Hiển thị các bài đăng có nhãn Đồng bằng sông Cửu Long. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đồng bằng sông Cửu Long. Hiển thị tất cả bài đăng

3 thg 2, 2024

Lưu giữ nét xưa nghề vẽ tranh trên kiếng

Nghề vẽ tranh trên kiếng ở cù lao Chợ Mới (tỉnh An Giang) tồn tại và phát triển hơn 100 năm. Trải qua bao thăng trầm với quyết tâm gìn giữ, những người làm nghề vẽ tranh kiếng đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo theo xu thế thời đại, đáp ứng được thị hiếu khách hàng.

Nghề trăm năm

Là truyền nhân thứ hai của làng nghề, nghệ nhân Nguyễn Thanh Hòa (ấp Long Tân, xã Long Điền B, huyện Chợ Mới) cho biết, trước năm 1975, tranh kiếng bán rất đắt. Bởi nguyên vật liệu khan hiếm, người có tay nghề vẽ tranh kiếng rất ít, hàng làm ra không đủ bán. Thời vàng son, một nghệ nhân làm tranh có thể cả nuôi gia đình. Làng nghề vì thế mở rộng lên hàng trăm hộ. Những năm đầu thập niên 90 thế XX là thời kỳ cực thịnh của làng nghề tranh kiếng.

Ngoài tranh thờ cúng, nghệ nhân ở Chợ Mới còn sáng tạo thêm các dòng tranh đặt trước cửa phòng, được Việt hóa từ những điển tích, truyện dân gian, như: Tấm Cám, Thoại Khanh - Châu Tuấn, Phạm Công - Cúc Hoa, Lưu Bình - Dương Lễ hoặc tuồng cải lương.

20 thg 1, 2024

Mùa xuân, thăm 'cụ' kơ nia 800 năm ở Phú Quốc

Sừng sững trên ngọn núi Cửa Lấp (xã Dương Tơ, TP Phú Quốc, Kiên Giang), cây kơ nia tương truyền đã 800 năm tuổi có gốc xòe hình quạt to 10 vòng tay người ôm không xuể, dáng thẳng đứng với năm tàng nhánh tỏa bóng mát khi mùa xuân về.

Một tàng cây xù xì, khổng lồ

Nghe danh đã lâu, hôm nay chúng tôi quyết định ngồi tàu cao tốc 2 giờ 30 phút từ TP Rạch Giá đến bến tàu Bãi Vòng (TP Phú Quốc) rồi hỏi thăm đường về Hùng Long Tự (còn gọi chùa Sư Muôn), ở ấp Suối Đá (xã Dương Tơ) để mục sở thị "cụ" cây kơ nia trên đỉnh núi Cửa Lấp.

Thăm 'cụ' xoài rừng 300 tuổi bên bờ biển Phú Quốc

Có dáng thẳng đứng, "cụ" xoài rừng khoảng 300 tuổi ở xã Gành Dầu, TP Phú Quốc luôn khiến khách du lịch trong và ngoài nước tò mò, chiêm ngưỡng nét đẹp độc lạ của cây.

Người dân tưới nước đều đặn mỗi ngày chăm sóc "cụ" xoài 300 năm tuổi - Ảnh: CHÍ CÔNG

30 thg 12, 2023

Ngày cuối năm bình yên ở làng hoa Gò Công Tây vào vụ Tết

Những ngày cuối năm, nhà vườn tại làng hoa Gò Công Tây, Tiền Giang tất bật người gieo giống, người tưới cây chuẩn bị cho vụ hoa Tết Giáp Thìn 2024.

Làng hoa Gò Công Tây thuộc xã Thạnh Trị, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. Đây là một trong những nơi cung cấp số lượng lớn hoa và cây cảnh cho nhiều tỉnh thành vào dịp Tết.

29 thg 12, 2023

Chùa Ô Chum vào hội

Chùa Ô Chum Aram Prếk Chếk (hay gọi chùa Ô Chum) tọa lạc ở ấp Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Quới, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng có lịch sử hơn 200 năm, là cái nôi sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa, thể thao của cộng đồng dân cư Khmer với trên 30% dân số của địa phương. Những ngày này, mọi người đang cùng nhau đóng ghe Ngo cũng tập luyện để phục vụ Lễ hội đua ghe Ngo truyền thống hằng năm.

