Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhà cổ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhà cổ. Hiển thị tất cả bài đăng

10 thg 1, 2019

Nhà thờ tộc Trần ở phố cổ Hội An

Có niên đại trên 200 năm, nhà thờ tộc Trần ở phố cổ Hội An được các nhà nghiên cứu coi là một hình mẫu gốc cho kiến trúc nhà thờ tộc của người Việt thời xưa.

Nằm ở số 21 đường Lê Lợi, thành phố Hội An, nhà thờ tộc Trần là một trong những di tích lịch sử tiêu biểu của phố cổ Hội An. Các nhà nghiên cứu coi công trình này là một hình mẫu gốc cho kiến trúc nhà thờ tộc của người Việt thời xưa.

13 thg 11, 2018

Thăm ngôi nhà cổ nhất xứ Đoài

Nằm cách Hà Nội hơn 50km về phía Tây, Làng cổ Đường Lâm ( Sơn Tây, Hà Nội ) được coi là một trong những cái nôi của dân tộc Việt. Với nhiều địa danh được lưu truyền trong truyền thuyết, lịch sử Đường Lâm là địa danh duy nhất ở Việt Nam sinh ra hai vị Vua có công lớn với đất nước là vua Phùng Hưng và Ngô Quyền. Không chỉ có cảnh quan thiên nhiên rất đẹp, nơi đây còn giữ được những ngôi nhà thuần Việt cổ có tuổi đời vài trăm năm. 

Đặc trưng của gần 1000 ngôi nhà truyền thống ở Đường Lâm là tất cả đều được xây dựng bằng những khối đá ong rắn chắc. Trong số ấy, ngôi nhà của gia đình ông Nguyễn Văn Hùng và bà Là Thị Thảo là ngôi nhà cổ đặc biệt nhất mà hầu hết du khách ai cũng ghé thăm khi về Đường Lâm.

Bà Thảo cho biết, theo bản dịch bảng cầu an gia đình còn giữ được, ngôi nhà được xây dựng chính xác vào năm 1649. Với diện tích 100
m2, trải qua gần 400 năm nhưng thật đặc biệt, ngôi nhà ngói năm gian này vẫn trường tồn, vẫn là nơi ở và nơi sinh sống của thế hệ thứ 12 của gia đình.

Hầu hết những kiến trúc cổ Đường Lâm được xây bằng khối đá ong.

18 thg 10, 2018

Nhà cổ 369 tuổi nguyên vẹn nhất xứ Đoài

Ngôi nhà làm bằng gỗ và đá ong có tuổi thọ nhiều nhất tồn tại trong làng Việt cổ. 


Làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) là ngôi làng thuần Việt tối cổ, một trong những cái nôi của dân tộc Việt. Làng có 956 ngôi nhà cổ, trong đó có căn được xây dựng từ những năm 1649, 1703, 1850… Những ngôi nhà cổ đều được làm từ các vật liệu truyền thống: đá ong, gỗ xoan, tre, gạch đất nung, ngói với kiến trúc 5 gian hoặc 7 gian.

Trong số này phải kể đến ngôi nhà của gia đình ông Nguyễn Văn Hùng đã được tổ chức Unesco công nhận là ngôi nhà được giữ nguyên trạng nhất ở làng cổ Đường Lâm với tuổi đời 369 năm. 

25 thg 9, 2018

Độc đáo nhà cổ Huỳnh Phủ

Tọa lạc tại ấp Khu Phố, xã Đại Điền, H.Thạnh Phú, Bến Tre, Huỳnh Phủ được xem là ngôi nhà xưa nhất còn tồn tại trên đất cù lao xứ dừa cho đến nay. Được xây dựng từ cuối thế kỷ 19 trên diện tích hơn 500 m2, trải qua hơn thế kỷ, ngôi nhà vẫn còn giữ được vẻ đẹp kiến trúc và nghệ thuật chạm trổ độc đáo của người xưa.

Câu chuyện đứt quai chèo... 

