Hiển thị các bài đăng có nhãn Lịch sử - Giai thoại. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lịch sử - Giai thoại. Hiển thị tất cả bài đăng

16 thg 12, 2022

Cứ địa thủy chiến

Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, thiên tài quân sự thời nhà Trần (1226 - 1400) từng chỉ huy quân đội nhà Trần 3 lần đánh tan đế quốc Nguyên Mông bạo tàn. Ông chỉ rõ: “Mới rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi, bốn mặt vây đánh, vì vua tôi cùng lòng, anh em hòa mục, nước nhà góp sức nên quân giặc phải chịu bị bắt”. Thời nhà Trần, các vua Trần và Hưng Đạo vương đều nhận thấy rõ vai trò to lớn của hậu phương, chủ động chọn vùng hạ lưu sông Hồng, trong đó có 3 lộ: Kiến Xương, An Tiêm, Long Hưng (ngày nay là các huyện Hưng Hà, Thái Thụy, Quỳnh Phụ, Đông Hưng, Kiến Xương) là vùng đất rất thuận lợi về giao thông, đất đai màu mỡ, cư dân đông đúc, nông nghiệp phát triển giúp nhà Trần dấy nghiệp và được nhà Trần hậu đãi...

Đền Hệ, xã Thụy Ninh (Thái Thụy), địa bàn chiến lược của nhà Trần thế kỷ XIII trong 3 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông.

Tuệ thông trang tĩnh

Theo sử cũ, cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai nổ ra vào tháng Chạp năm Giáp Thân (1284). Lấy cớ mượn đường đi đánh Chiêm Thành, vua Nguyên Hốt Tất Liệt cử Thái tử Thoát Hoan làm Trấn Nam vương cùng Bình Chương A Lý Hải Nha dẫn 50 vạn quân chia đường vào Đại Việt.

Cụm di tích đền, đình, chùa Bồng Lai, xã Vũ Tiến, huyện Vũ Thư, nơi thờ tướng Yết Kiêu cùng quân tướng nhà Trần thế kỷ XIII.

Nam bang đệ nhất

Tương truyền, xưa lắm, có một đoàn quân qua làng Sơn Cao (còn có tên gọi khác là Sơn Đường, nay thuộc xã Hòa An, huyện Thái Thụy) đã đào giếng để lấy nước ngọt nấu ăn. Vì xung quanh toàn là bãi ngập nước và là nước lợ nên họ đã chọn làng Sơn Cao, nơi cao nhất vùng để đào giếng. Có truyền ngôn rằng, những giếng cổ còn sót lại ở làng Sơn Cao có từ thời tiền Lý (Lý Bí thế kỷ thứ VI), lúc đó Lý Bí đóng quân ở vùng này. Để cho cát không lở xuống lòng giếng, quân lính dùng vại sành ghép thành giếng, vì vậy có tên giếng Vại, gần đó có “ngã ba hàng hầu” chính là nơi họp chợ bán sò và hầu biển... Xưa làng Sơn Cao nằm sát biển, nay biển đã lùi xa vài ki-lô-mét...

Tục thờ cá Ông, linh vật trong tín ngưỡng dân gian được thờ trong đình làng Sơn Thọ, xã Thái Thượng, địa danh cổ trước khi chia tách của làng Sơn Cao, nay thuộc xã Hòa An, huyện Thái Thụy.

Danh điềm dụng xỉ

Các tài liệu khảo cứu khẳng định, thời Lý - Trần (từ năm 1010 đến năm 1400), chế độ ruộng đất phân hạng thành 4 tầng lớp: Hoàng tộc, quan lại triều đình, thứ dân và nô tỳ. Đứng đầu là “đẳng cấp” hoàng tộc (tôn thất) có vị trí đặc quyền, đặc lợi, xuất hiện thời nhà Lý (1010 - 1225), hưởng thuế các lộ, có thang mộc ấp (ruộng đất canh tác như trang trại) và có gia nô (người ở làm thuê không công). Thời nhà Trần (1226 - 1400), đẳng cấp này vẫn duy trì nhưng có điền trang đại sở hữu tư hữu đồng thời hưởng lộc triều đình...

Cùng với sông Hồng, sông Luộc, sông Trà Lý..., dòng Diêm Hộ cũng là nguồn nước ngọt dồi dào không chỉ cung cấp nước cho canh tác nông nghiệp mà còn là phòng tuyến quân sự của các triều đại phong kiến.

