Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Bình Thuận. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Bình Thuận. Hiển thị tất cả bài đăng

8 thg 7, 2023

Vẻ đẹp hoang sơ của Phú Quý đang hấp dẫn du khách

4 năm trước, lần đầu đặt chân lên đảo Phú Quý, một hòn đảo nhỏ cách thành phố Phan Thiết 56 hải lý, tương đương 110 km, chúng tôi đã bị cuốn hút bởi vẻ đẹp hoang sơ, sự nhiệt tình, thân thiện của những người dân đảo. Trở lại đảo Phú Quý lần này, mọi cảnh vật nơi đây gần như không thay đổi. Điều khác biệt thấy rõ nhất là lượng khách du lịch đông hơn, nhiều quán ăn, quán giải khát về đêm đã trở nên tấp nập, nhộn nhịp.

Sự nhiệt tình, tận tâm của những hướng dẫn viên nghiệp dư

Tàu cao tốc khởi hành từ cảng Phan Thiết vào lúc 12 giờ 30 phút, đúng 3 giờ tàu đã cập cảng Phú Quý mà không lệch một phút nào (theo thông báo của nhà tàu trước đó). Do đi vào ngày biển lặng nên tàu chạy khá êm, rất ít cảnh hành khách say sóng. Trên tàu, nhân viên luôn túc trực bên các hành khách để giúp đỡ kịp thời khi cần. Thái độ niềm nở, tận tình của các nhân viên cũng cho du khách cảm giác an tâm và thêm phần vui vẻ.

7 thg 7, 2023

Trở lại sóc Bom Bo “nghe” tiếng chày giã gạo

Có lẽ nhiều du khách đến Bình Phước đều muốn ghé thăm sóc Bom Bo, địa danh gắn liền với bài hát nổi tiếng “Tiếng chày trên sóc Bom Bo” của nhạc sĩ Xuân Hồng sáng tác thời chiến tranh chống Mỹ. Các thành viên đoàn công tác Báo Bình Thuận khi đến thành phố trẻ Đồng Xoài trung tuần tháng 5 vừa qua đã được đồng nghiệp Báo Bình Phước “chiều khách” dẫn đoàn thăm địa danh lịch sử này. Với tôi, đây lần thứ hai trở lại, không khỏi ngạc nhiên trước sự đổi thay của sóc Bom Bo.

Sóc Bom Bo hào hùng trong kháng chiến

Từ ngoài quốc lộ 14, trung tâm huyện Bù Đăng, rẽ vào khoảng 12 km chúng tôi đến sóc Bom Bo. Ở đây, con đường rải nhựa thoáng đãng, thay con đường đất đỏ ngày trước, chạy dài giữa những vườn điều, cà phê xanh tươi, thấp thoáng những mái nhà xây kiên cố, đẹp đẽ của đồng bào dân tộc. Cô bạn đồng nghiệp báo bạn đi cùng bảo: “Không ít bà con dân tộc S’tiêng ở đây chịu khó làm ăn trồng điều, cà phê, cây ăn trái, dành dụm từ những vụ thu hoạch những năm trước, nay đã xây nhà khang trang để ở, không thua kém người Kinh trong vùng”. Đoạn đến trung tâm sóc, phía đầu con đường bê tông dẫn lên những ngọn đồi bên trong, chúng tôi thấy hiện rõ cổng chào “Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo” hoành tráng, đón chào du khách. Vào trong không xa là dãy nhà mái ngói trưng bày bảo tồn văn hóa nằm bên trên ngọn đồi bao quanh cây cảnh xanh tươi, mát mẻ.

Du khách tham quan Khu bảo bảo tồn văn hóa dân tộc S'tiêng sóc Bom Bo

13 thg 7, 2019

Nét đẹp “hòn Rùa”

Đứng trên đỉnh dốc Thiện Ái, phóng tầm mắt ra hướng biển ta thấy một rừng dừa cổ thụ bạt ngàn có tới hàng nghìn cây chạy theo dọc bờ biển thôn Hồng Chính như để che chắn những cơn gió mạnh từ đại dương thổi vào. Xa bờ hơn 120m là hòn đảo nhỏ chỉ có cỏ, cây, rêu xanh bao bọc các phiến đá; đảo nhỏ với diện tích chừng 800 m2, cao hơn mặt biển 15m tựa như hình một con rùa quay đầu ra biển cả. Màu xanh lục của rừng dừa, xanh thẳm của nước biển trong ánh nắng ban mai in bóng hòn Rùa trên mặt biển lung linh trông thật đẹp. 

