Hiển thị các bài đăng có nhãn người Xê Đăng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Xê Đăng. Hiển thị tất cả bài đăng

18 thg 9, 2018

Tập tục rào làng của người Xơ Đăng

Rào làng là tập tục lâu đời của đồng bào Xơ Đăng. Ngày nay, ít làng còn duy trì tập tục rào làng, nhưng đây vẫn là một trong những nét độc đáo trong tín ngưỡng tâm linh của người Xơ Đăng.
Trước hết, nói về làng của người Xơ Đăng. Cũng như đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh, người Xơ Đăng sống thành từng làng, đây là đơn vị xã hội dân gian nhỏ nhất. Mỗi làng của người Xơ Đăng có một ranh giới nhất định, tách biệt với các làng khác. Ranh giới giữa các làng thường là một khu rừng vô chủ. Làng thường hội tụ nhiều yếu tố như có đất sản xuất, đất ở của từng hộ gia đình, đất làm kho thóc, máng nước, đất làm nghĩa địa, đất rừng chung để cả làng săn bắn, chăn nuôi, thu hái lâm sản, những khúc sông, con suối chảy qua làng...

27 thg 8, 2018

Độc đáo tết lúa về kho của đồng bào Xơ Đăng ở Mường Hoong

Sản xuất lúa nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của cộng đồng và mỗi gia đình đồng bào Xơ Đăng ở xã Mường Hoong (huyện Đăk Glei). Có rất nhiều nghi lễ liên quan đến vòng đời của cây lúa, trong đó tết lúa về kho là một trong những nghi lễ quan trọng vẫn được người dân nơi đây duy trì, gìn giữ.

Ở Mường Hoong, mỗi năm, người dân chỉ làm một vụ lúa, nhưng chừng đó thôi cũng đủ gạo để các gia đình ăn quanh năm. Lúa được canh tác trên các thửa ruộng bậc thang kéo dài từ dưới chân suối lên đến lưng chừng núi. Đến mùa thu hoạch, những thửa ruộng bậc thang lúa chín vàng óng trải dài trông rất đẹp mắt.

Người dân nơi đây quan niệm rằng mỗi vụ mùa thuận lợi, bội thu là do được các thần linh ban tặng; ngược lại, vụ mùa thất bát là do thần linh trách phạt.

Hàng năm, người dân thường tổ chức nhiều nghi lễ liên quan đến vòng đời cây lúa, bắt đầu từ lúc gieo mạ, cấy lúa đến khi thu hoạch, đưa lúa vào kho. Trong đó, nghi lễ cuối cùng trong vòng đời của cây lúa, hạt lúa đó là tết lúa về kho được coi là một trong những nghi lễ rất quan trọng.

8 thg 8, 2018

Gìn giữ hương rượu cần truyền thống

Về trung tâm thị trấn Đăk Rve, huyện Kon Rẫy, đi qua chiếc cầu dây văng giữa thị trấn yên bình là địa phận thôn 5, chúng tôi ghé vào ngôi nhà đối diện với chiếc cầu này, hỏi thăm bà Y Minh sinh năm 1956, dân tộc Xơ Đăng. Nhắc đến bà, người dân ở đây ai cũng biết bởi bà rất tâm huyết với việc giữ gìn nghề rượu cần truyền thống.

Sinh ra và lớn lên tại xã Diên Bình, huyện Đăk Tô, từ khi còn nhỏ, bà Y Minh đã được mẹ dạy cho cách ủ rượu cần truyền thống bằng nhiều nguyên liệu khác nhau như: bo bo, mì, nếp than… Lớn lên, bà làm công nhân Công ty Thương nghiệp cấp III của huyện Kon Plông tại thị trấn Đăk Rve hiện nay. Đến năm 1977, bà lập gia đình và sinh sống ở thị trấn này cho đến tận bây giờ.

Bà Y Minh tâm sự: Để làm được một ghè rượu cần, bà tự lên rừng tìm nguyên liệu về làm men ủ rượu. Dù đi đâu, làm công việc gì, thì sau khi trở về nhà, bà cần mẫn chọn kỹ những vỏ cây, lá cây, rễ cây rừng để làm men. Men rượu cần thường được làm từ cây plo - loại cây có thân dây leo, lá mỏng. Đây là loại cây rừng có mùi thơm, vị hơi cay.

3 thg 4, 2018

Gùi - Vật “bất ly thân” của người dân vùng núi Ngọc Linh

Chiếc gùi là sự sáng tạo trong quá trình lao động của đồng bào dân tộc thiểu số, nó là vật dụng gắn liền với cuộc sống thường ngày của mỗi người, mỗi gia đình. Ở vùng núi cao Ngọc Linh (huyện Đăk Glei), chiếc gùi dường như có vai trò đặc biệt quan trọng và được xem là vật “bất ly thân” của mỗi nhà, mỗi người dân nơi đây.

