Nguyễn Trường Tộ. Chỉ vài năm trước, hình ảnh cụ ông Ngô Thiếu mỗi sáng cần mẫn bên gánh xí mà nóng hổi đã đi sâu trong ký ức những người dân nơi đây.

Hơn 100 tuổi, khi mà sức khỏe không còn được tốt, cụ mới chịu nghỉ ngơi và truyền lại gánh hàng cùng “bí quyết gia truyền” nấu xí mà cho vợ chồng con gái.

Gánh chè không chỉ thơm ngon có tiếng mà chính người bán cũng toát lên vẻ hồn hậu của người dân phố cổ. Một tay cô thoăn thoắt múc chè, rồi lại nhiệt tình ngoái lại chỉ dẫn cho chúng tôi những ngóc ngách nào có món ăn ngon ở Hội An. 

Lạ lẫm với hương vị cháo môn Lươn

Cháo môn là món ăn bình dị, phổ biến ở vùng nông thôn nhưng nay trở thành món ăn lạ lẫm bởi nhiều lẽ: không nhiều người nấu ngon và không dễ tìm được món ăn bình dị này. Dù môn có ở nhiều nơi nhưng khi nhắc đến cháo môn, người ta lại nhắc đến vùng đất Thủ, xứ Bình Dương.


Cháo được nấu từ gạo rang hoặc gạo vo sạch. Củ môn được gọt sạch sẽ, cắt thành từng miếng nhỏ nấu chung với gạo cho mềm. Khi cháo nhừ, củ môn đã vừa chín, người nấu hạ nhỏ lửa nhưng vẫn giữ cho nồi cháo sôi trên bếp. Bẹ môn được lột vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng đoạn ngắn.