Hiển thị các bài đăng có nhãn Hưng Yên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hưng Yên. Hiển thị tất cả bài đăng

5 thg 11, 2017

Thăng trầm nghề mứt táo Phương Chiểu

Trước đây ngay từ tháng 10, các lò làm mứt táo ở xã Phương Chiểu, thành phố Hưng Yên đã bắt đầu “đỏ lửa”. Càng gần đến ngày Tết, không khí làng nghề làm mứt càng nhộn nhịp.Hiện nay, trước sự biến động của thị trường, nghề làm mứt táo Phương Chiểu đang đứng trước nguy cơ mai một.

Làm mứt táo tuy không phải là nghề truyền thống của người dân xã Phương Chiểu nhưng lại là nghề đem lại thu nhập ổn định và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương lúc nông nhàn. Từ những năm 90 của thế kỷ trước, một số người dân xã Phương Chiểu di chuyển vào miền Nam bán hoa, cây cảnh để kiếm sống và họ học được nghề làm mứt táo. Ban đầu, họ chỉ làm thuê cho các cơ sở chế biến mứt táo tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng thấy nghề này dễ làm mà địa phương mình lại sẵn có nguồn nguyên liệu nên sau thời gian học hỏi tích lũy kinh nghiệm, họ về quê, đầu tư làm “lò” chế biến mứt táo. Mứt táo được chế biến theo mùa vụ, thông thường bắt đầu từ tháng 10 âm lịch đến Tết Nguyên đán, không khí làng nghề ngày càng nhộn nhịp.

Chế biến mứt táo ở Phương Chiểu 

29 thg 10, 2017

Dốc Lã - Cảng xưa

Cảng Dốc Lã thuộc thôn Tiền Thắng, xã Bảo Khê. Năm 2004, xã Bảo Khê từ huyện Kim Động sáp nhập vào thị xã Hưng Yên nay là thành phố Hưng Yên. 

Địa danh Dốc Lã có từ lâu đời, cái tên đó đã in sâu vào trí nhớ của nhiều người, tồn tại theo thời gian, chảy trôi theo dòng lịch sử: Theo lịch sử Đảng bộ huyện Kim Động, có ghi: “Ngày 30.7.1954, Pháp rút quân khỏi bốt Dốc Lã”. Đây là một bốt lớn, thường xuyên có 200 quân đồn trú. Bốt nằm án ngữ cạnh sông Hồng, giáp quốc lộ 39A, đoạn lên dốc gọi là Dốc Lã - một vị trí quân sự trọng yếu của địch. Năm 1956 – 1957, thực hiện chủ trương hàn gắn vết thương chiến tranh, tỉnh đã chọn chân đê bốt Dốc Lã (mé bờ sông) làm bến xếp dỡ hàng hoá. Vào những năm 1960 -1962 chính thức thành lập cảng Dốc Lã trên cơ sở bến xếp dỡ cũ, với diện tích gần 2 ha thôn Tiền Thắng và một phần diện tích làng Phượng Lâu (xã Ngọc Thanh). Đoạn sông Hồng qua cảng là đoạn sông khá rộng, nước sâu nên người ta còn gọi là cảng sông Cái. Bến sông nơi đây thẳng đứng nên nhiều tàu thuyền trọng tải cỡ lớn cập bến dễ dàng. Từ mạn tàu lên bờ chỉ cần lao qua tấm ván gỗ dài vài sải tay là người lên xuống bốc dỡ thuận tiện và an toàn. Tính đến tháng 3.1964 các Ty Giao thông, Thuỷ lợi và Thương nghiệp tỉnh Hưng Yên đều đã có kho hàng tại cảng Dốc Lã. 


Trang trại trên đất cảng xưa Ảnh: Nguyễn Thanh 

21 thg 10, 2017

Phố Hiến ở đâu, hiện nay còn gì?

Xưa người ta thường nói: “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến” nhưng nay Phố Hiến (Hưng Yên) lại chẳng đứng sau đất Kinh Kỳ. Tất cả chỉ còn trong ký ức của một thời “vang bóng". 

