Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Nghệ An. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Nghệ An. Hiển thị tất cả bài đăng

21 thg 9, 2019

Đặc sắc lễ hội tưởng nhớ nghĩa sỹ Lam Sơn ở miền Tây Nghệ An

Lễ hội "ki mọc" - một sinh hoạt tâm linh của người Thái ở mường Khủn Tinh (Quỳ Hợp - Nghệ An) để tưởng nhớ công ơn của những nghĩa sỹ Lam Sơn hồi thế kỷ 15. 

“Ki mọc” (ăn mọc) là lễ hội của cư dân các cộng đồng người Thái mường Khủn Tinh thuộc xã Châu Quang và một số làng bản thuộc xã Châu Cường, Châu Thái (huyện Quỳ Hợp). Lễ này thường diễn ra vào 20 tháng 8 âm lịch hàng năm. Dù đã có từ lâu đời nhưng lễ hội chỉ ở quy mô dòng họ. Ảnh: Lao Thanh Chương 

Óng ả làng nghề tằm tơ xứ Lường

Từ xa xưa, xã Đặng Sơn (Đô Lương) được biết đến với nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, kéo sợi. Một thời, bát ngát đồng bãi ven sông Lam qua địa bàn xã là những nương dâu xanh rì; song qua thời gian, làng nghề dần thu hẹp lại. Tuy không còn nhộn nhịp như trước đây, nhưng về Đặng Sơn hôm nay, du khách vẫn ngỡ ngàng trước những mảng vàng tằm tơ óng ả và tìm hiểu "nghề ăn cơm đứng" truyền thống nơi đây. 

Ở xã Đặng Sơn hiện có khoảng gần 40 hộ trồng dâu, nuôi tằm và khoảng 6 hộ làm nghề ươm tơ. Nghề không nhàn rỗi, vì đặc điểm thời gian tằm ăn cách khoảng 3 tiếng/lần. Nghề nuôi tằm vì thế còn được gọi vui là "nghề ăn cơm đứng", vì dù làm gì cũng phải đúng thời gian cho tằm ăn, như vậy tằm mới chín sớm và đạt năng suất cao. Ảnh: Hải Vương 

4 thg 9, 2019

Những 'bức tranh' độc đáo trên vải thổ cẩm của người Thái ở Nghệ An

Tranh thủ lúc nông nhàn, phụ nữ vùng cao Tương Dương dành thời gian chăm chút cho các công đoạn thêu, dệt thổ cẩm. Từ bàn tay khéo léo, người phụ nữ Thái đã tạo ra những "bức tranh" vô cùng bắt mắt. 

Sau mỗi vụ cấy, vụ gặt, về các bản, làng người Thái dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ ngồi tỉ mẩn thêu váy, thắt lưng, khăn quấn đầu. Trong ảnh là chị em bản Cây Me, xã Thạch Giám (Tương Dương) tranh thủ thêu váy. 

Khung cảnh tựa miền cao nguyên thơ mộng nơi bến đò Vạn Rú

Bến đò Vạn Rú (Khánh Sơn, Nam Đàn) đặc biệt ăn ảnh vào mùa hè khi những đồi cỏ, bãi ngô cháy nắng trở nên vàng ruộm nổi bật dưới những tán xà cừ, bạch đàn. 

Bến đò Vạn Rú thuộc xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, nằm bên đê tả Lam, cách cầu đường bộ Yên Xuân khoảng 6km về phía Tây. 

Đặc sắc lễ Khàu Bủa Sa của người Thái miền Tây Nghệ An

Để tỏ lòng biết ơn đấng sinh thành, từ sau ngày 15/7 đến tháng 8 âm lịch hằng năm, các gia đình người Thái ở Nghệ An sẽ tổ chức lễ cúng, gọi là Khàu Bủa Sa, tạm dịch là Tết hoa quả. 

Theo phong tục của đồng bào người Thái ở phía Tây Nam Nghệ An, tháng 7 âm lịch hằng năm được coi là tháng kiêng, vì đây là thời điểm ông bà tổ tiên phải lên mường trời làm việc cho “Pọ Thén”, mãi đến tháng 8 âm lịch mới được trở về hạ giới.

Lễ vật đa dạng
Ngày xưa, khi cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn thì linh vật cúng tổ tiên có giá trị tượng trưng, ví như con dế được tượng trưng cho con trâu trên mâm cúng. Từ xa xưa, người Thái quan niệm con dế là linh vật mang lại sung túc cho người dân. Đến nay, dế làm vật cúng vẫn còn tồn tại trong một số dòng họ người Thái ở huyện Kỳ Sơn. 

