Hiển thị các bài đăng có nhãn người Mông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Mông. Hiển thị tất cả bài đăng

23 thg 2, 2013

Nghề làm giấy của người Mông

Giấy được dùng rất phổ biến trong đời sống người Mông nhưng thường chỉ để dùng trong các hoạt động phục vụ tín ngưỡng vào mỗi dịp hội hè, lễ Tết. 

Người Mông có chữ viết riêng được soạn thảo theo bộ vần quốc ngữ nhưng họ không viết chữ lên giấy bản truyền thống. Giấy thờ, giấy cắt vào dịp Tết, dịp lễ... tất cả đều là thông điệp cầu mong những điều tốt lành, may mắn của người sống gửi tới Tổ tiên, thần linh. Người Mông quan niệm, nếu muốn những lời cầu khấn thành kính mau linh nghiệm tốt nhất là dùng giấy truyền thống do chính tay mình làm. Với quan niệm đó, ở chợ phiên lúc nào cũng có những gian hàng bán giấy bản, nhất là vào dịp Tết, ai đến chợ cũng thường ghé qua đây, mua một xấp giấy mang về nhà trang trí hay dùng cho những việc đầu Xuân, năm mới. 

Người Mông lột vỏ cây giang non làm nguyên liệu làm giấy truyền thống. 

20 thg 2, 2013

Đám hiếu của người Mông

Theo tục lệ cổ truyền của người Mông, cái chết chỉ là một giấc ngủ mãi mãi. Tiếng khèn sẽ chỉ đường, dẫn lối cho linh hồn người khuất núi về thế giới bên kia

Người Mông là một trong những dân tộc thiểu số cư trú tập trung ở các tỉnh vùng cao như Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Điện Biên... Những khu vực tập trung đông người Mông là Cao nguyên Đồng Văn, Hoàng Su Phì (Hà Giang), Bắc Hà, Mường Khương (Lào Cai), Mù Cang Chải, Trạm Tấu (Yên Bái), Phong Thổ, Sìn Hồ (Lai Châu)…

Theo tục lệ cổ truyền, khi gia đình có người mất, người Mông mời người đến hát bài mở đường rồi mặc quần áo cho người mất. Lúc hát mở đường, đến đoạn đọc sử tích gà dẫn đường người mất về với Tổ tiên, người Mông mang con gà sống đặt trong âu bột ngô cúng với ô giấy và để ở phía đầu người mất cùng với rượu và bột ngô. 

Đám hiếu được tổ chức trên một bãi đất bằng phẳng lưng chừng núi.