Hiển thị các bài đăng có nhãn Điểm đến. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Điểm đến. Hiển thị tất cả bài đăng

26 thg 2, 2024

Vương triều nhà Mạc - nơi lưu giữ Định Nam Đao 500 năm tuổi

Vương triều Mạc là nơi lưu giữ thanh Định Nam Đao hơn 500 năm tuổi của vua Mạc Thái Tổ, là một trong ba bảo vật quốc gia tại TP Hải Phòng.


Khu tưởng niệm các vua nhà Mạc được khởi công xây dựng năm 2009, tại thôn Cổ Trai, xã Ngũ Đoan huyện Kiến Thụy, Hải Phòng, nơi phát tích Vương triều Mạc.

25 thg 2, 2024

Ngôi đền thờ Đức Thánh Trần trên đất kho lương

Đền Trần Thương từng có vị thế hiểm yếu, được Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chọn đặt một trong sáu kho lương thực nuôi binh sĩ trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai (1285).


Trên đường từ Hà Nội về Thái Bình ăn Tết, ngày 14/2, Nguyễn Hồng Sơn, 27 tuổi, ghé thăm đền Trần Thương bởi bị thu hút bởi nét cổ kính của ngôi đền.

Nghìn năm vẫn mới

Mỗi hiện vật ở Bảo tàng Tổng hợp tỉnh luôn gắn liền với một câu chuyện rất thú vị. Mặc dù đã có từ hàng nghìn năm nay, nhưng vẫn hấp dẫn người nghe.

Tôi thực sự bị cuốn hút bởi câu chuyện bảo quản và phục chế hiện vật từ những mảnh vỡ cách đây hàng nghìn năm của những cán bộ làm công tác bảo tàng. Họ đã thầm lặng gìn giữ tài sản quý cho muôn đời sau.

Làm bạn với cổ vật

Không phải ai cũng làm được công việc mà ngày qua ngày quanh quẩn với hàng chục nghìn hiện vật trong nhà kho của bảo tàng. Vậy mà chị Phạm Thị Thanh Tuyết (50 tuổi) - Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ (Bảo tàng Tổng hợp tỉnh) làm công việc kiểm kê, bảo quản hiện vật ở bảo tàng đã hơn 13 năm. Chị Tuyết cười bảo, có ngày chẳng nhìn thấy ánh mặt trời, chỉ biết bầu bạn với hiện vật. Thế mà tôi rất yêu thích công việc mình làm! Đó là bởi chị đam mê, vì rằng mỗi hiện vật ở bảo tàng là một câu chuyện kể, gắn với con người, với lịch sử - văn hóa qua hàng nghìn năm. Ở đó, còn có nhiều bí ẩn cần được nghiên cứu, giải mã.

Tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi và chị Phạm Thị Thanh Tuyết trao đổi về việc phục dựng ngôi mộ chum của người Sa Huỳnh cổ.

21 thg 2, 2024

Số phận kì lạ của ngôi quốc tự Diệu Đế

Cổng chùa luôn rộng mở đón khách thập phương đến vãn cảnh và lễ Phật. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Ít ai biết rằng số phận của ngôi quốc tự Diệu Đế ở xứ Huế lại từng có thời kì phải trải qua nhiều thăng trầm đến thế. Từ một ngôi vương phủ sau đó thành quốc tự rồi biến thành phủ đường, nhà kho, xưởng đúc tiền, thậm chí trở thành cả nhà lao… Trải bao thế sự thăng trầm, chùa Diệu Đế nay vẫn còn đó và vẫn là chốn linh thiêng bậc nhất của xứ thiền kinh.

20 thg 2, 2024

Hang Quân y – công trình độc đáo trên đảo Cát Bà

Hang Quân y là một hang động sở hữu vẻ đẹp độc đáo bậc nhất trong khu vực quần đảo Cát Bà (Hải Phòng). Khoảng những năm 1960, nơi đây được thiết kế là một bệnh viện dã chiến để phục vụ kháng chiến chống Mỹ và đến nay đã trở thành niềm tự hào của Quân y Việt Nam.