Phố Hiến nằm ở trung tâm thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, nối liền với Hà Nam, Thái Bình. Từ thủ đô Hà Nội xuôi quốc lộ 5, rẽ vào đường 39A, qua những cánh đồng ngô, rặng nhãn ngút ngàn, qua hồ sen ngan ngát hương ta về với Phố Hiến, nơi chứa đựng những tinh hoa văn hóa tự ngàn đời. 

28 thg 9, 2017

Làng đồ chơi trung thu hối hả vào mùa

Những người thợ làng Hảo (Hưng Yên) vẫn giữ nghề làm trống, đầu sư tử, mặt nạ giấy bồi... trong bối cảnh đồ chơi Trung Quốc đang dần lấn át thị trường.

Làng Ông Hảo (làng Hảo) thuộc xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên là nơi có nghề làm đồ chơi trung thu truyền thống cả trăm năm. Những ngày này, người dân làng Hảo tất bật với các công đoạn sản xuất để kịp đưa hàng ra thị trường. 

24 thg 9, 2017

Những người giữ lửa làng nghề làm trống Trung Thu

Cả làng còn năm nhà giữ nghề làm trống Trung Thu, và cung cấp trống cho thị trường khắp 63 tỉnh thành. 

Làng Ông Hảo (còn gọi là làng Hảo), xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên từ lâu nổi tiếng với nghề làm trống Trung Thu. Trống được làm ra với nhiều kích thước khác nhau. Hiện cả làng còn vài hộ làm trống theo đầy đủ các công đoạn. 

6 thg 8, 2017

Mang hài cốt Nguyễn Thiện Thuật về với quê hương

Khi khai quật mộ danh tướng Nguyễn Thiện Thuật, bên dưới quan tài còn nguyên bia đá cũ. Đây là cách quy tập mộ kiểu cũ nhưng rất có giá trị, đề phòng vì bất cứ lý do gì nếu bia mộ phía trên bị hư hỏng hay mất mát, khi tìm thấy mộ người ta vẫn xác định được mộ phần của ai. 

Nguyễn Thiện Thuật, thủ lĩnh của khởi nghĩa Bãi Sậy, quê ở làng Xuân Đào, xã Xuân Dục, huyện Mỹ Hào, Hưng Yên. Ông là hậu duệ đời thứ 30 của Nguyễn Trãi.

“Vua Bãi Sậy”
Năm 1874, khi đã đỗ tú tài, Nguyễn Thiện Thuật tiếp tục đỗ cử nhân rồi đình nguyên tiến sĩ. Ông được thăng chức tri phủ Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh, rồi được bổ nhiệm giữ chức tán tương quân vụ tỉnh Hải Dương (vì thế nhân dân thường gọi ông là Tán Thuật). Khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai năm 1882-1883, nhà Nguyễn đầu hàng nhưng Nguyễn Thiện Thuật đã kháng lệnh triều đình, ông rút lên Hưng Hóa, Tuyên Quang rồi thành Lạng Sơn để kháng Pháp. Khi thành thất thủ năm 1885, ông rút sang Trung Quốc (TQ).

25 thg 6, 2017

Tượng đất cổ chùa Nôm

Trải qua hơn 1000 năm lịch sử, Chùa Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) vẫn còn lưu giữ khoảng gần 100 pho tượng cổ làm bằng đất có giá trị tâm linh và thẩm mỹ cao. 

Nằm cách Hà Nội khoảng hơn 30 km, mất chừng hơn 40 phút chạy xe, du khách sẽ tới được chùa Nôm. Chùa Nôm còn có tên gọi khác là "Linh Thông cổ tự" bởi xưa ngôi chùa được dựng trong một khu rừng thông.

Chùa Nôm nằm tại xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

23 thg 6, 2017

Cá mòi nướng lá bưởi đậm đà hồn quê sông Hồng

Món cá mòi nướng lá bưởi đậm đà hồn quê, đậm hồn sóng nước sông Hồng. Và chỉ có cá mòi được đánh bắt tại sông Hồng, nhất là khúc sông chảy qua địa phận tỉnh Hưng Yên, mới là loài cá trứ danh, thơm ngon hơn hẳn. 

