Hiển thị các bài đăng có nhãn Đồng Nai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đồng Nai. Hiển thị tất cả bài đăng

14 thg 6, 2023

Về cổ tích tuổi thơ ở Tà Lài - Vườn quốc gia Cát Tiên

Đạp xe, thả diều, ngủ võng là những trải nghiệm đưa du khách trở về tuổi thơ ở Nhà Dài Tà Lài và Vườn quốc gia Cát Tiên.

Sinh ra và lớn lên ở thành phố TP HCM, yêu thích thiên nhiên, Nguyễn Thị Thu Sương, designer 23 tuổi, đã dành hai ngày tham quan Tà Lài, khám phá Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên vào thời điểm hoa muồng đào nở rộ.

"Màu hoa hồng phấn giữa núi rừng xanh ngắt đẹp như một bức tranh thơ mộng trong truyện cổ tích", Sương nói về chuyến đi ngày 20 và 21/5.

Hoa muồng đào nở rộ ở VQG Cát Tiên.

19 thg 5, 2023

Vẻ đẹp khác lạ của hồ Trị An

Hồ Trị An là hồ nhân tạo lớn, hình thành cùng với Nhà máy Thủy điện Trị An. Nếu như mùa mưa, hồ là một biển nước mênh mông, là sinh kế của cư dân lòng hồ, thì mùa khô - mùa nước thấp mang đến một vẻ đẹp khác lạ với những gam màu, đường nét gây ấn tượng mạnh, hút hồn người xem...

Tháng 5, cao điểm mùa khô, cũng là lúc mực nước hồ Trị An xuống thấp. Mặt nước rộng mênh mông thay thế bằng những đồi cỏ xanh rì, thoai thoải

18 thg 5, 2023

Lòng hồ Trị An mùa khô - từ hoang mạc cằn cỗi thành thảo nguyên xanh mát

Đến với hồ Trị An dịp này, du khách có cơ hội khám phá lòng hồ khi cạn nước, thả hồn trong một hoang mạc mênh mông pha nét thảo nguyên xanh rờn.

Hồ Trị An rộng 323 km² , hình thành từ công trình thủy điện Trị An, nằm trên địa phận 4 huyện của Đồng Nai gồm: Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Thống Nhất và Định Quán, cách TP.HCM khoảng 70 km.

Lòng hồ Trị An mênh mông nước trong mùa mưa. Ảnh: LÊ LÂM

Nhưng vào mùa khô, phần lớn lòng hồ trơ cạn đáy. Ảnh: LÊ LÂM

Nước chỉ còn ở lòng sông chính (sông Đồng Nai) và các nhánh sông nhỏ. Ảnh: LÊ LÂM

Một chiếc thuyền bị mắc cạn trên lòng hồ ở thời điểm hiện tại. Ảnh: LÊ LÂM

Vào mùa mưa, hồ Trị An mênh mông biển nước, nhưng vào mùa khô khu vực này cũng nhanh chóng trơ đáy. Đỉnh điểm vào khoảng thời gian tháng 5 - 6 hàng năm, phần lớn hồ cạn, nước chỉ còn ở lòng sông chính (sông Đồng Nai) và các nhánh sông nhỏ.

Sau vài cơn mưa nhỏ đầu mùa, mặt đất khô cằn, nứt nẻ trỗi dậy màu cỏ xanh xâm chiếm. Ảnh: LÊ LÂM

Một cơn mưa bất chợt lướt ngang lòng hồ. Ảnh: LÊ LÂM

Cả một vùng rộng lớn và bằng phẳng lộ ra trước mắt, khô cằn, từ biển nước biến thành hoang mạc, mặt đất nứt nẻ.

Tuy nhiên, chỉ cần vài cơn mưa nhỏ đầu mùa lướt qua, cỏ nhanh chóng biến một vài khu vực rộng lớn thành thảo nguyên xanh rờn.

Lòng hồ Trị An nhanh chóng trở thành thảo nguyên xanh mướt mắt. Ảnh: LÊ LÂM

Tận dụng khung cảnh này, nhiều du khách ở xa đã tìm đến cắm trại, thưởng thức khung cảnh yên bình, mát mắt, mỗi năm chỉ xuất hiện 1 khoảng thời gian ngắn.