Cơm trái cây độc lạ của người miền Tây

Người miền Tây có thói quen ăn cơm với các loại hoa quả như chuối, dưa hấu... khiến không ít du khách bất ngờ.

Mỗi miền Bắc - Trung - Nam lại có những nét riêng trong văn hóa cũng như ẩm thực. Việc ăn cơm với trái cây nghe có vẻ xa lạ, nhưng đối với người dân miền Tây, đó là chuyện hết sức bình thường. Thậm chí món ăn này còn là hương vị tuổi thơ quen thuộc với tất cả những người con lớn lên tại mảnh đất này.

Việc ăn cơm với trái cây là điều khá bình thường ở miền Tây. Ảnh: Healthline

27 thg 12, 2023

Về lại cố hương Nhạc sĩ Cao Văn Lầu

Nhạc sĩ Cao Văn Lầu là người có công rất lớn trong việc làm thay đổi diện mạo của nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương Nam bộ giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. Bài Dạ cổ hoài lang do ông sáng tác được xem là bước ngoặt quan trọng thay đổi diện mạo của cải lương. Nhạc sĩ Cao Văn Lầu sinh sống và sáng tác chủ yếu ở tỉnh Bạc Liêu, tuy nhiên, nơi ông sinh ra là làng Thuận Lễ (nay là xã Thuận Mỹ) thuộc vùng hạ huyện Châu Thành, tỉnh Long An.

Mộ ông Cao Văn Mới, ông nội của nhạc sĩ Cao Văn Lầu, ở ấp Bình An, xã Thuận Mỹ, huyện Châu Thành

Tắm đồng mùa nước nổi

Mùa nước nổi, tắm đồng biên giới đúng là “đặc sản”

Quê hương miền Tây, hàng năm, từ tháng 8/11 Âm lịch, các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Long An vào mùa nước nổi. Nước từ thượng nguồn sông Mekong đổ về, mang lại nguồn lợi to lớn cho cư dân trong vùng. Du khách nhiều nơi chờ mùa nước nổi, xách ba lô đến Đồng Tháp Mười để trải nghiệm cuộc sống dân dã, ăn cá đồng và đắm mình trong làn nước mênh mông của sông Mekong đổ về.

Đặc biệt, năm nay, cứ vào mỗi buổi chiều trên quê hương An Phú, rất đông người dân khắp nơi về đây tập tắm đồng để tìm cảm giác hương đồng gió nội, vui chơi, ăn uống, hòa mình với những trải nghiệm độc đáo mà thiên phú ban tặng trong mùa nước nổi ở vùng quê biên giới An Giang.

26 thg 12, 2023

Nét đẹp Đồng Tháp Mười mùa nước nổi

Phần lớn diện tích vùng Đồng Tháp Mười thuộc địa phận tỉnh Long An. Vùng đất trù phú với hệ sinh thái ngập nước theo mùa đem đến những đặc trưng khó lẫn vào đâu được. Mùa nước nổi, vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh mang nét đẹp dịu dàng, bình dị, làm say lòng du khách.

Nhắc đến Đồng Tháp Mười vào mùa nước nổi, không thể không nhắc đến bông súng, một nét đẹp đặc trưng của vùng đất này. Bông súng mọc tự nhiên vào mỗi mùa nước lên. Không chỉ mang nét đẹp dịu dàng, bông súng còn được xem là đặc sản mùa nước nổi. Những năm gần đây, các đoàn du khách nhiếp ảnh về Đồng Tháp Mười ngày càng nhiều để ghi lại những hình ảnh đẹp của thiếu nữ và bông súng

Nhớ nghề dệt chiếu quê tôi

Khoảng 30 năm trước, người dân quê tôi (xã Long Định, huyện Cần Đước, tỉnh Long An) chủ yếu sống bằng nghề dệt chiếu. Thời “vàng son” đó, mỗi gia đình đều có một khung dệt hoặc nhiều hơn. Gia đình tôi cũng như tuổi thơ của tôi đã gắn bó với nghề. Trải qua bao thăng trầm, nghề dệt chiếu truyền thống dần mai một...