Đến hẹn lại lên, mùa xuân, cá mòi ngược dòng từ biển về sông Hồng. Chỉ có cá mòi được đánh bắt tại sông Hồng, nhất là khúc sông chảy qua địa phận tỉnh Hưng Yên, mới là loài cá trứ danh, thơm ngon hơn hẳn cá mòi đánh bắt ở biển và các dòng sông khác. Thế nên, cá mòi dường như trở thành đặc sản của Hưng Yên, gắn liền với cuộc sống nơi đây.

Cá mòi có thể được chế biến thành nhiều món ngon như nấu su hào, rán, cuộn chả, nướng lá bưởi… Món cá mòi nướng lá bưởi là món ăn đậm hồn quê, đậm hồn sóng nước sông Hồng.

Xưa, ngư dân bắt được cá mòi phần đem ra chợ bán, phần để dùng. Họ rửa sạch, bỏ mang và ruột cá, xong đem lá bưởi tươi ốp vào mình cá rồi nướng trực tiếp trên than hồng để đãi bạn bè, hàng xóm. Cá bắt được đem nướng là món ngon nhất, tươi nhất. Món ăn dân dã đó được gìn giữ bao đời, và đến nay trở thành đặc sản của Hưng Yên. 

Cá mòi mình dẹt, mỏng và ánh bạc, đã được làm sạch, ướp sơ để đem nướng. Ảnh: Hoàng Huế 

25 thg 5, 2017

Vị ngọt từ những vụ chanh tứ quý

Với ưu điểm ít sâu bệnh, mọng nước và độ chua thanh, giống chanh tứ quý có năng suất cao, được nhiều hộ nông dân ở huyện Khoái Châu (Hưng Yên) lựa chọn trồng theo quy trình VietGap đang tạo ta những "vụ mùa ngọt", giúp phát triển kinh tế nông nghiệp địa phương. 

Là một trong những người khởi đầu phong trào trồng chanh tứ quý từ năm 2012, anh Nguyễn Hữu Hà ở xã Tân Dân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên cho biết, thông qua một vài người bạn, anh nhập giống chanh có nguồn gốc từ Úc và Mỹ về và thử nghiệm ghép thử trên cây bưởi. Với lượng ghép 175 cây, số tiền đầu tư ban đầu chỉ có 15 triệu vào năm 2012, chỉ đến đầu năm 2013 anh thu hoạch được 1,8 tấn quả và đạt doanh thu 30 triệu.

Khác với giống chanh thường từ lúc trồng đến lúc thu hoạch phải mất 15 tháng và chỉ thu được từ 10-20kg/đợt/cây vào tháng 7 và tháng 8 thì giống chanh tứ quý chỉ mất 3-5 tháng là có thể thu hoạch quả liên tục từ tháng 2 đến tháng 6. Với đặc điểm mọng nước và độ chua thanh, chanh tứ quý không chỉ được dùng làm chanh gia vị trong những bữa ăn mà còn được dùng làm nước sốt, nước ép, rượu chanh…

Khi cây trồng ra vườn lớn được 25-30 ngày, người nông dân sẽ rắc vào mỗi gốc cây 1 lạng bột đỗ tương, có tác dụng thay thế một số phân bón hóa học, giúp tăng sức đề kháng sâu bệnh cho cây..

28 thg 4, 2017

Ngôi làng điển hình cho vùng quê Bắc Bộ khi xưa

Với bến nước, cổng làng, cầu đá… làng Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) là ngôi làng cổ mang đậm kiến trúc và văn hóa vùng đồng bằng Bắc Bộ tồn tại đến ngày nay.

Theo các bậc cao niên của làng Nôm, không rõ tên làng bắt đầu từ đâu, chỉ biết khi xưa trai gái nên duyên vợ chồng đều phải cung tiến cho làng 20 mâm đồng hoặc làm vài chục mét đường bằng gạch đỏ. Ngày nay trên cổng làng còn khắc ba chữ “Đồng Cầu Môn” như một lời nhắn nhủ về lịch sử của làng. 