Người dân địa phương Hồng Chính (xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình) gọi đảo nhỏ này cái tên rất dân dã là hòn Rùa (còn gọi là hòn nghề). Họ hình dung như một chú rùa khổng lồ, nghịch ngợm, trồi lên mặt nước đón gió biển, tận hưởng ánh dương. Có một điều sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên và rất hài lòng là bãi biển ở nơi này vô cùng sạch sẽ, không hề có một chỗ rác thải nào tồn tại. Đây là điều may mắn khi hòn Rùa chưa hề có bàn tay con người tác động, khai phá. Có chăng chỉ là những chiếc thuyền nhỏ đánh cá ven bờ hàng ngày cập vào đảo nhỏ nghỉ ngơi chốc lát hoặc tránh gió thổi mạnh. Một người dân thôn Hồng chính tên Sáu Tùng chia sẻ với chúng tôi: “khu vực hòn Rùa chỉ cách bàu trắng 7 km, cách đồi cát Mũi Né hơn 12 km; biển quanh hòn Rùa có rất nhiều loại hải sản tươi ngon như: tôm, cá, mực đủ loại. Đặc biệt, vào mùa nam còn có một loại đặc sản biển nơi đây là con moi hay còn gọi là ruốc ăn rất ngon. Ngư dân quanh vùng đánh bắt bằng cách thả lưới hay đi câu trên những chiếc thuyền nhỏ, thúng chai. Bạn có thể khám phá nghề biển và học cách câu cá biển từ những người dân mến khách ở đây…”. 

Hòn Rùa giữa biển khơi. 

3 thg 9, 2018

Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân năm 2018

Sáng 1/9/2018, Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân đã diễn ra phần hội Nghinh Ông xuất du các tuyến đường phố Phan Thiết được người dân, du khách mong đợi nhất. Ngay từ sáng sớm, dọc các tuyến đường Trần Phú, Nguyễn Huệ, Triệu Quang Phục, Trưng Trắc, Nguyễn Tri Phương, Ngô Sĩ Liên…của thành phố Phan Thiết đã rộn ràng tiếng trống, tiếng nhạc, cờ hội, kiệu rước… với sự tham gia của gần 1.000 người biểu diễn đến từ các hội quán: Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải Nam, Triều Châu và Quan Đế Miếu…


Tại các tuyến đường, dọc hai bên đường hàng ngàn người dân địa phương, du khách các nơi đã tập trung chật kín chờ đợi rất lâu để xem lễ hội, nhiều tiếng vỗ tay khen ngợi nét đặc sắc mỗi khi có đoàn nghinh ông diễu hành qua. Cứ mỗi hội quán có hơn cả trăm người tham gia diễu hành, mỗi hội quán đến đoạn đường nào thì thu hút sự chú ý, yêu thích của người xem. Bởi mỗi hội quán đều tái hiện cho người xem những hình ảnh trong các bộ trang phục truyền thống hoá thân thành các nhân vật như Thầy trò Đường Tăng, Bao công xử án, Quan âm Bồ tát, thần tài…

25 thg 8, 2018

Bãi Cà Ná và mùa rêu xanh

Bãi biển Cà Ná nằm ven quốc lộ 1A, từ Km 1589 + 300 đến Km 1588 thuộc thôn Lạc Sơn 1 (xã Cà Ná, Thuận Nam) là một trong những cảnh đẹp của vùng Nam Trung bộ. Hàng năm vào tháng 7 và 8, các bãi đá Cà Ná thường xuất hiện rêu xanh…, hấp dẫn nhiều du khách trong và ngoài tỉnh đến chụp ảnh lưu niệm. Sau đây là vài hình ảnh du khách thăm bãi và chụp ảnh lưu niệm.


30 thg 7, 2018

Tuy Phong: Đập Phùm – điểm đến du lịch lý tưởng

Tuy Phong nổi tiếng là một vùng đất thừa nắng và gió, tuy vậy thiên nhiên cũng ban tặng cho Tuy Phong nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, được Nhà nước công nhận di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia, kỷ lục Guinness Việt Nam như Cổ Thạch tự, Bãi đá bảy màu, Gành Son, Đồi Dương, Linh Sơn tự... Một trong số đó, Đập Phùm thuộc địa phận xã vùng cao Phan Dũng là điểm đến mới mẻ nhưng đầy sức hấp dẫn.