Nằm cạnh hương lộ dẫn vào trung tâm xã Đại Điền, cách cầu Tân Phong chừng 2 km, Thoạt nhìn ít ai nghĩ đây là ngôi nhà cổ, bởi bao bọc xung quanh là lớp kiến trúc tường vôi cùng với mái ngói mới trùng tu còn đỏ chói. Vì vậy chỉ những khách du lịch mê nhà cổ mới để ý tìm đến. 


Nhà Huỳnh Phủ hiện do ông Huỳnh Ngọc Thu, cháu đời thứ 6 của chủ nhân ngôi nhà quản lý. Nhưng do ông bị bệnh nên mọi việc trong ngoài, kể cả việc thuyết minh hướng dẫn cho du khách đều do vợ ông, bà Lê Thị Hai đảm trách.

31 thg 8, 2018

Long An - Hướng đi nào cho nhà cổ?

Toàn tỉnh Long An có 69 nhà cổ, 2 trong số đó được công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia. Mỗi công trình đều có giá trị to lớn về kiến trúc, nghệ thuật và là minh chứng cho một giai đoạn lịch sử. Tuy nhiên, việc giữ gìn và phát huy tối đa giá trị của các nhà cổ là điều không hề dễ! 

Tìm về thời vàng son

Nét uy nghiêm, bề thế một thời của các căn nhà cổ dường như chỉ còn trong ký ức! 

Nhà Trăm cột và cụm nhà cổ Thanh Phú Long là 2 khu nhà cổ được công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia. Hai công trình này mang nhiều giá trị về nghệ thuật, kiến trúc, lịch sử và đang được gìn giữ từng ngày.

20 thg 8, 2018

Thăm ngôi nhà của “Người tình” ở Sa Đéc

Hơn 100 năm, dẫu qua những thăng trầm của thời gian và biến động lịch sử, ngôi nhà vẫn tồn tại và đẹp lộng lẫy, ghi dấu một thủa vàng son.

Nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê là điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách khi tới thành phố miền tây Sa Đéc (Tỉnh Đồng Tháp). Ngoài kiến trúc và lịch sử lâu đời, ngôi nhà còn liên quan đến một cuộc tình không biên giới hồi đầu thế kỷ 20 giữa công tử con chủ nhân ngôi nhà giàu có – ông Huỳnh Thuỷ Lê – người Việt gốc Hoa và một cô gái người Pháp tên là Marguerite Duras, về sau là nhà văn

28 thg 2, 2018

Những ngôi nhà cổ “có một không hai” ở Nghệ An

Quá trình xây dựng nông thôn mới, bên cạnh nhiều làng quê đã “hóa phố” với san sát nhà xây, nhà tầng hiện đại, khang trang, thì nhiều vùng quê Nghệ An vẫn gìn giữ được những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi.

Tùy vào điều kiện tự nhiên, tập quán, phong tục, quan niệm thẩm mỹ... của từng vùng quê, mà trong kiến trúc, xây dựng nhà cổ có nhiều nét khác nhau. Nhìn chung, người xưa đã rất chú ý về mặt phong thủy (hướng gió, hướng nước, hướng sáng…) để dựng nhà.

Nhà cổ của người Kinh ở Nghệ An đang được bảo tồn ở các làng quê đều là nhà trệt, nhiều cột, dài, thấp, lợp ngói vảy. Những ngôi nhà này có khung được làm từ các loại gỗ tốt (lim, mít, dổi…) với kết cấu theo kiểu “tứ trụ”, “ngũ trụ”(mỗi vì có 4 - 5 cột). Mỗi nhà được chia làm 2 phần: “nhà ngoài” dùng để thờ tự và tiếp khách, “nhà trong” dùng để sinh hoạt. 