Trong ký ức, ở tuổi lên 5, tôi được má dẫn theo đi dệt chiếu ở hợp tác xã. Má thường ẵm tôi một bên nách, tay còn lại ôm đôi chiếu mà tối qua cha má dệt để mang theo bán.

Khoảng 30 năm trước, người dân xã Long Định, huyện Cần Đước chủ yếu sống bằng nghề dệt chiếu (Ảnh: Dương Hoàng Hạnh)

“Xứ dừa” với nghề thủ công mỹ nghệ


Tỉnh Bến Tre được mệnh danh là “xứ dừa” nổi tiếng cả nước với diện tích trồng dừa lớn nhất nước và lâu đời nhất. Ngoài các sản phẩm, đồ ăn thức uống được chế biến từ trái dừa thì người dân ở xứ dừa còn tận dụng các bộ phận khác từ cây dừa sau khi thu hoạch hết trái hoặc đã già cỗi để tạo ra những vật dụng trong gia đình hay các sản phẩm mỹ nghệ đẹp mắt.

Có nhiều người và nhiều cơ sở sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ từ dừa trải dài khắp xứ Bến Tre, nhưng lâu đời và nổi tiếng tập trung lại thành một làng nghề thì phải kể đến các cơ sở ở Cồn Phụng, thuộc ấp Tân Vinh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Cồn Phụng được biết đến như một ốc đảo du lịch nổi tiếng nhất nhì của Bến Tre, nó nằm lọt thỏm giữa con sông Tiền quanh năm phù sa bồi đắp và được che chắn bởi những cây dừa xanh tươi, người dân chỉ có thể thực hiện giao thương với đất liền bằng hai cách: đi ghe, thuyền bằng đường sông và đường bộ là con đường đan nhỏ hẹp nối với cầu Rạch Miễu.

25 thg 12, 2023

Giữ thương hiệu cá đồng xứ U Minh

Ðất rừng U Minh ngoài mật ong, một thời còn nổi tiếng với con cá đồng. Thế nhưng, những con cá lóc, cá trê bằng bắp chân người trong các chuyện kể của bác Ba Phi hay những khẩu đìa thu hoạch 5-7 tấn cá ngày nào các cụ cao tuổi thường kể, giờ đã lùi vào quá khứ. Ðất hẹp, người đông và nhiều nguyên nhân khác khiến “của trời cho” ngày càng cạn kiệt. Làm gì để khôi phục nguồn lợi cá đồng, là nỗi trăn trở của những người con xứ U Minh vốn yêu đất, yêu rừng, trong đó có anh Phạm Duy Khanh, chủ Ðiểm Du lịch sinh thái Mười Ngọt (Ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời).

“Xứ mình có 2 mùa mưa, nắng. Mùa nắng, các con mương trong rừng cạn nước, mưa lại xì phèn. Hồi mới về đây, cứ vào mùa mưa, mấy con lung trong rừng bị phèn; lươn, cá chết hàng tấn, xót xa lắm. Gia đình cũng thường xuyên nạo vét lòng kênh; khi thu hoạch cá thì bắt con lớn, thả con nhỏ lại để bảo tồn. Nhờ vậy mà mỗi năm cũng có sản lượng cá từ 3-5 tấn”, đó là lời tâm tình của anh Phạm Duy Khanh cách đây độ 3 năm. Khi ấy, anh đang ấp ủ “giấc mơ lớn” khôi phục lại con cá đồng cho xứng với tiềm năng đất rừng.

19 thg 12, 2023

Từ bông sậy hoang thành sản phẩm làng chổi

Tháng 9 đến tháng 10 âm lịch, bông sậy nở rộ khắp những bãi đất hoang. Ngày xưa, chúng chỉ là đồ chơi của tụi con nít đánh giặc giả, hoặc vài gia đình bó thành chổi quét nhà. Từ loại cỏ dại, bông sậy trở thành “lộc trời” nuôi sống rất nhiều hộ, hình thành làng nghề sung túc bên dòng sông Hậu ở An Giang.