Giang môn yếu hải

Dân gian vùng Nam sông Luộc vẫn còn truyền tụng câu ca: “Nhất cao là núi Tản Viên/Nhất sâu là nước Thủy Tiên, Phú Hà”. Phú Hà là làng cổ nằm cạnh ngã ba sông Hồng và chi lưu sông Luộc, nay thuộc xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà. Lại có câu: “Trăm cửa bể phải nể cửa Vường, cửa Vường phải nhường cửa Luộc” (cửa Tuần Vường, nay thuộc khu vực giáp ranh xã Hồng Lý (Vũ Thư) và xã Hồng Minh (Hưng Hà), điều đó cho thấy từ ngàn xưa Thái Bình là vùng đất trù mật được bao bọc bởi các con sông, phù sa bồi đắp nên bờ bãi xanh tươi, cũng là “giao lộ” của những dòng sông tiềm ẩn thế mạnh quân sự, tạo nên phòng tuyến bảo vệ giang sơn...

Chi lưu sông Hồng và sông Luộc, một trong những “giang môn” trọng yếu thời Lý - Trần và các triều đại về sau trong sự nghiệp bảo vệ giang sơn Đại Việt.

Nhân thần tiên thánh

Vào thời nhà Lý (1010 - 1225), trang Đào Động được triều đình liệt vào hạng “Tứ cố cảnh”. Đây cũng là một trong những phòng tuyến quan trọng của quốc gia Đại Việt thế kỷ XIII ghi dấu son chói lọi trong ba cuộc chiến chống quân Nguyên Mông mà hào khí liệt oanh vẫn vang vọng đến hôm nay trong tứ thơ của tướng quân Điện súy Phạm Ngũ Lão được khắc treo trong đền Đồng Bằng (còn gọi là đền đức vua cha Bát Hải Động Đình, xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ) khi ông bái yết cửa đền trước khi sát cánh cùng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn xuất trận đánh tan quân giặc bạo tàn Nguyên Mông.

Đền vua Rộc, xã Vũ An, huyện Kiến Xương, địa danh cổ được xác định là “ngưỡng kiều biên” triều đại An Dương Vương.

4 thg 12, 2022

Chiến công oanh liệt ở Hòn Đá Bạc trứ danh Cà Mau

Không chỉ là thắng cảnh nổi tiếng, Hòn Đá Bạc còn là nơi ghi dấu một chiến công oanh liệt của lượng an ninh Việt Nam trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.

Nằm ở ven bờ biển của xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, Hòn Đá Bạc là tên gọi một cụm đảo có tổng diện tích 6,43 ha, được biết đến như thắng cảnh nổi tiếng của mảnh đất cực Nam đất nước.

Bí mật phong thủy ẩn giấu trăm năm trong lăng mộ mẹ vua Khải Định

Lăng Vạn Vạn là một lăng mộ hoàng tộc Nguyễn hiếm hoi nằm ở đồng bằng thay vì các vùng đồi núi phía Nam Kinh thành Huế. Vị trí đặc biệt của lăng này liên quan đến một thuyết phong thủy cổ xưa.

Nằm tại phường An Đông của TP Huế, lăng Vạn Vạn hay Tư Thông lăng là nơi an nghỉ của Hựu Thiên Thuần hoàng hậu Dương Thị Thục (1868 – 1944), thường được gọi bà Tiên Cung. Bà là vợ hai của vua Đồng Khánh, mẹ đẻ của vua Khải Định.

28 thg 11, 2022

Nhớ trận Cù Tròn!

Về xã Thanh Phú Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An, hỏi Khu di tích lịch sử Cù Tròn, ai cũng biết. Khu di tích là niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền, người dân địa phương và là "địa chỉ đỏ" quen thuộc để giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.

Hàng năm, cứ vào ngày 23/10 Âm lịch, người dân ấp Tân Long, xã Thanh Phú Long cùng nhau làm lễ kỷ niệm chiến thắng Cù Tròn. Đây cũng được xem là ngày giỗ các liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong trận đánh. Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Phú Long, huyện Châu Thành - Phan Thị Mộng Thường cho biết: “Ngày chiến thắng trận Cù Tròn là 27/11/1964 nhưng do người dân địa phương quen tính theo Âm lịch nên tổ chức ngày kỷ niệm vào 23/10 Âm lịch. Người dân ấp Tân Long nói riêng và xã Thanh Phú Long nói chung luôn ghi nhớ công ơn của thế hệ cha anh đã hy sinh để có được thanh bình như ngày nay”.