Từ con đường nhựa cách trung tâm xã Phan Dũng không xa, rẽ vào đường rừng chừng vài cây số là đến khu vực suối Phùm. Đây là dòng suối lớn bắt nguồn từ vùng rừng núi Phan Dũng (Tuy Phong) và Đức Trọng (Lâm Đồng) chảy trải dài hàng chục km len lỏi từ những cánh rừng già, nhiều khe nước đổ về, tạo nên dòng suối tuyệt đẹp. Để giữ nước, người ta cho xây dựng một bờ tràn và được coi là con đập, do đó nơi này còn có tên gọi là Đập Phùm. Dòng suối đập Phùm hòa trong dòng chảy từ ngọn thác tuyệt đẹp mang tên người con gái Răglay là Yavly, sau đó đổ về hạ nguồn hồ Sông Lòng Sông.

18 thg 7, 2018

Mùa hè đến với thác Liliang

Từ vùng ven thị trấn Di Linh, men theo QL28 chạy vòng qua các đồi rẫy cà phê đến ngã ba vào thác Liliang khoảng chừng 12 km. Mới đây nhân dịp họp mặt lớp ngữ văn Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh (cũ), chúng tôi đã đến thăm thác. Để đến thác, chúng tôi đi bộ trên con đường đất đỏ gồ ghề ven đồi dài 500 m, phía bên dưới là các tầng lá cà phê xanh tốt. Buổi xế trưa đầu hè không khí khắp vùng cao nguyên oi bức, nóng nực, vậy mà khi cả đoàn đến điểm đầu dừng chân để xuống thác đã thấy mát dịu lạ thường. Dòng suối Liliang từ thượng nguồn trong veo đến đây len qua các kẽ đá bắt đầu đổ xuống phía dưới thấp, tạo thành thác. Tận cùng của thác lại là con suối nhỏ cùng những cây cổ thụ. Hai bên con suối này vẫn to cao, thẳng tắp và rừng thông ở phía đồi bên trên tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình… Những ngày hè dài, các bạn hãy thử một chuyến đi mô tô ngược QL28 lên khám phá vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí thác Liliang. Từ thành phố biển Phan Thiết đến Liliang chỉ hơn 2 tiếng đồng hồ. Thăm Liliang, bạn sẽ có chuyến dã ngoại đầy lý thú, hấp dẫn…


Thụy Khanh

12 thg 6, 2018

Gỏi mít Huy Khiêm

Có dịp về chợ Huy Khiêm (Tánh Linh), dù sớm hay chiều bạn cũng có thể tìm mua cho mình nhiều loại thức ăn hết sức dân dã. Ấy là món xôi ngọt đặc trưng xứ Quảng (làm từ đậu đen, nếp, đường có pha thêm mè và gừng), bánh ướt, bánh ú, bánh tét và đặc biệt gỏi mít. Gỏi mít chợ Huy Khiêm không cầu kỳ nhưng rất ngon. Gỏi có nguyên liệu chính gồm nít non luộc chín xắt nhỏ, da heo hấp thật mềm cùng với đậu phộng rang, mắm tỏi, rau húng, tất nhiên không thể thiếu dầu phộng khử bằng củ nén (nhiều nơi trộn gỏi mít với tôm khô, thịt ba chỉ). Ăn gỏi mít cùng với bánh tráng gạo Huy Khiêm rất ngon miệng...

Gỏi mít non tôm thịt miền Trung. 

Làng biển Tân Long ngày ấy!