Con cá khô vùng đầu nguồn

Cuối mùa nước nổi, hoạt động đánh bắt cá tôm thưa dần. Trên những nẻo đường quê ở An Giang lại rộn ràng mùa làm khô, làm mắm. Có nhà chỉ vỏn vẹn vài rổ trước sân, còn những hộ chuyên làm để kinh doanh thì đầy ắp đủ loại phơi kín lối trước, ngõ sau… dậy lên cái mùi mặn mòi đặc trưng.

13 thg 12, 2023

Nhà thờ Chánh tòa Long Xuyên

Nhà thờ Chánh tòa Long Xuyên không hẳn là một điểm tham quan thu hút khách du lịch khi đến Long Xuyên nhưng là một kiến trúc đẹp, lạ dễ thu hút sự chú ý và dễ nhìn thấy từ nhiều địa điểm ở trung tâm thành phố Long Xuyên. Chính vì vậy nên dù bạn không phải tín đồ công giáo, cũng không chủ định chọn nhà thờ Chánh tòa Long Xuyên là một điểm đến trong chuyến du lịch của mình, bạn vẫn có thể tình cờ đi ngang nhà thờ chánh tòa và muốn dừng lại chụp tấm hình lưu niệm, như tui vậy.

Nhà thờ Chánh tòa Long Xuyên. Ảnh chụp năm 2001

12 thg 12, 2023

Hồn tranh trên lá thốt nốt

Nhiều người biết về cây thốt nốt – biểu tượng đặc trưng cho vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang). Bằng chất liệu từ những chiếc lá non của cây thốt nốt, Nghệ nhân ưu tú Võ Văn Tạng (thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn), nguyên Giám đốc Agribank Thoại Sơn đã “phù phép”, tạo ra dòng tranh lá thốt nốt “có một không hai”…


Hơn 20 năm trước, ông Tạng nảy ra ý tưởng vẽ tranh trên lá thốt nốt trong một lần thẩm định cho vay vốn dự án làm quạt bằng lá thốt nốt của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer.

10 thg 12, 2023

Mối duyên Quảng Ngãi - Gò Công

 1.

Nhân vật lịch sử gắn bó với đất Gò Công và được người Gò Công quý yêu, trân trọng nhứt có lẽ là Bình Tây đại nguyên soái Trương Định. Ca dao có câu:

Gò Công anh dũng tuyệt vời
Ông Trương đám lá tối trời đánh Tây

Ở xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông - tức khu vực Đám lá tối trời ngày xưa - hiện có đền thờ Trương Định, là di tích cấp quốc gia.

8 thg 12, 2023

Bồng bềnh kẹo mây

Hồi tôi còn nhỏ, ba mẹ thường chạy cơm từng bữa, nên quà vặt là thứ rất xa xỉ, ngoài tầm với. Một lần, tôi được nhỏ bạn cho "ăn ké" một góc nhỏ xíu của cây kẹo bông gòn trắng tinh. Kể từ đó, tôi cứ nhớ mãi vị ngọt ơi là ngọt của đám mây bồng bềnh ấy.


Mấy chục năm trôi qua, kẹo bông gòn vẫn xuất hiện nhiều nơi, chưa bị các loại bánh kẹo thời thượng “đưa vào dĩ vãng”. Có lẽ, sự độc đáo về hình dáng của chúng bắt mắt khách hàng, nhất là trẻ nhỏ.

Đình Thoại Ngọc Hầu: “Top 100” điểm đến ấn tượng Việt Nam

Mái đình cổ kính ẩn mình dưới rừng cây cổ thụ ở thị trấn Núi Sập (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) là một trong những nơi lưu dấu của danh thần Thoại Ngọc Hầu trong quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ.

7 thg 12, 2023

Muôn kiểu quà vặt từ lá dứa càng ăn càng ghiền ở miền Tây

Lá dứa là nguyên liệu quan trọng được người miền Tây dùng làm rất nhiều loại bánh ngon miệng, hấp dẫn.

Bánh bông lan lá dứa

Bánh bông lan là món bánh quen thuộc, phổ biến. Khi cho nước lá dứa vào cùng bột bánh, thành quả sẽ vô cùng bắt mắt. Chưa kể lá dứa còn đem đến hương thơm thoang thoảng, vị ngọt nhẹ dễ ăn.

Bánh bông lan lá dứa có màu sắc đẹp mắt. Ảnh: Foody