8 thg 9, 2019

Làng có 8 ngôi nhà cổ hơn 100 năm được công nhận di tích quốc gia

Làng cổ Lộc Yên (Quảng Nam) hình thành từ thế kỷ XV-XVI, là một trong bốn làng cổ của cả nước được xếp hạng di tích cấp quốc gia. 

Tối 6/9, UBND huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức lễ đón nhận Bằng di tích Quốc gia “Làng cổ Lộc Yên”. Đây là làng cổ đầu tiên ở Quảng Nam hình thành từ thế kỷ thế kỷ XV-XVI.

Lộc Yên có 8 ngôi nhà cổ từ 100 đến 150 năm 


Ông Hường Văn Minh - Chủ tịch UBND huyện Tiên Phước cho biết: Vùng đất Lộc Yên, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước có quá trình hình thành gắn với công cuộc khai hoang lập làng vào thế kỷ XV-XVI.

Đến thời Tây Sơn (1771-1802) làng Lộc Yên mới chính thức được khai sinh với tên gọi ban đầu là Lộc An thôn, do ông Nguyễn Công Tuyết người làng Tân Phước (Tam Kỳ) khai phá. Năm 1947, thực hiện chủ trương liên hiệp xã của chính phủ cách mạng, Lộc Yên thôn được đổi tên thành làng Tiên Lộc. Năm 1955, chính quyền Ngô Đình Diệm đổi tên “huyện” thành “quận” và các thôn được đổi tên theo thứ tự dãy số, làng Lộc Yên được đổi tên thành thôn 4, tên gọi này được giữ cho đến ngày nay. 

Làng cổ Lộc Yên đã được công nhận là Di tích Quốc gia 

Xôi trắng, bánh cuốn chả mực lạ miệng ở Hạ Long

Nếu đã một lần được thưởng thức món này tại vùng biển Hạ Long rồi, bạn sẽ không bao giờ quên được hương vị đặc trưng ấy. 

Xôi trắng chả mực 


Đĩa xôi trắng bốc khói với những lát chả mực vàng ruộm trông thật bắt mắt. Xôi được đồ từ nếp mới, vừa thơm vừa dẻo; chả mực vừa dai vừa giòn sừn sựt, vị vừa ăn. Những người bán chả mực ở Hạ Long nói rằng mực thì biển nào cũng có nhưng để làm chả mực ngon thì nhất định phải là mực tươi, mới được đánh bắt trong khu vực biển của Hạ Long, thịt mới thơm và dậy mùi. 

Trời thu lành lạnh này, nhìn phần xôi trắng nghi ngút khói, những chiếc chả còn bóng loáng dầu chiên, một ngày mới Hạ Long bình yên quá… Ảnh: I.T 

7 thg 9, 2019

Chư Đăng Ya: ngọn núi lửa hùng vĩ giữa đại ngàn

Nếu như hồ T’nưng được nhiều du khách biết đến như một tuyệt tác của thiên nhiên ban tặng cho người dân phố núi Pleiku, thì ngọn núi lửa Chư Đăng Ya sừng sững trên vùng đất hoang sơ lại thu hút du khách tham quan, khám phá bởi nét đẹp hoang sơ nhưng đầy quyến rũ. 

Chư Đăng Ya thuộc địa phận làng Ploi lagri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh, cách trung tâm phố núi Gia Lai khoảng 30 km về hướng đông bắc, cách điểm du lịch Biển Hồ nổi tiếng 20 km.

Theo tiếng đồng bào J’rai, Chư Đăng Ya có nghĩa là củ gừng dại. Đây là một trong những ngọn núi lửa đã từng hoạt động dữ dội ở vùng đất Tây Nguyên cách đây hàng triệu năm, nằm ẩn mình giữa đại ngàn hoang sơ. Từ trên cao nhìn xuống, ngọn núi tựa như một cái phễu khổng lồ, miệng núi tròn rỗng mang sắc đỏ màu mỡ đã được những lớp nham thạch tạo nên qua hàng triệu năm lịch sử.

Vẻ đẹp hùng vĩ của núi lửa Chư Đăng Ya nhìn từ trên cao. Ảnh: Phan Nguyên

Đi giẫy măng rừng

Thoáng nghe nói tới măng rừng, tôi cứ nghĩ đó giống măng Mạnh Tông được trồng rất nhiều trên núi Cấm. Tuy nhiên, măng rừng ở đây thực chất là măng le, giống tre rừng thuần chủng của vùng Bảy Núi.

Núi Phú Cường (xã An Nông, Tịnh Biên) mùa mưa bạt ngàn màu xanh của lá. Lẫn khuất giữa màu xanh ấy là sức sống mãnh liệt của một loại tre rừng mà dân địa phương gọi là cây le. Dù chỉ là cây hoang dại nhưng chúng lại mang đến cho đời vị ngon đặc trưng bằng những chồi măng nhú lên từ mặt đất Phú Cường. Nhờ đó, cây le đã mang đến nguồn sống cho những hộ dân không có việc làm ổn định tại địa phương, bởi măng của nó được xếp vào hàng ngon nhất so với các giống tre xuất hiện ở vùng Bảy Núi.