Một ngôi nhà cổ ở làng Thọ, xã Phúc Thành, huyện Yên Thành. Ảnh: Huy Thư 

10 thg 2, 2018

Mùa xuân đi thăm làng cổ Đông Hòa Hiệp

Khi đặt chân đến đây, chúng tôi đã phải lòng ngôi làng cổ Đông Hòa Hiệp (Tiền Giang) nằm bên sông Cái Bè này ngay từ cái nhìn đầu tiên. 

Đường làng xanh tươi cây trái - Ảnh: THU HUỆ

Đường làng xanh mát

Từ TP.HCM, có thể đi theo quốc lộ 1A đến Mỹ Tho, từ Mỹ Tho bạn tiếp tục đến Cái Bè. Ngoài ra cũng có thể theo quốc lộ 50 qua cầu Mỹ Lợi, đến Gò Công, Mỹ Tho và theo tỉnh lộ 864 qua Cai Lậy rồi đến Cái Bè .

2 thg 11, 2017

Ngôi nhà cổ kiến trúc Huế có hơn trăm cột ở miền Tây

Ngôi nhà hơn trăm tuổi ở Long An ngoài nét cổ kính theo kiểu nhà rường Huế còn độc đáo khi có 120 cột nhà bằng gỗ quý.

Ở bờ sông Vàm Cỏ Đông (xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, Long An) có di tích Nhà Trăm Cột, là ngôi nhà cổ được xây dựng từ năm 1901. Chủ nhân kiến tạo ngôi nhà này là ông Trần Văn Hoa, là hương sư của làng Long Hựu, tỉnh Gia Định, sau đó làm hội viên Hội đồng quản hạt Chợ Lớn. Vì thế mà tên gọi thủa ban đầu của nó là Nhà ông hội đồng, Nhà ông cả 

22 thg 9, 2017

"Ngôi nhà Bá Kiến" hơn 100 năm tuổi ở "làng Vũ Đại"

Hơn 1 thế kỷ trôi qua, ngôi nhà của Bá Kiến, nhân vật có thật được cố nhà văn Nam Cao miêu tả trong tác phẩm “Chí Phèo” không hề xuống cấp.

Nhà của Bá Kiến là ngôi nhà thời kiểu thôn quê Bắc Bộ những năm đầu thế kỷ 20, xây trên một khu đất rộng chừng 900 m2 (tại làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Nhà có mặt nhìn về hướng Đông Nam, theo đúng cách phong thủy của người Phương Đông Việt xưa

12 thg 7, 2017

Đi thăm làng cổ ở gần Sài Gòn

Nếu bạn thích ngắm nhìn, chụp ảnh những ngôi nhà cổ mà không có điều kiện đi xa, thì có một nơi chỉ cách trung tâm Sài Gòn khoảng 40 km thôi. Nơi đó, không chỉ có một mà rất nhiều nhà cổ, gọi là làng cổ luôn.

Nơi tui muốn nhắc tới là Làng cổ Phước Lộc Tho, ở Đức Hòa, Long An. Từ Sài Gòn, bạn đi theo đường Võ văn Kiệt về hướng Tân Tạo - Chợ Đệm rồi theo tỉnh lộ 10 tới ngã tư Đức Hòa, rẽ trái khoảng hơn 3 km là tới.

Cổng vào Làng cổ Phước Lộc Thọ 

17 thg 6, 2017

Cận cảnh nhà cổ bằng gỗ quý tròn 123 tuổi

Ngày 24.2, ngôi nhà cổ Đốc phủ sứ - Nguyễn Văn Kiên tròn 123 năm tuổi ở Tây Ninh đã chính thức được UBND tỉnh Tây Ninh ký quyết định xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh.


Ngôi nhà cổ 2 tầng bằng gỗ quý tại số 39, Phan Chu Trinh, KP.2, P.1 (TP.Tây Ninh) được xây dựng từ năm 1894. 

Theo tài liệu lưu giữ qua nhiều thế hệ, người khởi công xây dựng ngôi nhà là ông Nguyễn Văn Kiên (còn gọi Nguyễn Tâm Kiên, 1854-1914), người miền Trung vào Nam bộ, từng giữ chức Đốc Phủ sứ - một chức quan lớn thời Pháp thuộc. 