Khu di tích lịch sử Cù Tròn vừa được UBND huyện Châu Thành đầu tư trùng tu, tôn tạo

17 thg 10, 2022

Khảo cứu chùa Giác Lâm từ yếu tố văn hóa, lịch sử

Chùa Giác Lâm là một trong những ngôi chùa được xây dựng sớm nhất và có tuổi thọ đến nay đã được gần ba trăm năm theo chiều dài lịch sử. Ngôi chùa được thành lập từ thế kỉ XVIII – chùa Giác Lâm là tổ đình của dòng Lâm Tế, tại nơi đây chùa lưu trữ hài cốt của tổ Phật Ý. Ngôi chùa cung cấp nhiều giá trị tư liệu lịch sử, về quá trình phát triển, con đường truyền đạo của các vị thiền sư trong các giai đoạn khác nhau.

1. Bối cảnh lịch sử hình thành chùa Giác Lâm

Vào khoảng thế kỷ thứ XVI (1558), quận công Nguyễn Hoàng đến trấn thủ xứ Thuận Hóa. Nhiều lần di dân bắt đầu từ đây, đưa nhân dân ta tiến về vùng đất khai phá phương Nam. Đi kèm theo đó là các nhà sư chúng ta và cả các nhà sư Trung Hoa theo chân với câu: “Bài Thanh, phục Minh” đến vùng Trung-Nam bộ. Từ thuở ban sơ với cuộc di dân, Phật giáo chúng ta cũng đã lan tỏa đến các vùng lân cận như là Biên Hòa, Mỹ Tho… Lúc này, đất tại vùng: “Đồng Nai- Gia Định (nay thuộc vùng đất Nam bộ) còn hoang vu, kinh rạch chằng chịt, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, đã gây khó khăn không ít khó khăn cho cuộc sống buổi đầu di dân.”[1] Ngoài ra, trong Đại Nam nhất thống chí cũng có viết: “Từ những thế kỷ XV hay XVI đã có những lưu dân Việt Nam tới khẩn hoang lập ấp trên những đồng bằng sông Đồng Nai và Cửu Long. Năm 1698 (Mậu Dần), Nguyễn Hữu Cảnh đi kinh lược đất ấy, đặt phủ Gia Định và lấy xứ là Sài Gòn làm huyện Tân Bình, đồng thời dựng dinh Phiên Trấn.”[2] Bởi sự nhập cư đông, cùng với sự gia tăng nơi đó làm cho: “vùng đất Gia Định- Tân Bình vào cuối thế kỷ XVII, trở thành một trung tâm trù phú, với khoảng 200.000 dân”[3] Cũng chính thế, mà giao thông nơi đây rất thuận tiện, tạo nên sự hội tụ của nhiều dân tộc với người dân Khmer.

Lược sử ngôi chùa cổ 300 năm tại đất Sài Gòn: Sắc Tứ Trường Thọ từ thế kỷ XVIII đến 1981

Mở đầu

Trong công cuộc mở cõi về đất phương Nam của các chúa Nguyễn, bấy giờ mới bắt đầu có những cuộc di dân Nam tiến quy mô lớn.

Trong khoảng thời gian đó, thiền phái Lâm Tế Liễu Quán, vốn phát triển mạnh ở miền Trung vào giữ thế kỷ XVIII, đã cùng với những dòng di dân theo nhau đến vùng Phiên Trấn, đệ tử phái Liễu Quán đã vào phủ Tân Bình và lập nên chùa Vĩnh Trường[1], là tiền thân của chùa Sắc Tứ Trường Thọ ngày nay.

Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất trên đất Gia Định Sài Gòn xưa, với gần ba trăm năm tồn tại, là một trong những nơi lưu giữ những giá trị di tích lịch sử – văn hóa của buổi đầu khẩn hoang miền Nam.

3 thg 10, 2022

Có phải vua Quang Trung đổi tên Nghệ An thành Nghĩa An?