25 thg 3, 2017

Bánh tẻ Văn Giang - ăn một lần là gây thương nhớ

Bánh tẻ Văn Giang 

Bánh tẻ đặc sản Văn Giang, Hưng Yên được hòa trộn từ nhiều nguyên liệu bình dị, từ những thứ đơn giản nhất như trong bữa cơm hàng ngày của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, nhưng lại gây thương nhớ cho những người đã từng thưởng thức. 

Bánh tẻ, như tên gọi của nó, được làm từ gạo tẻ, với nhân thịt lợn, hành, mộc nhĩ - những loại nguyên liệu đơn giản.

9 thg 3, 2017

Làm giàu từ những vườn hồng cổ

Được trồng tại nhà vườn ở các xã Phụng Công, Xuân Quan (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) trong thời gian gần đây, nhiều giống hoa hồng cổ của Việt Nam như hồng cổ Sapa, Hải Phòng, Văn Khôi, hồng leo Sơn La, hồng nhung, hồng bạch Nam Định, hồng đào…. thích hợp và phát triển nhanh với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại vùng đồng bằng. Cùng với các giống hồng ngoại như hoa hồng Anh, hoa hồng Pháp, hoa hồng Thái Lan, các vườn hoa hồng cổ này hiện mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi đây. 

Tại nhà vườn Ngát Triển, một trong những nơi đầu tiên ở xã Phụng Công (huyện Văn Giang) trồng hoa hồng cổ và bước đầu thành công. Theo anh Nguyễn Thành Triển, chủ nhà vườn thì: “Nhà vườn trồng, nhân giống các loại hoa hồng cổ từ năm 2011 và sau 4 năm, tôi nhận thấy trồng hoa hồng cổ là hướng làm giàu hiệu quả, bền vững. Riêng trong năm 2015, từ hoa hồng cổ nhà vườn đã có được doanh thu hơn 2 tỷ”.

1 thg 3, 2017

Ngắm ngôi chùa cổ có vẻ đẹp bất tử với thời gian

Ngôi chùa mang trong mình những nét đẹp cổ kính, linh thiêng và dường như bất tử với thời gian khiến ai tới thăm cũng ngỡ như mình đang trở lại không gian của vài trăm năm về trước.

Chùa Nôm nằm cách không xa làng Nôm (huyện Văn Lâm, Hưng Yên), chỉ cần bước chân qua 9 nhịp cầu rồng làm bằng đá xanh với tuổi đời hơn 200 năm bắc qua sông Nguyệt Đức là ngôi chùa với vẻ đẹp cổ kính và linh thiêng đã hiện ra trước mắt. 

2 thg 10, 2016

Thăm chùa Cổ Am, Hưng Yên

Gió rát mặt đường, tầng cây, thảm cỏ. Mưa vẫn xối xả. Vạn vật như vừa thay áo mới, tinh khôi trong cơn mưa rào buổi sáng. Bao quanh chùa Cổ Am là đồng ruộng, thửa còn xanh lúa trổ đòng đòng, thửa chớm vàng từng khoảnh. 

Chùa Cổ Am tọa lạc nơi không gian khá rộng, thanh tịnh và thoáng ở Đông Chiểu, Liên Phương, Hưng Yên. 

Cổng Tam Quan

29 thg 9, 2016

Làng nghề đan đó hơn 200 năm tuổi

Về thăm làng quê là một ý tưởng tuyệt vời cho những ai muốn tạm xa cuộc sống đô thị, tìm về miền bình yên, khám phá những điều bình dị. 

Người dân làng cho biết, làng nghề đan đó ở xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên đã có khoảng 240 năm, vẫn tồn tại và phát triển.