Cách trung tâm thị trấn Cát Bà (Hải Phòng) khoảng 15 km, hang Quân y được thiết kế trong một hang động thuộc Vườn quốc gia Cát Bà với lối đi thoai thoải, cây cối bao quanh. Hang động này được hình thành với cấu trúc độc đáo là đá vôi và thạch anh. Những khối thạch nhũ lung linh đủ hình thù tự nhiên do trầm tích ven biển tạo thành đã tạo nên không gian huyền ảo, thơ mộng cho hang động này.




Phòng họp chỉ huy tác chiến bên trong hang Quân Y.

Trước đây hang có tên là Hùng Sơn được đặt theo tên một vị tướng nhà Trần đã đánh trận Bạch Đằng lịch sử và là người đã phát hiện ra hang. Trong chiến tranh chống Mỹ, khoảng những năm 1960 hang được thiết kế thành bệnh viện cho thương binh và là nơi trú ẩn tránh bom đạn cho người dân địa phương cũng như người dân đảo Bạch Long Vỹ lân cận với sức chứa khoảng 100 bệnh nhân. Hang Quân y thực sự là một kiệt tác của thời chiến, vì công trình được xây dựng hoàn toàn bên trong núi, một bệnh viện tạm bợ được xây dựng trong hang là nơi lý tưởng để phục hồi chức năng.





Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những công trình kiến ​​trúc hang động của hang Quân y vẫn còn nguyên vẹn. Công trình được xây dựng khép kín bằng bê tông cốt thép, chiều dài giữa hai động khoảng 200 mét, được thiết kế có cửa trước hướng Tây, cửa sau quay về hướng Đông. Qua ba lớp cửa dày đặc là bệnh viện gồm 3 tầng, trong đó tầng 1 là khu chính với 14 phòng chức năng như phòng mổ, phòng chờ và phòng thuốc, tầng 2 là rạp chiếu phim và phòng tập, kiểm tra thể lực, tầng 3 là sảnh đón tiếp, phòng cho lính canh và sĩ quan. Được xây dựng như một bệnh viện thời chiến, hang Quân y được trang bị hệ thống ra vào, thoát nước, thông gió ... hoàn hảo. Trong hang có dấu vết của những thanh gỗ ốp vào tường làm tủ thuốc, lối thoát hiểm từ tầng 3 xuống tầng 1 dẫn ra cửa sau ẩn hiện sau những măng đá lớn ở lưng núi. Động Quân Y đại diện cho một bệnh viện Quân Y lớn thời chiến với đầy đủ trang thiết bị và khu điều trị cho hàng trăm người.

Ngay ở lối vào hang đầu tiên, du khách sẽ bắt gặp 1 cánh cửa sắt kiên cố. Cửa được thiết kế đường cong để chống đạn, mảnh bom vì khi đạn văng vào đường cong này sẽ khiến đạn, bom bắn sang hai bên thay vì găm thẳng vào gây hư hại cửa. Ngay sau tấm cửa kiên cố với 4 chốt sắt phụ, 1 chốt chính là lối vào bệnh viện dã chiến với quy mô cực kỳ hoành tráng. Cửa vào có thể hơi nhỏ khiến bạn hơi sợ bởi sự lạnh lẽo và thiếu ánh sáng của nó.




Những năm gần đây, hoạt động khám phá hang động ở Cát Bà ngày càng thu hút nhiều du khách, hệ thống hang động với các tour du lịch sinh thái, cộng đồng, đi bộ đường dài ... ở Việt Hải, Trân Châu ... đang đóng góp vào sự phát triển du lịch của Cát Bà. Đặc biệt, với giá trị lịch sử và giá trị kiến trúc được hình thành bởi sự kết hợp giữa bàn tay thiên nhiên và con người, hang Quân y đang trở thành địa điểm hấp dẫn trong hành trình của những trải nghiệm đến với hòn đảo Cát Bà xinh đẹp.