Du khách cắm trại trên bãi cỏ giữa lòng hồ Trị An. Ảnh: LÊ LÂM

Một thảo nguyên xanh rì, rộng lớn hình thành giữa lòng hồ. Ảnh: LÊ LÂM

Theo Công ty Thủy điện Trị An, hiện nay đang vào chu kỳ cuối mùa khô và lượng nước trên hồ Trị An sụt giảm sâu, dần về mực nước chết. Cụ thể, cao trình hồ là 62 m, mực nước chết là 50 m.

Hiện mực nước thủy điện Trị An xuống rất thấp, gần mực nước chết. Ảnh: LÊ LÂM

Lê Lâm

2 thg 5, 2023

Trải nghiệm xuyên rừng nhiệt đới Mã Đà

Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai (xã Mã Đà, H.Vĩnh Cửu) được giao quản lý tổng diện tích hơn 100 ngàn ha gồm: hơn 68 ngàn ha rừng, đất lâm nghiệp và hơn 32 ngàn ha hồ Trị An.

Du khách thực hiện những động tác khởi động, chuẩn bị cho chuyến trải nghiệm xuyên rừng nhiệt đới Mã Đà dài hàng chục cây số. Chương trình do Công ty TNHH Du lịch trải nghiệm Trị An Adventure (TP.Biên Hòa) liên kết với Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai tổ chức thực hiện

19 thg 4, 2023

Cao su mùa dưỡng lá

Sau nhiều tháng cho thu mủ, cao su cũng cần được dưỡng mầm, dưỡng lá chờ ngày “bung sức”…

Tháng 4 cũng là lúc cao su chuẩn bị cho thu mủ sau thời gian dài lá rụng. Trước thời điểm cho thu, cây cũng cần được dưỡng sức

21 thg 3, 2023

Nguyễn Thành Phương là ai?

Ở Biên Hoà - cũng như ở nhiều nơi khác trên khắp nước Việt Nam - có những con đường mà chắc các bạn cũng như tui không biết tên đường đó là tên ai. Một trong những con đường như vậy là đường Nguyễn Thành Phương, con đường ở phường Thống Nhất chạy ngang qua đầu cầu Hiệp Hoà sang Cù lao Phố.


Đường Nguyễn Thành Phương trên Google Maps

5 thg 3, 2023

Ta là Alpha và Omega

Nhà thờ giáo xứ Thuận Hòa (KP. 5, P. Tân Phong, Biên Hòa, Ðồng Nai) có kiến trúc khá độc đáo.

Thiết kế nhà thờ được gợi cảm hứng từ đoạn sách khải huyền: “Bấy giờ tôi thấy Trời mới, Đất mới và Trời cũ Đất cũ đã biến mất và tôi thấy thành Thánh Giêrusalem mới từ Trời và từ nơi Thiên Chúa mà xuống, rồi tôi nghe từ phía ngoài có tiếng hô to: Đây là nhà tạm Thiên Chúa sống cùng nhân loại, người sẽ là Thiên Chúa sống cùng họ, Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt của họ. Sẽ không còn sự chết, cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa vì những điều cũ đã biến mất” (Kh 21:1-4) và nhà thờ là nơi gặp gỡ giữa Trời và Đất, Thánh đường biểu hiện cho “Trời mới, Đất mới" trong thiên niên kỷ mới.

18 thg 11, 2022

Vùng đất của người di cư

Đọc bài của người Biên Hòa - Đồng Nai viết về Biên Hòa - Đồng Nai đã nhiều rồi, bữa nay ta thử đọc bài của người Hà Nội viết về Biên Hòa - Đồng Nai nhé.

Anh Nguyễn Phan Khiêm - tác giả bài viết - là thạc sĩ Luật học, thư ký tòa soạn tạp chí Tòa án Nhân dân điện tử và cũng là cộng tác viên cho nhiều báo, tạp chí. Anh cũng là một Facebooker quen thuộc với chúng ta. Bài viết này trích trong tập sách Chạm vào âm thanh thời gian của Nguyễn Phan Khiêm, xuất bản năm 2020. Hình ảnh trong bài do tui thêm vô cho nó... có màu sắc!