Xã Ngọc Linh có địa hình đồi núi tương đối phức tạp nên trước hết gùi là phương tiện phổ biến để người dân vận chuyển hàng hoá, đồ đạc, nông sản. Toàn xã có 17 thôn, làng thì có tới 8 thôn, làng nằm cheo leo trên núi cao, chưa có đường xe đi lên; các làng còn lại dù ở dưới thấp, có đường xe tới, nhưng từ dưới đường lên đến nhà của mỗi gia đình hầu như cũng chỉ có cách đi bộ.

Đồng bào Xơ Đăng sinh sống trong điều kiện địa hình khó khăn như vậy, không thể dùng các phương thức vận chuyển như xe hay kể cả gánh gồng, đội, vác thì gùi là phương thức vận chuyển phù hợp nhất. Nó được ví như chiếc địu, như chiếc ba lô, chiếc túi xách... giúp họ vận chuyển hàng hoá từ nơi mua sắm về nhà, đưa nông sản từ trên rẫy về rồi từ nhà xuống trung tâm xã để bán...

Trong mỗi gia đình người Xơ Đăng ở Ngọc Linh đều có hàng chục chiếc gùi lớn nhỏ. Ảnh: T.H 

22 thg 3, 2018

Người Xê Đăng ở Đăk Psi “đón nia lửa mới vào nhà”

Một trong các nghi lễ độc đáo diễn ra trong lễ hội ăn cơm mới của đồng bào Xê Đăng ở xã Đăk Psi (huyện Đăk Hà) là việc đón nia lửa mới vào nhà. Nia lửa mới tượng trưng cho tinh thần, sức mạnh, sự ấm áp và no đủ của dân làng. Bởi lẽ đó, bắt đầu đi đến ăn cơm mới ở từng hộ gia đình, già làng luôn là người đi đầu để mang nia lửa mới đến với từng gia đình...

Đã thành phong tục truyền thống, hàng năm, khi những hạt lúa trên rẫy bắt đầu chín vàng, bà con Xê Đăng ở các làng Đăk Rơ Wang, Đăk Pơ Trang, Kon Pao, Kon Pao Kram (xã Đăk Psi) lại tổ chức lễ hội ăn cơm mới và đón nia lửa mới vào nhà.

Men theo con đường tránh lũ Đăk Psi (nối từ xã Diên Bình, huyện Đăk Tô vào đến tận các thôn làng của xã Đăk Psi) vừa láng nhựa phẳng lì, chúng tôi về làng Đăk Rơ Wang để ăn cơm mới cùng bà con dân làng theo lời mời của thôn trưởng, già làng. Từ sáng sớm, mọi gia đình nơi đây đều đã thức dậy để quét dọn nhà cửa, vườn tược sạch đẹp.

11 thg 10, 2017

Bếp lửa trong đời sống của người Xơ Đăng

Đối với người Xơ Đăng huyện vùng cao Nam Trà My (Quảng Nam), bếp lửa không chỉ là nơi để đồng bào nấu cơm hàng ngày, nơi để họ sưởi ấm vào những đêm rừng Trường Sơn lạnh giá...

Bếp lửa còn là nơi để người già kể sử thi, người trẻ học những câu chuyện cổ tích, nơi gắn kết tình làng nghĩa xóm, nơi tụ hội cho những câu hát, giao duyên, khởi nguồn cho tình yêu đôi lứa.

Lửa trong đời sống tâm linh
Theo một số người già Xơ Đăng lớn tuổi ở làng Măng Tó (thôn 2), xã Trà Cang, huyện Nam Trà My cho biết: Từ xa xưa, bắt đầu từ trong đời sống tâm linh, người Xơ Đăng luôn có một lòng tin tuyệt đối vào thần Lửa - vị thần hiện thân cho sự may mắn phù hộ con người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. 

Bếp lửa trong một gia đình người Xơ Đăng ở thôn 3, xã Trà Dơn,huyện Nam Trà My, Quảng Nam. 

16 thg 3, 2015

Lên 'nóc' Xê Đăng mùa cúng máng nước

Men theo quốc lộ 40B, chúng tôi lên với những bản làng của người Xê Đăng dưới chân núi Ngọc Linh đúng vào dịp bà con dân bản nơi đây đang chuẩn bị cho lễ cúng máng nước.

Quốc lộ 40B rộng mở dẫn lên đỉnh Ngọc Linh 

Đồng bào Xê Đăng tại huyện vùng cao Nam Trà My (Quảng Nam) quần tụ sống tại 3 xã Trà Nam, Trà Linh và Trà Cang. Sau khi đón tết cổ truyền (theo phong tục người Kinh) với lễ hội đâm trâu đặc sắc, những ngày đầu tháng 3, người Xê Đăng lại rộn ràng chuẩn bị cho lễ cúng máng nước linh thiêng.