Hiển thị các bài đăng có nhãn hội quán. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hội quán. Hiển thị tất cả bài đăng

14 thg 12, 2017

Hội quán Nghĩa An

Hội quán Nghĩa An là một công trình có giá trị nổi bật về kiến trúc, nghệ thuật và tâm linh của vùng đất Chợ Lớn cách đây hơn một thế kỷ.

Tọa lạc tại số 676 đường Nguyễn Trãi, quận 5, TP HCM, hội quán Nghĩa An là hội quán cổ có kiến trúc hoa mỹ bậc nhất của người Hoa ở vùng đất Chợ Lớn xưa.

30 thg 11, 2017

Thăm nơi cầu tự nổi tiếng của người Hoa ở Chợ Lớn

Được xây dựng vào năm 1839, hội quán Tam Sơn là một địa điểm cầu tự được nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn tìm đến ở khu vực Chợ Lớn.

Tọa lạc tại số 118 Triệu Quang Phục, quận 5,TP HCM, hội quán Tam Sơn là một trong những hội quán lâu đời của người Hoa ở vùng Chợ Lớn xưa.

1 thg 3, 2016

Độc đáo chùa Quan Âm có lịch sử gần 300 năm

Giữa lòng TP.HCM phồn hoa náo nhiệt, ngôi chùa Quan Âm còn được gọi là Hội Quán Ôn Lăng tọa lạc tại đường Lão Tử, quận 5, (TP.HCM) như một nốt trầm lắng đọng nối liền nhịp sống sôi động với miền tâm linh yên ả của con người. Tính đến nay ngôi chùa này đã gần 300 năm tuổi.

Kiến trúc độc đáo của người Hoa

Chùa Quan Âm là một trong những ngôi chùa lâu đời do người Hoa xây dựng gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của mảnh đất Sài Gòn - Gia Định. Cuối thế kỷ 17, một số thương nhân người Hoa nhóm ngôn ngữ Phước Kiến di cư sang Việt Nam và định cư tại khu Sài Gòn Chợ Lớn. 

Hội Quán Ôn Lăng tọa lạc tại đường Lão Tử, quận 5, TP.HCM. Ảnh: NGUYỄN TRÀ

20 thg 9, 2015

Chùa Ông Bổn của người Hoa Sóc Trăng

Với cách gọi quen thuộc, Chùa Ông Bổn hay Hòa An hội quán là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ năm 1875, tọa lạc tại số 09, đường Nguyễn Văn Trỗi, P1, thành phố Sóc Trăng. Vào ngày 12/5/2004, Chùa được công nhận là di tích văn hóa, nghệ thuật kiến trúc cấp tỉnh.

Chùa Ông Bổn có mặt tiền quay về hướng Nam, hai bên tả hữu tô đá rửa được nghệ nhân đắp chữ nổi bằng xi măng rộng khoảng 1 mét là 2 đại tự: “Tăng”, “Phước” – có ngụ ý là chúc bà con bá tánh hưởng thêm nhiều phước lộc. Ngoài ra, ở bên phải khuôn viên chùa có ngôi miếu thờ Thần Hoàng Bổn Cảnh, tượng trưng cho thần Thổ Địa của địa phương.

Bên trong ngôi chùa, toàn bộ phần chân cột, từ nền “Tam cấp” trong khu vực nội thất cho đến khung cửa chính của ngôi chùa… đều được tạc bằng đá tảng từ Trung Quốc chở qua. Ngôi chùa được thợ xây dựng “Vân kim tam cấp” qua thước Lỗ Ban - theo hình chữ “phú” - tượng trưng cho sự sung túc, phú quý theo quan niệm của người Hoa.Đặc biệt, ngôi chùa còn giữ nguyên lớp ngói ống âm dương màu xanh (ngói lưu ly)và gốm tráng men màu, được dùng tạc tượng: “Bát tiên thí võ”, “Lưỡng long tranh châu”, “Mẫu đơn phụng”và hoa văn “Chỉ hoa cúc”được dùng trang trí ở tả hữu mái ngói trước,tượng trưng âm dương hòa hợp, sung túc, no đủ nên càng tôn thêm vẻ tôn nghiêm của ngôi chùa.

Chùa Ông Bổn

13 thg 7, 2013

Chùa Ông Bổn ở Sóc Trăng

Chùa Ông Bổn - còn gọi là chùa A Côn, hay Hòa An hội quán - là một ngôi chùa cổ có tuổi đời trên 130 năm, tọa lạc tại số 09, đường Nguyễn Văn Trỗi, khóm 1, phường 1, thành phố Sóc Trăng. Đây là một di tích văn hóa, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc độc đáo của cộng đồng người Hoa ở Sóc Trăng nói riêng và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Bàn thờ chính trong gian giữa chính điện. 


21 thg 3, 2011

Quán cà phê cây đa chùa bảo tàng hội quán

Thật ra quán cà phê không có tên.

Ở chỗ giao nhau giữa đường Võ thị Sáu và Cách mạng tháng Tám, Biên Hòa có một ngôi chùa của người Hoa dựa lưng ra bờ sông. Ngày Giải phóng, Nhà nước "mượn" ngôi chùa này làm Nhà Bảo tàng. Nhà Bảo tàng "mượn" sân sau chùa làm nơi bán cà phê.

Ở sau chùa, ngay mép sông có một cây đa thật to, nên người ta gọi là cà phê cây đa.

Nơi đó là nơi tôi và các bạn thường ra uống cà phê. Yên tĩnh. Ngắm sông lặng lờ trôi. Ngắm mấy chú bé mình trần trùng trục đu rể đa toòng teng và nhảy ùm xuống sông. Ngắm mấy chú chuột thập thò nơi gốc đa.

Có vẻ như nơi đây là chỗ tụ tập của những người trẻ có, già có thuộc lớp "trí thức bất đắc chí". Thời đó mà, đầu những năm 1980, những người mới tốt nghiệp đại học như tôi chẳng biết phải làm gì. Ra đó ngồi miên man tâm sự với những bạn đồng lứa. Rồi lân la làm quen với các bậc đàn anh, cha chú đang trăn trở suy tư.

Và ra đó uống cà phê còn vì nó rẻ tiền... Không nhớ bao nhiêu tiền 1 ly cà phê đen, hình như 5 đồng hay 3 đồng gì đó!



Photobucket
Từ "cà phê cây đa" nhìn ra sông Đồng Nai



9 thg 3, 2011

Ngôi cổ miếu chứng kiến sự ra đời của 2 thành phố

Sài Gòn và Biên Hòa được thành lập cách nay hơn ba trăm năm, từ nằm 1698.

Trước đó, vào năm 1684 - 14 năm trước khi Sài Gòn và Biên Hòa ra đời - có một ngôi miếu được dựng nên ở cù lao Phố, Biên Hòa, Đồng Nai.



Photobucket
Bên ngoài chùa Ông


Sử sách ghi lại rằng năm 1679, Trần Thượng Xuyên và 3.000 người Hoa đến gặp chúa Nguyễn, xin làm "dân mọn nước Nam" (Gia định thành thông chí). Triều đình chuẩn y và lệnh cho đến đất Nông Nại (Đồng Nai) khai phá đất đai.


Đến đây, cộng đồng người Hoa gồm 7 phủ: Phước Châu, Chương Châu, Quảng Châu, Triều Châu, Quỳnh Châu và Ninh Ba cùng góp công tạo dựng một ngôi miếu thờ Quan Công, gọi là miếu Quan Đế hay Thất phủ cổ miếu. tại Cù lao Phố vào năm 1684.