PHN

Vùng đất của người di cư

Đồng Nai gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó thời không muốn về.

Quả thật, với hơn 300 năm lịch sử, Đồng Nai, Biên Hòa là mảnh đất lành để biết bao lớp sóng người dân di cư chọn làm điểm dừng chân lập nghiệp....

Cầu Gành Biên Hòa, 2003. Ảnh; Phạm Hoài Nhân

Đi tìm chữ viết Chơ Ro

Đồng bào dân tộc Chơ Ro sinh sống tập trung chủ yếu tại Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Hiện nay đồng bào Chơ Ro hầu như chỉ còn lưu giữ lại được tiếng nói riêng mà không có chữ viết thống nhất. Chính vì thế, nhiều học giả, nhà nghiên cứu đã dành cả đời để đau đáu với công trình tìm lại chữ viết cho dân tộc mình.

Thầy Đào Văn Phước, Hiệu trưởng Trường Phổ Thông Dân tộc nội trú tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, người luôn trăn trở và tâm huyết với việc bảo tồn, truyền dạy tiếng Chơ Ro cho thế hệ trẻ

14 thg 11, 2022

Bốn cây số đặc biệt miền Hố Nai

Có dịp đi ngang con đường Nguyễn Ái Quốc thuộc địa bàn phường Hố Nai và phường Tân Biên thành phố Biên Hòa - Ðồng Nai, nhiều người thường bật ra câu hỏi: tại sao mật độ nhà thờ ở đây lại dày như thế ? Nếu tính từ điểm đầu là nhà thờ Gia Cốc cho đến điểm cuối là nhà thờ Thánh Tâm, chỉ vỏn vẹn gần 4km, đã có đến 17 xứ đạo hiện diện.

Mỗi xứ đạo là một mảnh ghép

Hố Nai là phường nằm ở ngoại vi phía Ðông và cách trung tâm thành phố Biên Hòa 6 cây số. Ngược dòng thời gian, vùng đất kề cận con sông Ðồng Nai này trước năm 1954 thuộc làng Bình Trước. Năm 1954-1955, làn sóng dân cư từ miền Bắc di cư vào với số lượng lớn. Chính quyền lúc bấy giờ đã lập nhiều trại định cư trên quốc lộ 1. Ðến 1957 thì thành lập xã Hố Nai, với các ấp Tây Hải, Nam Hải, Ðông Hải, Bắc Hải... (có một số xứ đạo thành lập sau đó đã lấy theo tên các ấp). Ngoài ra có những nơi lấy tên gốc từ xứ đạo hay giáo phận hoặc tỉnh lỵ nơi quê cũ trước khi di cư như Kẻ Sặt, Hà Nội, Hải Dương, Ba Ðông, Phú Tảo... 17 giáo xứ nằm trên đoạn đường này gói trọn trong hạt Hố Nai, với tổng số giáo dân chừng 80.000 người, gần bằng số tín hữu của một giáo phận trung bình ở Việt Nam. Trước 1975, tỷ lệ người Công giáo nơi đây là 100%, hiện là 85%.

10 thg 11, 2022

Đặc sản cá cơm hồ Trị An

Cá cơm vốn được xem là đặc sản của lòng hồ Trị An. Do khí hậu, nguồn nước thiên nhiên thuận lợi đã giúp cho loài cá này sinh trưởng rất nhiều. Từ đó, nghề đánh bắt cá cơm đã hình thành trên lòng hồ vài chục năm nay.

Quang cảnh buổi sáng sớm tại khu xóm chài ấp 1 (xã Mã Đà, H.Vĩnh Cửu) - nơi có nhiều hộ gia đình Việt kiều Campuchia gắn bó với nghề đánh bắt cá cơm hàng chục năm nay

Nghề đánh bắt cá cơm diễn ra quanh năm. Dù công việc cực nhọc vì phải thức đêm, ngâm mình hàng giờ dưới nước lạnh…, nhưng đã tạo công ăn, việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều gia đình Việt kiều Campuchia sinh sống ở hồ Trị An (thuộc xã Mã Đà, H.Vĩnh Cửu).