Du khách nước ngoài tham quan hang Quân y trong hành trình khám phá đảo Cát Bà.

Bài: Công Đạt - Ảnh: Thanh Giang

19 thg 2, 2024

Khiêm Lăng - vẻ lãng mạn của lăng mộ hoàng gia xứ Huế

Toàn cảnh lăng vua Tự Đức nhìn từ trên cao. Ảnh: Hoàng Hà/Báo ảnh Việt Nam

Lăng vua Tự Đức là tên thường gọi của Khiêm Lăng, là công trình lăng mộ hoàng đế đẹp nhất, tiêu biểu nhất trong kiến trúc lăng mộ của triều Nguyễn nói riêng và kiến trúc lăng mộ truyền thống Việt Nam thời kì phong kiến nói chung.

Vua Tự Đức (1829-1883) là vị hoàng đế thứ 4 của triều Nguyễn, ở ngôi đến 36 năm (1848-1883). Ông là vị hoàng đế tài hoa, giỏi chữ nghĩa, uyên thâm Nho học. Trong số các di sản mà vua Tự Đức để lại có lẽ Khiêm Lăng là công trình độc đáo và có giá trị nhất.

Khách du lịch đổ về thăm chùa 'chín đầu rồng' năm Giáp Thìn

Nhiều du khách đổ về tham quan, viếng chùa “chín đầu rồng” uốn lượn nhân dịp Tết Giáp Thìn 2024 và chiêm bái tượng phật A Di Đà cao 42m giữa đồng lúa ở Núi Nổi, An Giang.

Du khách chụp hình với chín đầu rồng nổi trên hồ sen - Ảnh: BỬU ĐẤU

Ngày 17-2, ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, dù mùng 8 nhưng lượng khách vẫn tấp nập về chùa Huỳnh Đạo, phường Núi Sam, TP Châu Đốc, An Giang. Nơi đây nổi tiếng với tượng "chín đầu rồng" uốn lượn xung quanh quả địa cầu đặt trên mặt nước hồ sen.

18 thg 2, 2024

Du xuân Cồn Đen

Trong tâm niệm của mỗi du khách, du lịch khám phá biển thường vào mùa hè nóng bỏng, tuy nhiên Xuân về ngắm biển Vô Cực, khám phá hệ sinh thái biển Cồn Đen là một trải nghiệm vô cùng thú vị. Cồn Đen là một cồn biển đẹp nhất miền Bắc Việt Nam đã mang lại cho mỗi người một ấn tượng cảm xúc trong những ngày Xuân này.

Nằm cách thị trấn Diêm Điền 10 km, Cồn Đen thuộc xã Thái Đô, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Khu du lịch sinh thái Cồn Đen có diện tích gần 200 ha và hiếm có ở Thái Bình, nơi có Biển Vô Cực, Khu dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn đã được UNESCO công nhận là di sản, những bãi nuôi ngao trải dài vô tận, những rừng thông ngút ngàn trong sự hoang sơ quý hiếm của thiên nhiên. Cồn Đen không chỉ đẹp tựa như viên ngọc ẩn mình dưới lớp cát biển mà còn là minh chứng cho sự kiên trì và bền bỉ của con người gắn với biển và bảo tồn di sản sinh thái biển.

Toàn cảnh quần thể Cồn Đen nhìn từ trên cao xuống. ảnh: Tư liệu KDLST Cồn Đen cung cấp

15 thg 2, 2024

Làng cổ Việt Hải

Làng cổ Việt Hải tọa lạc tại Cát Bà và là một điểm du lịch đáng nhớ cho du khách khi đến với Hải Phòng. Từ xa xưa, làng cổ Việt Hải đã được ngư dân vô tình phát hiện ra. Một mảnh đất bốn bề là biển nhưng lại mang trong nó một nguồn tài nguyên nước ngọt đầy ăm ắp nên một số ngư dân đã quyết định định cư, sinh sống tại đây.

Làng cổ Việt Hải tọa lạc tại Cát Bà và là một điểm du lịch đáng nhớ cho du khách khi đến Hải Phòng.