Mảnh đất La Gi được hình thành từ những nhóm cư dân lập nên xóm, làng sớm nhất phải kể đến làng các Phước Lộc, Tân Lý, Tam Tân có trước khi thành lập huyện Hàm Tân vào năm 1916. Nhưng với làng biển Tân Long, căn cứ những chữ Hán trên xà gồ chánh điện thờ thần linh Ông Nam Hải ở vạn Tân Long có ghi “Minh Mạng thập bát niên”, tức năm 1837 và đến năm Thành Thái thứ 15 (1903) ông Lê Huê Diên (Hộ Khôi) người giàu có nhất xứ La Gi đứng ra phục dựng lại dinh vạn từ mái tranh tre trên nền cũ cách xa gần nửa thế kỷ, thể hiện sự xuất hiện cư dân theo đường biển từ miền Trung dạt vào đã chọn nơi này để an cư lập nghiệp. Cách một con lạch nước từ Bưng Ngang chảy xuống, bên kia là đất Họ Công giáo La Gi (Tân Lý) và nhà thờ ban đầu do linh mục Huỳnh Công Ẩn xây dựng vào năm 1885, về sau dời về trung tâm làng Tân Lý. Đất này trích ra từ 4 sở đất ấp Liên Trì thuộc xã Tam Tân, tổng Đức Thắng, huyện Tuy Lý, phủ Hàm Thuận để lập thôn Tân Lý. Dưới chân động cát cao, ngôi chùa Huyền Long ngày nay còn 2 cây trâm cổ thụ với khung cảnh thanh tịnh, râm mát lưu dấu vị du tăng đầu tiên khai sơn, dựng thảo am tu niệm vào khoảng thập niên cuối thế kỷ XIX. Đó là đại sư Quảng Tánh, tục danh Kiều Bá Hợi, người quê miền Bắc.

Vạn Tân Long. 

Du lịch lồng bè ở Lạch Dù

Mùa này, dù đã qua thời điểm “tháng 3 bà già đi biển”, nhưng mặt nước vẫn một màu trong xanh, phẳng lặng tựa gương soi. Du khách sẽ khó lòng cưỡng lại khi bước lên những lồng bè nuôi hải sản tại Khu Lạch Dù, xã Tam Thanh (Phú Quý)…

Du khách thưởng thức, vui chơi trên bè cá. 

10 thg 1, 2018

Rực rỡ mùa hoa xứ biển

Nhắc đến cái tên Phan Thiết, người ta thường liên tưởng đến cát trắng, nắng vàng và biển xanh, quanh năm lộng gió. Nhưng có lẽ ít ai biết rằng, mỗi độ xuân về, vùng đất biển nơi đây còn mang vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng từ rừng hoa keo lá tràm, hoa đỗ mai đang mùa khoe sắc.


Keo lá tràm hay còn gọi là tràm bông vàng là dạng cây gỗ lớn, phân cành thấp, tán rộng. Cây có hoa dạng bông đuôi sóc, tràng hoa màu vàng tươi, nở rộ theo mùa, tạo nên những vùng sáng rất đẹp. Keo lá tràm thường sống ở những nơi có khí hậu nóng, với khả năng chịu hạn tốt, tuy nhiên chịu rét lại kém. Loài cây này còn được trồng như là cây cảnh, lấy bóng râm và trồng trong các đồn điền để lấy gỗ.

Canh chua cá lóc, nấu theo cách nông thôn Bình Thuận

Không chỉ có cá biển, ở Bình Thuận cá đồng, cá sông tương đối nhiều. Tánh Linh, Đức Linh, là 2 nơi của Bình Thuận nổi tiếng về cá đồng, cá sông đánh bắt trên sông La Ngà, là nguồn thu nhập tăng thêm của người dân từ lâu. Đặc biệt, xã Gia An, Tánh Linh, nơi có hồ Biển Lạc, mỗi năm người dân quanh hồ và ở các huyện lân cận đánh bắt được một lượng cá đồng không nhỏ. Vì vậy, người Bình Thuận rất giỏi chế biến cá đồng thành một số món ăn dân giã nhưng không kém phần bổ dưỡng. Bài viết này giới thiệu cách nấu canh chua cá lóc (tràu) và món cá trê kho tộ của người Gia An và Huy Khiêm, huyện Tánh Linh.

Món canh chua cá lóc. 

9 thg 1, 2018

Canh chua cá lăng non

Vừa về thăm nhà sau một năm công tác xa quê, mẹ bảo: “Nằm võng nghỉ ngơi đi, lát mẹ làm món canh chua cá lăng non cho con ăn”. Ôi, cái món mà ngay từ lúc nhỏ tôi đã thích. Mẹ thiệt là tâm lý, nhưng phải nói may mắn tôi về đúng ngay mùa cá lăng.


Cá lăng theo những dòng sông đục ngầu phù sa bơi vào các kênh mương đẻ trứng và sinh trưởng. Tầm tháng 11 là mùa của chúng. Cá lăng trưởng thành to, đắt tiền, thường được các nhà hàng lùng thu mua nên rất hiếm. Trong khi cá lăng non thì được bán khá nhiều ngoài chợ quê. Đó là những chú cá có kích cỡ bằng hai, ba ngón tay người. Dù không ngon bằng cá to nhưng cũng không kém phần hấp dẫn - nhất là nấu canh chua.