4 thg 3, 2016

“Nhãn tiến vua”, đặc sản Hưng Yên

Hưng Yên – “vương quốc” nhãn lồng 

Về Hưng Yên, du khách không chỉ biết đến nơi diễn ra mối tình đẹp như mơ giữa công chúa Tiên Dung và chàng trai nghèo Chử Đồng Tử, được thưởng thức “Rượu ngon nghiêng trời Lạc Đạo/ Dưa hồng khát giọng Đình Cao/ Gà to lừng danh Đông Tảo/ Táo quê Thiện Phiến ngọt ngào”(Đường về Hưng Yên – Nguyễn Hàn Dụng) mà còn đến với những vườn nhãn trĩu quả, nguyên liệu làm nên món chè nhãn lồng hạt sen đặc sắc

4 thg 10, 2015

Hương quýt trong miếng chả gà Tiểu Quan

Miếng chả gà màu vàng óng, có vị thơm của thịt, thoảng thoảng mùi vỏ quýt, hạt tiêu, là món ăn quyến rũ thực khách khi đến Hưng Yên.

Món chả gà có xuất xứ từ thôn Tiểu Quan của huyện Khoái Châu, ăn ngon nhất vào thời tiết se lạnh. Để làm món chả gà cũng lắm công phu. Gà phải là những con to khỏe được nuôi ở vườn cho chắc thịt. Khi làm cũng phải chọn phần nạc nhất của con gà, lọc bỏ gân, da, xương rồi thái nhỏ, cho vào cối giã nhuyễn.

Thị gà giã bằng tay thịt sẽ mịn và ngon hơn. Trong lúc giã cũng cho thêm một chút gia vị, vỏ quýt vào cho thịt đậm đà, thoảng thoảng hương thơm. Người giã thịt cũng phải rất khéo léo để cho thịt không được nát quá hay to quá, chả sẽ không mịn. Sau đó cho thêm lòng đỏ trứng, nước mắm, hạt tiêu, chút gừng. 

Chả gà Tiểu Quan là món ăn đặc sắc ở Hưng Yên. Ảnh: wn 

28 thg 9, 2015

Xuôi dòng sông Hồng về Phố Hiến xưa

Một buổi sáng lập thu ở bến thuyền chùa Bồ Đề ở ven sông Hồng, chúng tôi - đoàn khảo sát do Tổng cục Du lịch tổ chức - rời bến trên chiếc tàu du lịch xuôi về Phố Hiến, Hưng Yên. 

Buổi chiều bên cầu Vĩnh Tuy (Hà Nội) - Ảnh: Tr.Th.D. 

Phố Hiến, Hưng Yên từng là thương cảng quốc tế lừng danh của xứ Đàng Ngoài.

Không lâu sau khi tàu lướt qua dạ cầu Vĩnh Tuy rồi Thanh Trì, hiện ra trước mặt chúng tôi về phía tả ngạn là làng nghề truyền thống Bát Tràng - nơi sản xuất thủ công gốm sứ lừng danh với hơn 700 năm thăng trầm, thuyền tiếp tục xuôi dòng giữa đôi bờ là làng mạc, chùa chiền, đình miếu, những cánh đồng lúa xanh mướt...

12 thg 5, 2015

Nơi những chiếc đó ra đời

Nghề đan rọ, đó là công việc truyền thống của người dân thuộc xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên. Từ người già đến trẻ nhỏ, bất cứ ai cũng đều có thể hoàn thành sản phẩm này. 

Cách Hà Nội khoảng 60 km, men theo đường Quốc lộ 5 và tỉnh lộ 200, chỉ mất khoảng hơn một giờ lái xe, bạn sẽ đến được với xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên - nơi những chiếc đó, rọ dùng để bắt tôm, cá ra đời. 

21 thg 4, 2015

Về nơi cả làng làm nghề “cầu nối tâm linh”

Nếu có dịp đi qua tỉnh Hưng Yên, bạn hãy ghé thăm làng nghề làm hương hơn 200 năm tuổi, để hiểu hơn về loại sản phẩm mang đậm nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt Nam.

Nằm cách Hà Nội chừng 40 km, làng hương Cao Thôn thuộc xã Bảo Khê, tỉnh Hưng Yên là một trong những làng nghề làm hương lớn nhất cả nước.