14 thg 2, 2024

Chứng nhân thời mở đất tại Tân An

Đình Bình Lập là ngôi đình cổ, xây dựng cách nay khoảng 2 thế kỷ, đánh dấu sự thành lập và phát triển của vùng đất Tân An xưa (nay là tỉnh Long An). Kiến trúc đình vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.

Trong đình còn nhiều hiện vật có niên đại từ thế kỷ thứ XIX đến nay. Hiện tại, đình xuống cấp nghiêm trọng, cần được trùng tu, sửa chữa nhằm giữ lại những giá trị về văn hóa, kiến trúc mà đình đang gìn giữ.

Đình Bình Lập được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ XIX và đến nay vẫn giữ nguyên kiến trúc truyền thống kiểu tứ trụ của đình

13 thg 2, 2024

Khám phá 'nàng tiên xanh' giữa vịnh Nha Trang

Dịp Tết thay vì đến những điểm tham quan quen thuộc tại TP Nha Trang (Khánh Hòa), nhiều du khách lại thích khám phá những hòn đảo vắng, trong đó đảo Bích Đầm đã thu hút không ít những người yêu vẻ đẹp hoang sơ tại đây.

Du khách thưởng thức đồ uống trên đảo Bích Đầm - Ảnh: XUÂN VIÊN

12 thg 2, 2024

Ngắm đầm Thị Nại đẹp như tranh vẽ

Đầm Thị Nại được mệnh danh là lá phổi xanh của TP Quy Nhơn và là viên ngọc quý của tỉnh Bình Định. Đầm có diện tích 5.000 ha. Nơi đây quanh năm cảnh vật xanh tươi, thơ mộng.

Hoàng hôn ngả bóng trên đầm Thị Nại. Khung cảnh nơi đây vô cùng nên thơ - Ảnh: DŨNG NHÂN

Nằm cách thành phố Quy Nhơn 8 km về phía đông bắc, đầm Thị Nại là đầm lớn nhất Bình Định, có hệ sinh thái phong phú. Điểm nổi bật của đầm Thị Nại là những cánh rừng ngập mặn xanh bạt ngàn cùng những con rạch kéo dài tỏa đi khắp nơi. Du khách đến đây như lạc vào miền sông nước, trời mây vô cùng hoang sơ, thú vị.

Mê mẩn với cánh đồng hoa cải ở đất tổ đầu năm mới

Không cần phải đi xa tận Hà Giang hay Sơn La, chỉ cách Hà Nội 1 giờ 30 phút lái xe, cánh đồng hoa ở công viên Văn Lang, TP Việt Trì (Phú Thọ) được giới trẻ tìm đến như một điểm check-in bốn mùa.

Cư dân mạng coi cánh đồng hoa cải là “thiên đường sống ảo”. Nhiều người đến đây chụp ảnh mải miết cả tiếng không biết chán

10 thg 2, 2024

Làng đào Phú Thượng rực rỡ trước Tết

Những ngày trước Tết, làng đào Phú Thượng rực rỡ khi muôn cánh hoa đào bung nở khoe sắc, thu hút đông đảo người dân, du khách đến tham quan, chụp ảnh.

Làng đào Phú Thượng được hợp thành từ 3 ngôi làng nhỏ là Phú Xá, Phú Gia và Thụy Tiến, thuộc quận Tây Hồ. Giống như Nhật Tân, Phú Thượng là một trong những làng đào truyền thống của Hà Nội. Để đến làng hoa này, du khách đi theo hướng cầu Nhật Tân, đến ngã 3 Lạc Long Quân và Âu Cơ, rẽ theo hướng đê sông Hồng khoảng 2 km. Ảnh: Doãn Bách.

9 thg 2, 2024

Núi Cao Cát níu chân du khách

Với những nét độc đáo kỳ vỹ được thiên nhiên ban tặng cũng như bàn tay con người tạo dựng nên, núi Cao Cát và ngôi chùa Linh Sơn tọa lạc ở đây đã níu chân không ít du khách mỗi khi có dịp ra đảo Phú Quý.