Trên mâm cúng tổ tiên không thể thiếu bánh chưng và cá nướng. Ảnh: Lữ Phú 

Rộn ràng Cửa Hội vào mùa đánh bắt cá trích

Gần 5 giờ sáng, khi chân trời phía đông bắt đầu ửng hồng, những chiếc thuyền thúng gắn máy tấp nập kéo nhau về bãi Cửa Hội với đầy ắp cá trích tươi ngon sau một đêm đánh bắt. 

Khoảng thời gian từ 5 đến 7 giờ sáng ở Cửa Hội, lúc mặt trời vừa nhô khỏi mặt biển, là lúc hàng chục chiếc thuyền đánh bắt cá trích lần lượt vào bờ. Ảnh: Hồ Chiến 

Nhộn nhịp mùa đánh bắt tôm tít trên biển Diễn Kim

Bà con ngư dân Diễn Châu đang bước vào mùa đánh bắt tôm tít. Mỗi buổi sáng, cả góc biến Diễn Kim trở nên rộn ràng bởi hoạt động dỡ lưỡi, phân loại, mua bán tôm tít của người dân. 

Mùa tôm tít nằm trong khoảng tháng 3 đến tháng 10 và hoạt động đánh bắt mạnh nhất vào tháng 7, tháng 8. Thuyền săn tôm tít của bà con ngư dân thường ra khơi vào lúc 2 giờ sáng và trở về trong buổi sáng. Ảnh: Lê Thắng 

Di tích đền Voi ở Quỳnh Lưu

Di tích đền Voi là công trình kiến trúc lớn được xây dựng từ thời nhà Lê, được bảo tồn khá nguyên gốc các hạng mục công trình cho đến ngày nay. 

Di tích đền Voi tọa lạc ở làng Long Sơn, xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu. Đền được xây dựng từ thời Lê, đến thời Nguyễn được tu bổ, tôn tạo. Đền hướng về phía Đông Bắc, tả có núi Long Sơn làm Thanh Long, hữu có núi Tượng Sơn làm Bạch Hổ, sau gối Tam Thai, trước chầu Quế Hải, là nơi phong thủy đẹp. 

Phà Bến Thủy - Chứng tích lịch sử bất tử


Có ai đó đã nói rằng, nếu lấy cầu Bến Thủy 1 làm tâm, vẽ một vòng tròn với chu vi tầm 4 – 5 km, có thể đếm được hàng chục đơn vị và cá nhân anh hùng trong đó. Trong quần thể dày dặn chứng tích anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ ấy, riêng trọng điểm phà Bến Thủy vinh dự 2 lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. 

23 thg 8, 2019

Mùa quả chín thơm trên cây thị di sản 200 năm tuổi ở Nghệ An

Cây thị khổng lồ với tuổi đời gần 200 năm ở xã Quỳnh Thạch, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) vẫn cho quả chín vàng, thơm nức mỗi độ tháng 8 về. 

Cây thị cổ thụ ở thôn 11, xã Quỳnh Thạch, huyện Quỳnh Lưu nổi tiếng vì tuổi đời lâu năm, thân cây to lớn 10 trẻ em dang tay vòng quanh mới ôm xuể. 

Về khu chợ 'người bán nhiều hơn kẻ mua' ở miền Tây xứ Nghệ

Ở một khu chợ nơi trung tâm xã biên giới Tri Lễ, huyện Quế Phong (Nghệ An) dường như chẳng mấy ai nặng nề việc mua đi bán lại. Người ta vẫn vui miệng gọi nơi này là chốn "người bán nhiều hơn kẻ mua". 

Khu chợ ở trung tâm xã Tri Lễ cách trung tâm huyện Quế Phong 30km. Nơi đây có những sạp hàng dựng bằng tre nứa tạm bợ và chủ yếu phục vụ nhu cầu cho bà con các xóm lân cận. 

Người Mông Nghệ An 'lên trời' ăn tiệc trong lễ cúng 'giàng'

Trong lễ cúng "giàng", còn gọi là cúng họ của dòng họ Và, người ta tin rằng mình được "lên trời" ăn tiệc và trở về qua 3 cánh cổng tâm linh. 

Mỗi dòng họ người Mông ở miền núi Nghệ An lại có một tập tục riêng. Dòng họ Và ở bản Thăm Hín, xã Nậm Càn, huyện Kỳ Sơn cũng vậy. Họ tổ chức lễ cúng "giàng" vào cuối tháng 6 âm lịch. Các dòng họ khác cũng có tập tục này nhưng thường tổ chức vào thời gian khác nhau và cách cử hành cũng khác nhau. 

19 thg 8, 2019

Người dân tấp nập đi chợ phiên Tam Thái mua chuột, nhái ăn Tết

Được biết đến là ngôi chợ chuyên bán các sản vật của đồng bào dân tộc thiểu số ở miền Tây Nghệ An, chợ phiên Tam Thái họp vào Chủ nhật hàng tuần. Và ngày 31/12 năm nay cũng là phiên chợ cuối cùng của năm 2017 nên chợ đã thu hút rất nhiều người đi mua sắm để ăn Tết dương lịch.