30 thg 5, 2017

Độc đáo nhà thờ họ Đỗ hơn 300 năm tuổi

Nhà thờ họ Đỗ là ngôi nhà thờ họ hiếm hoi được phép xây dựng theo kiến trúc như một đình làng. Trải qua thời gian, dòng họ Đỗ vẫn lưu giữ được gần như nguyên vẹn kiến trúc cùng tất cả các hoành phi, câu đối, các hương án, ban thờ, bộ kiệu, vật dụng tế lễ từ xưa. 

Đình thứ 2 của làng
Theo ông Đỗ Quốc Hiến hậu duệ thứ 15 của họ Đỗ, người trông nom nhà thờ cho biết: “Nhà thờ họ Đỗ được xây dựng để thờ cụ tổ dòng họ là Đỗ Thế Giai, làm quan thời Lê - Trịnh. Cụ là 1 trong số rất ít người được phong Vương khi sống, khi mất được phong Thần. Khi còn sống, cụ đã được triều đình phong Vương, gọi là Đỗ Đại Vương, đến khi qua đời được tôn làm Thần, gọi là Thượng đẳng phúc thần”. 

Cổng vào nhà thờ họ Đỗ với mái lợp ngói cổ và lối đi lát gạch cổ kính 

1 thg 3, 2017

Biệt thự Bảo Đại bên biển Đồ Sơn

Biệt thự Bảo Đại ở Đồ Sơn là một kiến trúc đẹp có vị trí đắc địa, với tầm nhìn bao quát về phía biển.

Biệt thự Bảo Đại – còn gọi là Lầu Bảo Đại ở Đồ Sơn là một trong những dinh thự của vua Bảo Đại ở nhiều miền trên đất nước, như Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu, Buôn Mê Thuột. Nhưng biệt thự Bảo Đại ở Đồ Sơn là dinh thự duy nhất ở miền Bắc. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo, có giá trị lịch sử gắn liền với vị vua cuối cùng trong triều đại phong kiến ở Việt Nam.

12 thg 1, 2017

Cận cảnh những biệt thự Pháp sót lại ở 'Đà Lạt của miền Đông'

Trong quá trình khai thác cao su, người Pháp đã xây dựng một khu vui chơi nghỉ dưỡng ở vùng đất tựa như Đà Lạt thu nhỏ. Nhiều căn biệt thự đã được xây cất tại đây nhưng đến hiện nay đã nửa còn nửa mất.

Đây là căn biệt thự được nhiều người biết đến nhất với biệt hiệu "căn nhà ma" 

Trung tâm Văn hóa Suối tre (nằm ở xã Suối Tre, Thị xã Long Khánh Đồng Nai) được mệnh danh là “Đà Lạt của miền Đông”, do nơi đây từng là nơi nghỉ dưỡng, làm việc của người Pháp với những căn biệt thự trên các ngọn đồi nhấp nhô bên dòng suối trong xanh. Cùng với đó là những con đường uốn lượn bao bọc hàng ngàn cây xanh phủ bóng mát. 

27 thg 12, 2016

Những kiến trúc cổ xinh đẹp ở Cần Đước

Cách thị xã Tân An (Long An) chừng 30 cây số, huyện Cần Đước từ lâu được biết đến nhờ đặc sản gạo Nàng Thơm thơm ngon. Với dân du lịch thích khám phá, Cần Đước là điểm “phải đến” vì huyện còn nhiều tòa nhà cổ mang phong cách đặc trưng cho kiến trúc Nam bộ thời cuối thế kỷ XIX như đình Vạn Phước, chùa Phước Lâm, nhà Trăm Cột của ông Hội đồng Trần Văn Hoa…

Là nơi có phong cảnh pha trộn giữa vẻ đẹp của Đồng bằng sông Cửu Long với nét duyên miền Đông Nam bộ, Cần Đước phù hợp cho những chuyến ngoạn cảnh đổi gió đi về trong ngày. Từ Tân An, chúng tôi theo quốc lộ 1 và tỉnh lộ 826 đến thị trấn Cần Đước rồi đi thêm 1,5km về phía nam là tới chùa Phước Lâm, ấp Xóm Chùa, xã Tân Lân.