Nghệ An là mảnh đất gắn bó mật thiết với nhà Tây Sơn nói chung và Hoàng đế Quang Trung nói riêng. Đây chính là nơi có vị trí địa chính trị quan trọng mang tầm chiến lược, chính vì vậy Vua Quang Trung đã chọn Yên Trường – Dũng Quyết tại Nghệ An để xây dựng kinh đô của triều đại mới với tên gọi Phượng Hoàng Trung Đô, còn tên trấn vẫn giữ nguyên là Nghệ An mà không hề thay đổi. Tuy nhiên, một số bộ địa chí lớn của triều Nguyễn cho rằng dưới thời Tây Sơn, tên gọi “Nghệ An” đã được đổi thành “Nghĩa An”.

Quan trấn thủ Nguyễn văn Thận và La Sơn phu tử với việc xây dựng Phượng Hoàng trung đô


Kinh đô là nơi trọng yếu của đất nước, giao điểm hội tụ của 4 phương, vị trí trung tâm để dễ bề chế ngự trong – ngoài, điều động Bắc – Nam, lại tiện về công – thủ, nên việc lựa chọn mảnh đất tốt để đóng đô luôn là việc làm đầu tiên của bậc minh quân thánh đế.

Dân tộc ta từ khi dựng nước, trải bao triều đại đến nay đã có nhiều mảnh đất đã từng là nơi đóng đô nổi tiếng: Phong Châu từ thời các Vua Hùng dựng nước, Thăng Long là kinh đô của 3 triều đại lớn và kéo dài liên tục gần 800 năm; hay kinh đô Phú Xuân nay là cố đô Huế hiền hoà thơ mộng…

1 thg 10, 2022

Vùng đất An Giang trước năm 1832

Đó là một vùng đất rộng lớn gắn với công lao khai phá của các bậc tiền nhân. Đó cũng là vùng đất chứng kiến nhiều thay đổi, thăng trầm; ghi dấu chiến công oai hùng chống quân Xiêm, lưu lại mất mát, đau thương của cuộc nội chiến Tây Sơn - chúa Nguyễn…

Thời mở đất

Theo sách Đại Nam thực lục chính biên, vào ngày mùng 1/10 năm Nhâm Thìn (22/11/1832), trong buổi thiết triều, sau khi nghe Bộ Lại trình tấu, vua Minh Mạng chỉ dụ bãi bỏ Gia Định Thành, lập 12 tỉnh từ Quảng Nam đến Hà Tiên, trong đó đổi “ngũ trấn” thành “lục tỉnh” gồm: Biên Hòa, Phiên An (sau đổi thành Gia Định), Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Như vậy, tỉnh An Giang chính thức thành lập năm 1832. Tuy nhiên, việc khai mở, hình thành vùng đất An Giang là cả một quá trình dài trước đó.

9 thg 9, 2022

Chùa Hải Đức: Kiến trúc độc đáo cùng câu chuyện kỳ lạ về người cha tiền kiếp

Chùa Hải Đức Nha Trang là công trình Phật giáo nổi tiếng bậc nhất của tỉnh Khánh Hòa. Ngôi chùa sở hữu thiết kế Á Đông cổ kính, cảnh quan tuyệt đẹp cùng không gian thanh u tĩnh mịch. Nơi đây cũng gắn liền với câu chuyện kỳ lạ về người cha tiền kiếp.

Lịch sử hình thành chùa Hải Đức Nha Trang

Chùa tọa lạc trên núi Trại Thủy số 51 đường Hải Đức, phường Phương Sơn, phía Tây thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Chuyện xưa kể rằng cuối triều Tự Đức, vào khoảng năm 1883, lúc thành phố Nha Trang mới chỉ là một làng chài ven biển, Ngài Viên Giác Thiền sư đã dựng lên một thảo am lấy tên là Duyên Sanh Tự. Công đức giáo hóa của Ngài đã quy tụ được nhiều dân làng đến xin thọ giới quy y.

2 thg 9, 2022

Giồng Cám - Địa danh đã đi vào lịch sử

Di tích lịch sử (DTLS) Giồng Cám thuộc địa phận xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An là nơi ghi dấu chiến tích Nam kỳ khởi nghĩa của quân - dân Đức Hòa. Mặc dù không đạt được thắng lợi nhưng phong trào đã nêu cao tinh thần yêu nước, mưu trí của quân ta và là bài học quý giá cho phong trào khởi nghĩa vũ trang sau này.