Mới sáng sớm dù trời mưa, lạnh nhưng người dân vẫn đổ về chợ phiên Tam Thái. Một khung cảnh khá nhộn nhịp trong ngày nghỉ lễ. Ảnh: Đình Tuân

Trải nghiệm chợ phiên vùng cao Tương Dương với các loại rau củ độc đáo

Đã từ lâu người dân khắp nơi đều biết đến chợ phiên Tam Thái (Tương Dương) là phiên chợ chuyên bày bán rất nhiều loại rau, củ, quả do bà con tự trồng hoặc thu hái ở trên nương rẫy hay khe suối. Đây không chỉ là những loại nông sản "sạch" mà còn là những vị thuốc rất tốt cho sức khỏe, nên được người dân rất ưa chuộng. 

Chợ phiên Tam Thái, cách trung tâm huyện Tương Dương khoảng 10km. Chợ được họp vào các ngày chủ nhật hàng tuần. Tuần nào cũng vậy người dân trong và ngoài xã lại mang các loại nông sản ra chợ để bày bán. 

Người Khơ mú ở Nghệ An cúng hồn vía cầu bình an, may mắn

Cúng vía là sinh hoạt tâm linh lành mạnh với ý nghĩa cầu may mắn, mạnh khỏe. Người Khơ mú tổ chức cúng vía khi một ai đó trong nhà ốm lâu ngày không khỏi; người khỏe lại sau một trận ốm nặng; có người thân qua đời hay ai đó đi xa lâu ngày trở về... 

Một buổi lễ cúng vía của người Khơ mú ở Nghệ An. Ảnh: Đào Thọ 

Những chiếc cối giã gạo truyền thống của đồng bào miền Tây xứ Nghệ

Đời sống xã hội ngày càng phát triển, trên các bản làng vùng cao người Thái, Mông, Khơ mú… hầu hết đã có máy xay lúa. Tuy vậy, nhiều gia đình vẫn còn giữ lại những chiếc cối giã gạo truyền thống. 

Những chiếc cối giã gạo lớn bằng gỗ vẫn được lưu giữ trong các gia đình vùng cao. Ảnh: Hồ Phương

6 thg 8, 2019

Ngẩn ngơ ngắm bình minh tuyệt đẹp nơi cửa sông Lam

Con đường ven đê sông Lam xuống đến Cửa Hội bỗng trở nên khác lạ hơn khi được phủ ánh nắng rực rỡ ban mai. 

Cửa sông Lam bắt gặp biển Cửa Hội trong những tia nắng đầu ngày chói rực. Ảnh: Hải Vương 

Cuốn hút sắc màu đồng ngô mùa thu hoạch

Cuối mùa vụ, những đồng ngô ở Nam Tân, huyện Nam Đàn (Nghệ An) chuyển màu vàng cháy, nổi bật giữa mảng xanh tươi mát của cây và núi, tạo nên khung cảnh cuốn hút. 

Cánh đồng ngô vào mùa thu hoạch phủ màu vàng ươm. Ảnh: Hải Vương 

18 thg 7, 2019

Người thầy xứ Nghệ dạy con Vua, cháu Chúa

Trong thời gian làm chức Giảng dụ, ông bộc lộ là một học quan có kiến thức uyên thâm, tư cách mẫu mực, học trò của ông chủ yếu là con Vua, cháu Chúa. 

Tọa lạc trên núi Cấm thuộc xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương, nằm hướng Tây Nam, di tích mộ và đền thờ Phan Sỹ Tuấn thuộc vị trí đắc địa. Đứng tại di tích, du khách có thể phóng tầm mắt quan sát được cả một làng quê trù phú, với phong cảnh vừa nên thơ, vừa hùng vĩ. Thật xứng với nơi an nghỉ ngàn thu của một bậc tuấn kiệt xứ Nghệ. 

Đền thờ ông Phan Sỹ Tuấn tại núi Cấm, xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương. Ảnh: Ngọc Phương 

Kỳ thú những 'chiếc giường băng' mát lạnh trong lòng hang Dơi

Với lòng hang rộng, nhũ đá chảy xuống tạo thành mặt bằng phẳng như "chiếc giường băng" mát lạnh… hang Dơi đang là điểm đến đầy kỳ thú dành cho những người ưa du lịch khám phá trong ngày hè nóng nực này. 

Hang Dơi nằm trên địa phận bản Già Hóp, xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn, cách Quốc lộ 7 chừng 10 km. Hang động này vừa được khám phá cách đây chưa lâu nhưng đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cư dân bản địa.