Chùa cổ kính

Chúng tôi trong lần cùng đoàn công tác Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch đã đến điểm tham quan này để các bạn trẻ trong đoàn ở TP. Hồ Chí Minh có dịp thưởng ngoạn thắng cảnh đảo ngọc. Hôm ấy tình cờ gặp thêm các anh em văn nghệ sĩ Bình Thuận lên đây sáng tác. Để lên được ngôi chùa Linh Sơn cổ kính nằm trên đỉnh núi cao, khách hành hương phải chinh phục 148 bậc tam cấp, không vì thế mà các bạn trẻ trong đoàn ngần ngại. Họ nắm tay vịn kiên trì leo lên rồi cũng tới nơi, nhiều bạn đổ mồ hôi nhưng cũng nở nụ cười như vừa chiến thắng một thử thách. Ngôi chùa cổ kính trước mặt trang nghiêm, đẹp đẽ, với kết cấu xây dựng từ các loại gỗ quý hiếm, sang trọng. Một thành viên trong đoàn Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch cho hay, chùa Linh Sơn tọa lạc trên sườn núi có cao độ 61m so với mực nước biển, được bà Trần Thị Tấn huy động giới phật tử, nhân dân trên đảo đóng góp xây dựng đầu thế kỷ XX. Từ phía ngoài cổng chính dẫn vào phía trong là chính điện. Nét nổi bật bên trong chính điện khung cảnh mang đậm dấu ấn Phật giáo, được trang trí, đắp nổi hệ thống các câu đối chữ Hán Nôm nội dung thể hiện lòng thành kính của tín đồ, ca ngợi đức tốt của Phật, khuyên con người nên tu tâm, dưỡng tính, tích đức làm điều thiện; các vì cột nâng đỡ tầng mái ở đây được đắp nổi một con rồng quấn quanh thân tạo nên khung cảnh uy nghiêm, mặt vách trước và hai bên nội thất điện thờ Phật đắp nổi các ô hình chữ nhật trang trí những điển tích của Phật giáo. Điện thờ Phật đặt ở vị trí trung tâm, bài trí tượng Thích Ca Mâu Ni cao 2m ngồi trên tòa sen, hai bên đặt nhiều pho tượng và trong đó có Quan Thế Âm Bồ Tát với 18 tay đang trong tư thế ngồi thiền. Bên phải Điện thờ Phật thờ Quan Thế Âm, bên trái thờ Địa Tạng. Nằm đối lưng với Điện thờ Phật ở phía sau bài trí 5 khám thờ Tổ Đạt Ma, Quan Thánh Đế Quân, bài vị các nhà sư có công khai lập, gìn giữ chùa từ trước đến nay. Phía trước Điện thờ Phật có một am nhỏ thờ Tiêu Diện Đại Sĩ, bên trái nhà tăng, bên phải nhà khách, nhà khói nằm phía sau… 

Chùa cổ kính Linh Sơn tọa lạc trên núi Cao Cát.

7 thg 2, 2024

Ngôi đền 500 năm tuổi nổi tiếng tại Hà Tĩnh

Đền Chợ Củi là di tích lịch sử cấp Quốc gia nổi tiếng với sự linh thiêng, thu hút hàng vạn du khách đến mỗi năm.

Đền nằm dưới chân núi Ngũ Mã, phía Nam sông Lam, không chỉ là nơi thờ cúng dưới, còn là điểm hẹn của văn hóa tâm linh. Kiến trúc của đền Chợ Củi được thiết kế theo hình chữ Tam, bao gồm hạ điện, trung điện và thượng điện, liên kết theo trục thần đạo. Các cung thờ như Thánh Mẫu, Ngũ vị Tôn ông, quan Hoàng Mười, Chầu Mười và Trần Triều được sắp xếp uy nghi.

Người dân thường đến đền Chợ Củi để tham gia lễ hội vào các ngày 3/3, 20/8 và 10/10 Âm lịch hàng năm.