2 thg 11, 2022

Phở Tứ Hải

Phở Tứ Hải là một trong những tiệm phở nổi tiếng và lâu năm ở Biên Hòa. Theo ghi nhận thì nhiều người khen ngon, thậm chí có người ra nước ngoài đã lâu khi về Việt Nam tìm đến phở Tứ Hải để thưởng thức lại món ngon ngày nào. Riêng tui, đã ăn phở Tứ Hải vài lần và... không hề thấy ngon! Hổng sao, gu ăn uống của mỗi người mỗi khác mà.

Tô phở Tứ Hải

Bài viết sau đây của anh Bùi Thuận, dường như viết từ năm 2007, đăng lại trong tập sách Đậm đà hương vị Đồng Nai, xuất bản năm 2013. Nội dung bài không nói nhiều đến chất lượng phở Tứ Hải mà chủ yếu là lai lịch, xuất xứ của món phở/quán phở này. Đặc biệt đoạn đầu có trích dẫn một đoạn ngắn của nhà văn Nguyễn Thái Hải nói về phở Biên Hòa.

Phở Tứ Hải được nhiều người biết tiếng, không chỉ ở Biên Hòa (và cũng có người không thích như tui) nên tui nghĩ đăng lại bài viết này ở đây sẽ có những ý kiến đóng góp thú vị của mọi người. Không chỉ là về phở Tứ Hải mà cả về phở Biên Hòa nữa.

30 thg 10, 2022

Mì Xí Mứng ở Biên Hòa

Hồi năm 1983, khi mới chân ướt chân ráo tới Biên Hòa tui đã nghe người ta nói về một tiệm mì có cái tên ngồ ngộ: Mì Xí Mứng (khen ngon là chính). Thú thiệt là cho tới nay tui cũng chưa từng ăn mì Xí Mứng, nhưng vẫn thường xuyên nghe mọi người nhắc tới tên mì này. Khen thì nhiều, nhưng cho rằng mì này chẳng có gì đặc biệt cũng không ít.

Search trên mạng, thấy có nhiều tiệm mì xí mứng... nhưng ở đâu đó chớ không phải Biên Hòa. Điều này chứng tỏ mì xí mứng rất nổi tiếng khiến thương hiệu của nó được nhiều người quan tâm.

Xí mứng là gì? Mì xí mứng xuất phát từ đâu, có phải nguồn gốc ở Biên Hòa hay không? May quá, anh Bùi Thuận đã có bài viết về chuyện này, đăng trong quyển Đậm đà hương vị Đồng Nai của anh. Tui xin mạn phép trích đăng lại dưới đây.

Mì Phước Nguyên, tức mì Xí Mứng ngày nay. Ảnh: Diadiemanuong.com

27 thg 10, 2022

Chuyện hai vị họ Lương

Biên Hòa có 2 ông họ Lương nổi tiếng, đó là Lương văn Lựu  Lương văn Nho.

Ông Lương văn Lựu (1916 - 1992)

Phở Tứ Hải và giọt nước mắt ngày trở về của thực khách

Vị khách là người Cù Lao Phố đã ra nước ngoài sống hơn 30 năm. Ông gọi một tô phở, ăn rất chậm rồi trào nước mắt nói với bà Lưu Lệ Ánh: “Tôi nhớ quê mà tìm về Việt Nam. Đây đúng là Phở Tứ Hải mấy mươi năm trước tôi ăn. Tôi ơn bà quá”.

Khoảng những năm 30, gia đình nhà Lưu Phổi ở Quảng Đông (Trung Quốc) sống quá chật vật bèn đưa vợ con vượt qua biên giới Việt Trung đến đất Cù Lao Phố mưu sinh. Cù lao Phố xưa là một thương cảng sầm uất của vùng Nam Bộ, có nhiều tên gọi như: Nông Nại đại phố, Đông phố, Bãi Rồng, Cù Châu, là một trong những nơi buôn bán sầm uất bậc nhất lúc bấy giờ.

Ông Lưu Phổi mở một quán cơm nhỏ ở đường Cô Giang. Vốn khéo léo, ông nấu món nào cũng ngon. Quán nhỏ làm ăn phát đạt nhanh chóng thành quán lớn, người Biên Hòa rất chuộng ăn ở đây.