Phan Thiết - Phan Rang: Bánh căn có gì khác?

Không rõ bánh căn xuất xứ như thế nào, nhưng hiện nay hầu như các trang thông tin về du lịch đều giới thiệu đây là “đặc sản” mà du khách không thể bỏ qua khi đến Phan Thiết và Phan Rang. Thật vậy, bánh căn có mặt ở nhiều ngã đường của hai vùng đất “hàng xóm” này. Cùng một món ăn, nhưng sự hiện diện của chúng tại các địa phương có gì khác nhau?


26 thg 12, 2017

Tục thờ cúng thần linh biển

Thị xã La Gi có bờ biển dài chưa đến 28 km nhưng đã có 3 ngôi dinh vạn Phước Lộc, Tân Long, Tân Phú thờ cúng Ông Nam Hải trở thành tập quán lâu đời. Với ngư dân tước hiệu “Nam Hải cự tộc Ngọc lân tôn thần” được các sắc thần triều Nguyễn phong là thần linh biển, là ứng nhiệm cứu nạn khi đối mặt với hiểm nguy trên biển cả. 


Trong đó có 2 dinh vạn Phước Lộc và Tân Phú được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và cấp tỉnh cho thấy mối quan hệ về quá trình hình thành cư dân có trên trăm năm ở La Gi. Các dinh vạn đều nằm bên cửa biển của các con sông, như vạn Tân Phú thuộc xã Tân Tiến ngày nay ở vị trí cửa sông MaLy sau đổi tên sông Phan, bên cạnh dịch trạm Thuận Trình từ khoảng cuối thế kỷ 19. Vạn Phước Lộc, vạn Tân Long cũng đồng thời có từ buổi khai khẩn đất hoang đã gần 150 năm, nằm bên hai bờ cửa sông Dinh và cạnh dịch trạm Thuận Phước… Ngày xưa, dưới Triều Nguyễn các dịch trạm đặt theo các chặng của con đường cái quan từ bắc vào nam, đoạn đi ngang La Gi là tiểu lộ ven biển đến trạm Thuận Biên (Xuyên Mộc) mới ngược lên Châu Thới - Biên Hòa, đây chính là những nơi cư dân tụ hội buổi ban đầu ở vùng đất La Gi.

4 thg 10, 2017

Tân Thành - dưới khung trời quyến rũ

Chỉ có 15 km bờ biển nhưng với địa hình nhiều bãi đá kỳ thú, Tân Thành (Hàm Thuận Nam) đã thu hút tập trung gần 70 dự án du lịch, thật hiếm thấy ở một nơi nào trong tỉnh Bình Thuận được như thế. Có thể nói nếu không có tuyến đường du lịch Kê Gà nối với xã Thuận Quý thì địa bàn Tân Thành vẫn là vùng đất cách trở với các xã trong khu vực. Nếu bây giờ từ Kê Gà đến Phan Thiết bằng đường bộ ĐT.719 chỉ 29 km thì trước năm 2000 phải đi vòng qua xã Tân Thuận rồi ra cây số 30 - quốc lộ 1A với chặng đường dài đến gấp đôi. Yếu tố hình thành một quần thể du lịch là có cảnh quan thiên nhiên và đường giao thông thuận lợi thì Tân Thành đã hội đủ các điều kiện đó. Nối tiếp với những bãi đá có dáng bờm ngựa nghiêng nghiêng vào bờ thuộc xã Thuận Quý kéo dài đến mũi Kê Gà như một điệu khúc lô nhô của đá và sóng biển. Rồi từ đây bờ biển cát trắng mịn màng uốn cong xuống tận xóm chài Cửa Cạn tạo nên vùng vịnh nước êm đềm.

28 thg 9, 2017

Lãng mạn làng chài Gành Son

Với khu cảnh bình yên và hoang sơ, Gành Son không chỉ tạo nên vẻ đẹp mặn mà mảnh đất xứ Duồng (Chí Công) mà còn là điểm đến du lịch hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước.