Đã có hơn 15 năm rong ruổi khắp các vạt rừng của núi Phú Cường để giẫy măng le, anh Nguyễn Văn Mừng hiểu rất rõ về giống tre rừng này. Với anh Mừng, cây le gắn bó từ thuở nằm nôi. Khi anh là đứa trẻ, cây le còn mọc sát hè nhà. Người lớn muốn ăn măng chỉ cần xách mác đi một lát là có rổ măng đầy. Hồi ấy, cây le nhiều đến mức người ta cảm thấy thừa mứa và những mụt măng của nó cũng chẳng thể bán cho ai. “Thời tôi còn nhỏ, cứ ăn cơm với măng le suốt. Má tôi bữa thì xào mỡ, bữa luộc chấm muối ớt. Mà ngon lắm! Măng le hay ở chỗ không có độc tính, không đắng nên rất dễ ăn. Đến tận bây giờ, tôi vẫn thấy ngon mỗi khi ăn măng le. Ngặt nỗi, cuộc sống khó nghèo nên giẫy được bao nhiêu măng đều đem bán hết, không dám để lại ăn. Nhờ phẩm chất ngon nên măng le dễ bán, giúp gia đình tôi cải thiện thu nhập mấy tháng mùa mưa, lúc chẳng có ai thuê tôi làm”- anh Mừng tâm sự. 

Niềm vui của anh Mừng khi có được “lộc” của núi rừng 

... Về đồng ăn cua

Mỗi khi mùa nước tràn đồng, sản vật cho con người phong phú hẳn. Mà chưa kể, miền Tây lại mang danh hào sảng, bình dân, phóng khoáng, hết lòng đãi khách phương xa những gì quê mình có. Theo thời gian, biến đổi khí hậu và bàn tay thô bạo của con người tác động, con nước khi về, khi không, khi muộn, khi sớm, khi bình yên, khi khó chịu. Sản vật cũng vì thế mà hiếm dần, hiếm dần. Mỗi lần sực nhớ món quê, người ta lại neo lời thở dài trên miệng: “Nhớ hồi xưa...”.

Cua đồng là một loại sản vật khiến người ta nhớ thương như thế. Món ăn này quen thuộc, dân dã đến mức ai cũng biết. Hoặc ít ra, cũng từng biết qua câu hát nổi tiếng “Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng - Về sông ăn cá, về đồng ăn cua”. Nhà tôi không ở trong đồng, mà nằm lọt thỏm trong phố thị ồn ào. Nhưng cả chục năm về trước, cua đồng nhiều đến mức, ở góc chợ nào cũng thấy chúng. Từ quê ra phố thị, cua đồng được bán với giá vài ngàn đồng/kg, rẻ đến tội. Những hôm nhà túng thiếu, cá thịt dù rẻ vẫn không đủ tiền mua, mẹ tôi lại buồn bã mua mớ cua về, phần thì luộc, phần giã nát nấu canh rau đay, ăn cho qua bữa nghèo. Ăn cua luộc thì phải chịu khó ngồi tỉ mẩn lột từng miếng vỏ dính vào thịt. Còn phần cua giã tay, nhưng nát như xay máy bây giờ, mẹ tôi phải lọc thật kỹ mới có phần thịt cua nổi lên trên tô canh. Anh em tôi còn nhỏ, chỉ cố tìm chút vị ngọt của thịt cua nằm lẫn trong đám vỏ xảm xì, đâu biết nỗi đắng cay trong lòng người lớn. 

Đình làng cổ giữa lòng phố núi Kon Tum

Nhắc đến hai tiếng Kon Tum, nhiều người con đi xa thường nhớ về một Làng Hồ thơ mộng nằm bên dòng sông Đăk Bla chảy ngược với tiếng cồng, tiếng chiêng trải dài mênh mang và những mái nhà rông cao vút… Nhưng, ít ai biết rằng, ngay giữa lòng phố núi ấy còn lưu giữ những nét văn hóa mộc mạc của làng quê đồng bằng vốn gắn liền với cây đa, bến nước, sân đình… Qua bao nhiêu thăng trầm của thời gian và biến cố của lịch sử, nhiều đình làng cổ ở Kon Tum vẫn được người dân nơi đây giữ gìn và lưu truyền cho hậu thế.

Theo phong tục của những người dân miền xuôi, đình làng vốn là nơi thờ thành hoàng làng, hoặc việc thờ cúng các vị thần theo sắc phong của vua chúa thời phong kiến. Đình làng còn là ngôi nhà lớn của cộng đồng, là nơi hội họp, tế lễ của làng. Vì vậy, đình làng đã trở thành một nơi thân quen gần gũi, là nơi che chở, là điểm tựa tâm linh của những người dân làng quê Việt Nam.