Cổng vào chùa Phước Lâm rực rỡ với giàn hoa giấy đỏ

25 thg 9, 2016

Làng biệt thự cổ trên quê lúa Phú Xuyên

Dọc theo quốc lộ 1A đến phố Guột rồi rẽ vào xã Vân Từ (huyện Phú Xuyên, Hà Nội), đi thêm khoảng 2km là đến làng cổ Cựu trứ danh. 


Nằm bên bờ con sông Nhuệ, làng Cựu đã có từ lâu đời (trên 500 năm), gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử đất nước. Làng Cựu vốn là một làng thuần nông, nhưng thời Pháp thuộc nhiều gia đình buôn bán được nên mách cách làm ăn cho nhau, người làng giàu lên nhanh chóng và gần như nhà nào cũng xây được "biệt thự" để ở. Nhưng dần dần nhiều hộ gia đình bỏ đi nơi khác làm ăn để lại ngôi nhà vắng chủ, nhiều ngôi nhà xuống cấp mà không được tu sửa nên hỏng. Hiện nay làng Cựu có gần 30 ngôi biệt thự vẫn còn nguyên vẹn và có người ở.

24 thg 8, 2016

Nhà thờ cổ dòng họ khoa bảng Nguyễn Tường ở Hội An

Nhà thờ cổ tộc Nguyễn Tường là sự giao hoà của lịch sử, văn hoá và kiến trúc ở phố cổ Hội An.

Ngôi nhà thờ cổ này có một dáng dấp bên ngoài đơn giản và khiêm nhường. Nhà thờ cổ tộc Nguyễn Tường, được khởi dựng năm 1806, vốn là tư dinh của cụ Nguyễn Tường Vân, làm quan dưới thời Gia Long triều Nguyễn, được thăng chức Binh bộ Thượng thư vào năm Minh Mạng thứ nhất (1820)

14 thg 7, 2016

Nhà cổ Vương Hồng Sển: di sản thoi thóp giữa Sài Gòn

Căn nhà là tư gia lúc sinh thời của cụ Vương Hồng Sển, được cụ đặt tên là Vân Đường phủ (Vân Đường là một trong những bút hiệu của cụ Vương). 

Bên phải gian chính ngôi nhà là nơi treo ảnh cụ Vương Hồng Sển - Ảnh: HỮU THUẬN 

Ngôi nhà cổ của cụ Vương tại số 11 Nguyễn Thiện Thuật, P.14, Q.Bình Thạnh gồm 5 gian 2 chái, ngang 15m, sâu 20m, tọa lạc trên miếng đất diện tích 750 m2

Lúc sinh thời cụ Vương Hồng Sển bỏ công tìm kiếm và mua nguyên căn nhà cổ kính từ vùng ven Sài Gòn về dựng lại trên mảnh đất nội đô (năm 1952).

Nhà cổ di sản Vân Đường phủ ở Sài Gòn

20 năm sau khi học giả Vương Hồng Sển mất, căn nhà cổ vẫn mang dáng dấp cổ xưa với những vật dụng trang trí đầy dấu ấn thời gian. 

Căn nhà tại số 11 Nguyễn Thiện Thuật (phường 14, quận Bình Thạnh, TP HCM) vốn là tư gia của nhà văn hóa Vương Hồng Sển, được cụ đặt tên là Vân Đường phủ (Vân Đường là một trong những bút hiệu của cụ, gồm Anh Vương, Vân Đường, Đạt Cổ Trai). Đây là ngôi nhà cổ có 5 gian, 2 chái, ngang 15 m, sâu 20 m, tọa lạc trên diện tích 750 m2