Từ ngã ba Duồng (Chí Công), dọc theo con đường ven biển Chí Công - Bình Thạnh chừng 3 km là đến làng chài Gành Son. Đứng trên đồi đất sét màu son đỏ cao chừng 30 m hướng tầm mắt ra biển, làng chài Gành Son hiện lên như tranh vẽ. Với mũi đất vươn mình ra biển Gành Son như chiến hạm, biển xanh lục ôm lấy bãi cát trắng mịn màng uốn cong lưỡi liềm cùng những nóc nhà ngư phủ lô nhô sát biển và vô vàn những chiếc thúng chai... Vào buổi sáng tinh sương hay những buổi chiều êm ả, biển lặng, từ trên đồi, có thể nhìn thấy toàn cảnh sinh hoạt ấm cúng, nhộn nhịp của làng chài. Màu đỏ của đất, màu xanh của biển như hòa lẫn vào nhau tạo nên một sắc thái hài hòa vừa gần, vừa xa, vừa hư lại vừa thực...

Cột cờ Phú Quý: Nơi thu hút đông du khách đến đảo

“Check-in tại Cột cờ Phú Quý nhé” - đây là câu nói cửa miệng của du khách khi đến với huyện đảo tiền tiêu của Bình Thuận.

Cột cờ Phú Quý có tên đầy đủ là Cột cờ chủ quyền Tổ quốc tại đảo Phú Quý, là 1 trong 7 cột cờ thuộc Dự án xây dựng cột cờ chủ quyền Tổ quốc tại các đảo tiền tiêu trải dọc đất nước do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam chủ trì với sự phối hợp thực hiện của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). 6 đảo còn lại của dự án gồm đảo Trần (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Hòn La (Quảng Bình), Cù Lao Xanh (Bình Định), Côn Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Thổ Chu (Kiên Giang).


Từ Phan Lý xưa đến Phan Rí Cửa nay

Khi đi tìm tư liệu về tổ chức hành chánh đầu tiên của huyện Hàm Tân - La Gi qua chặng đường hình thành 100 năm, tôi lại phát hiện thêm một sự kiện có tính lịch sử khá thú vị là ngày 18/2/1916 “Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập thị xã Phan Rí (tỉnh Bình Thuận)”. Như vậy chỉ sau 18 năm, ngày thành lập thị xã Phan Thiết (1898) - thủ phủ của tỉnh Bình Thuận - lại cùng lúc với huyện Hàm Tân. Theo “Việt Nam những sự kiện lịch sử (1858 - 1918)” của Viện Sử học - 2003. Cũng cùng năm này, Toàn quyền Đông Dương quyết định chia tách và thành lập tỉnh Lâm Viên, tỉnh lỵ đặt tại Đà Lạt. Từ đó tách hai địa lý Đà Lạt và Di Linh ra khỏi Bình Thuận. Sự kiện thành lập thị xã Phan Rí được coi là khá sớm, chỉ sau thị xã Phan Thiết để thấy vị trí của thị xã này quan trọng như thế nào trong sự phát triển ở vùng đất phía Bắc tỉnh Bình Thuận. 

Phan Rí Cửa về đêm. Ảnh minh họa 

Du Lịch Tuy Phong: “Đặc sản” ếch rừng

Phan Dũng gọi

“Phan Dũng mưa rồi anh ơi, lên đây đi!”. Một buổi tối, tôi nghe Mang Xích, Phó Chủ tịch UBND xã Phan Dũng (Tuy Phong) gọi. Tôi không lạ gì Phan Dũng, một xã vùng cao của Tuy Phong có đời sống khá phát triển, người dân biết thâm canh cây lúa nước, rất thành thục trong việc chăm sóc các giống cây trồng, nhưng rõ là nghe Mang Xích gọi, tôi trở nên khó ngủ. Chuyện khó ngủ của tôi là do trong lần gặp mới đây ở Phan Thiết, Mang Xích kể: “Bây giờ ở Phan Dũng không còn nhiều thú rừng để săn, mà có cũng không ai cho mình săn… nhưng có một thứ, người vùng xuôi như anh ít được ăn, nhưng vô cùng ngon. Đó là ếch rừng!”. Mang Xích nói rồi nhìn tôi mỉm cười, như ngầm xui tôi hãy lên Phan Dũng nhiều lần. Lần đó tôi nói: Trước mắt còn nhiều chuyện chưa đi được nhưng khi nào Phan Dũng mưa nhiều, Mang Xích hãy gọi. Và, hôm nay Mang Xích gọi.