20 thg 10, 2022

Mã Đà sơn cước

Nhà văn Lý văn Sâm (1921 - 2000) sinh ra ở xã Bình Long, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Ông đã có thời gian dài sống và chiến đấu tại vùng rừng Mã Đà (xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai). Bài ký này do ông viết vào tháng 4/1988 với tư cách một người trong cuộc kể lại chuyện xưa.

Đường mòn trong rừng Mã Đà ngày nay. Ảnh: Mytour.vn

19 thg 10, 2022

Cố nhân sĩ Lương văn Lựu

LƯƠNG VĂN LỰU
1916- 1992

Biên Hòa là vùng đất địa linh nhân kiệt, biết bao công trình tim óc của của những bậc tài danh đã làm giàu cho quê hương xứ Bưởi. Về lãnh vực văn chương chúng ta biết đến Đằng Phương Nguyễn Ngọc Huy, Bình Nguyên Lộc và Nguyễn Tất Nhiên. Là người Biên Hòa, chúng ta không thể không nhắc đến một nhân sĩ, một nhà văn đã dành hết phần đời của mình trong việc biên khảo và nghiên cứu cho nền văn học, lịch sử của Tỉnh Biên Hòa. Đặc biệt với tác phẩm giá trị được nhiểu người biết đến “Biên Hòa Sử Lược” của cố Nhân sĩ Lương Văn Lựu.

13 thg 10, 2022

Đạp xe và cắm trại giữa rừng Mã Đà

Du khách có thể trải nghiệm đạp xe, chèo SUP, cắm trại bên hồ Trị An tại xã Mã Đà, cách TP HCM khoảng 80 km.

Theo hành trình đạp xe Mã Đà - Trị An, du khách xuất phát từ Biên Hòa, đi theo hướng Văn Miếu Trấn Biên, qua đường hoa dài gần 30 km. Từ tháng 1 đến tháng 5 là mùa hoa giấy rực rỡ nhất. Cung đường với những con dốc lên xuống đem đến thách thức cho người thích chinh phục.

Chùa Ki-Ri-Mean-Chey (Sơn Thắng) – Thái Hòa


1. Lược sử ngôi chùa

Chùa Thái Hòa là một trong hai ngôi chùa thuộc hệ phái Nam tông Khmer ở tỉnh Đồng Nai1. Chùa tọa lạc trên sườn đồi của núi Ba Chồng, thuộc khu 4, ấp Hiệp Nhất, thị trấn Định Quán, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, với diện tích khoảng 3.300 m²; cách Quốc lộ 20 khoảng 300 m và cách ngã ba Dầu Giây khoảng 45 km về phía Tây Nam. (Từ ngã ba Dầu Giây, theo Quốc lộ 20 về hướng Bảo Lộc – Lâm Đồng khoảng 45 km). Chùa được Đại đức Lý Xê cùng bà con Khmer trong vùng khởi tạo năm 1963. Ban đầu, chùa có tên gọi là Kirimeanchey (Sơn Thắng). Năm 1980, sau khi Đại đức Lý Xê viên tịch, Đại đức Lý Sang tiếp quản một thời gian và bàn giao cho Đại đức Lâm Ym đến tiếp quản và làm trụ trì ngôi chùa. Đến năm 1986, Đại đức Lâm Ym chuyển đi nơi khác. Từ năm 1986 đến năm 1995, chùa không có trụ trì, quản lý ngôi chùa trong khoảng thời gian này (gần 10 năm) do Ban Quản trị là những Phật tử của chùa, đại diện là ông Châu Phon đảm trách.

Chùa Hoa Sơn – Kiri Buppharam

1. Lược sử về ngôi chùa

Chùa Kiri Buppharam ở cách xa Thành phố Hồ Chí Minh 45 km, tọa lạc tại phường Phú Bình, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Từ năm 2007, chùa Kiri Buppharam còn có tên gọi là Hoa Sơn Tự.

Bắt đầu xây dựng từ năm 1968 bởi đóng góp rất lớn từ cộng đồng người Khmer có quê quán từ Đồng bằng sông Cửu Long di cư đến sinh sống quanh vùng.