Cổng vào đền Chợ Củi. Ảnh: Đền Củi

Chùa Thạnh Hòa: Ngôi già lam ẩn chứa nhiều giá trị

Chùa Thạnh Hòa tọa lạc ấp Tây, xã Đông Thạnh, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An là 1 trong 4 ngôi chùa cổ tại huyện Cần Giuộc. Ngôi già lam này không chỉ có giá trị về mặt kiến trúc mà còn chứa đựng một phần di sản văn hóa Phật giáo, biểu trưng cho tinh thần yêu nước, đoàn kết chống ngoại xâm.

Khuôn viên chùa có diện tích 5.227 m², gồm có: Chùa, vườn chùa. Mặt tiền chùa được xây dựng theo lối kiến trúc hiện đại, trang trí hoa văn. Đến nay, chùa vẫn giữ gần như nguyên vẹn kiến trúc từ thế kỷ XIX và đang có dấu hiệu xuống cấp, cần được trùng tu, tôn tạo

Khu di tích lịch sử Cách mạng tỉnh - Điểm đến tiềm năng trong du lịch

Khu di tích lịch sử (DTLS) Cách mạng tỉnh còn gọi là căn cứ Bình Thành tọa lạc xã Bình Hòa Hưng, huyện Đức Huệ, được công nhận là DTLS cấp quốc gia năm 1998 và trở thành địa điểm về nguồn giáo dục truyền thống quan trọng tại Long An. Sau khi được đầu tư xây dựng, khu di tích trở thành điểm đến được quan tâm khi khai thác du lịch tại Long An.

Nơi lưu giữ những giá trị lịch sử

Trong số 125 DTLS - văn hóa, 3 công trình văn hóa có tính lịch sử, Khu DTLS Cách mạng tỉnh là điểm đến nổi bật, có nhiều tiềm năng khai thác du lịch. Đây là nơi lưu dấu quá trình hoạt động của các nghĩa quân tại căn cứ Mớp Xanh trong kháng chiến chống Pháp và căn cứ Tỉnh ủy Long An trong kháng chiến chống Mỹ.

5 thg 2, 2024

Về Lộc Yên thưởng thức trái cây nhà vườn

Cuối thu, ghé làng cổ Lộc Yên, xã Tiên Cảnh (Tiên Phước) du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nhà cổ, ngõ đá rêu phong mà còn có dịp thưởng thức các loại cây trái như lòn bon, dâu đất, măng cụt... 

Làng cổ Lộc Yên còn gần 10 ngôi nhà cổ từ 100 - 150 năm tuổi. Ảnh: N.HƯNG

Những ngày này đi từ đầu làng đến cuối làng, khách tham quan dễ dàng bắt gặp cảnh những người nông dân đang thu hoạch các loại trái cây như lòn bon, măng cụt, sầu riêng, quýt, cam, dâu đất… 

30 thg 1, 2024

Biệt thự cổ Hà Nội thu hút người yêu thích văn hoá đến tham quan

Ngày thứ hai mở cửa, căn biệt thự số 49 Trần Hưng Đạo thu hút người yêu thích văn hoá đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc cổ.


Chiều 27/1, theo ghi nhận của phóng viên, khách đến tham quan căn biệt thự cổ số 49 Trần Hưng Đạo bắt đầu đông từ 16h. Tuy nhiên, lượng khách không lớn, trung bình chưa đến 20 người tham quan bên trong biệt thự một lúc.

Đây là biệt thự Pháp đầu tiên của Hà Nội được trùng tu bài bản, kỳ vọng trở thành trung tâm giao lưu văn hóa khu phố cũ. Công trình có tổng diện tích 993 m², trong đó có 400 m² mặt sàn, còn lại là thảm cỏ, lối đi.

Hiện tại, khách đến tham quan biệt thự không phải mua vé. Tuy nhiên, nhiều người phàn nàn việc không có bãi đỗ xe, phải để trên vỉa hè, dưới lòng đường.