Di tích lịch sử Giồng Cám

Người dân Đức Hòa Thượng quen gọi DTLS Giồng Cám là bia Nam kỳ khởi nghĩa vì bởi tại đó, các chiến sĩ Nam kỳ khởi nghĩa đã tiêu diệt 2 tên ác ôn là Quản Nên và Bếp Nhung vào năm 1940.

1 thg 8, 2022

Dấu ấn Bố Cái Đại vương Phùng Hưng trên đất Quỳnh Lưu

Bố Cái Đại vương Phùng Hưng là nhân vật lịch sử uy vũ, linh thiêng trong tâm thức người dân. Trên mảnh đất địa đầu xứ Nghệ, dấu ấn của ông vẫn in đậm trong đời sống tâm linh, với nhiều truyền thuyết ly kỳ.

Phùng Hưng sinh vào khoảng đầu thế kỷ thứ VIII, tự là Công Phấn, quê ở Đường Lâm (nay thuộc huyện Sơn Tây, Hà Nội). Ông sinh ra trong một gia đình “đời đời cha truyền con nối làm tù trưởng biên khố ở châu Đường Lâm, gọi là Quan Lang, gia tư giàu có, sức rất là khỏe mạnh, có thể bắt hổ vật trâu”. Cha là Phùng Hạp Khanh, một người hiền lành, đức độ, từng tham gia nghĩa quân Mai Thúc Loan ở Nghệ An, mẹ người họ Sử. Nối nghiệp cha làm tù trưởng, Phùng Hưng không chỉ chăm lo xây dựng cơ nghiệp mà còn rất thương dân “những năm gặp mất mùa đói kém thường đem thóc lúa chẩn cứu bần dân”.

Tranh vẽ về Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng. Nguồn: Tư liệu

18 thg 6, 2022

Chuyện tình đế vương ít người biết ở Bạch Dinh Vũng Tàu

Cựu hoàng Thành Thái sống ở Bạch Dinh Vũng Tàu trong gần 10 năm. Khoảng cuối thời gian đó, ông đã trải qua cuộc tình nồng ấm với một thôn nữ địa phương...

Nằm trên sườn núi Lớn, hướng ra Bãi Trước, Bạch Dinh là một dinh thự cổ nổi tiếng, có lịch sử đặc biệt của thành phố biển Vũng Tàu. Công trình được người Pháp xây từ năm 1898-1902 trên nền pháo đài Phước Thắng cũ. Do màu sơn trắng nên người Việt quen gọi dinh thự là Bạch Dinh.

16 thg 6, 2022

Pháp chiếm Tây Ninh và câu chuyện về miếu thờ “ông Gốc” ở Thanh Điền - Phần 2

Như chúng tôi đã viết ở phần 1, người địa phương (ấp Thanh Trung hiện nay) gọi con rạch này là Sai Răng, hoặc Kha Răng. Trong câu chuyện của mình về “ông Gốc”, ông Ba Thuốc (sinh năm 1935) đã nói về cái tên Sai Răng là do “Thằng Tây chủ hãng đường gọi là Kê Răng, có thể theo tên nhà máy, mà dân mình gọi theo chệch ra là Sai Răng”.

Rạch Khê Răng ngày nay.

Như vậy là, đã có những địa danh “ảo” trong các kết quả nghiên cứu. Cái Răng là một ví dụ cụ thể nhất, hoàn toàn không có ở Thanh Điền, nói cách khác là không có trên thực tế nhưng lại xuất hiện trong các sách “dã sử” rồi được mặc nhiên khẳng định trong các sách sử ra sau.

Pháp chiếm Tây Ninh và câu chuyện về miếu thờ “ông Gốc” ở Thanh Điền

 

Sách Tây Ninh xưa của tác giả Huỳnh Minh (Nxb Thanh niên, tái bản năm 2001) có bài kể về miếu thờ ông Gốc - một vị anh hùng ẩn danh kháng Pháp (trang 58-60).
Chuyện rằng: “Vào thời kỳ quân Pháp chiếm lấy tỉnh Tây Ninh, quân ta bị thất trận, tản lạc tứ phía. Có một võ quan tên Nguyễn Phương Hồng từ đâu kéo đến một đoàn binh đóng tại ngọn rạch Cái Răng vào tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông thuộc về làng Thanh Điền (ấp Thanh Trung) để mai danh, chờ cơ hội phục thù…”.