21 thg 8, 2023

Khám phá Di tích Lịch sử Quốc gia Đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ

Quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ được hình thành từ những địa điểm gắn liền với chiến dịch Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 898/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Lịch sử Quốc gia Đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Nhân dịp này, xin được giới thiệu đôi nét về quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ, một địa điểm có vai trò rất quan trọng với lịch sử Việt Nam thời hiện đại.
Tổng quan về quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ

Quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ được hình thành từ những địa điểm gắn liền với chiến dịch Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 như Đồi Him Lam – nơi diễn ra trận đánh mở màn; cầu Mường Thanh – cây cầu chiến lược trong tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; Đồi A1 – nơi diễn ra trận đánh định đoạt số phận quân Pháp; Hầm tướng De Catries; Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ; đường kéo pháo; trận địa bao vây; các đồi D1, C1…

Cứ điểm đồi D1 (Dominique 2), ngày này là nơi đặt tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Ngắm cây cầu gỗ mái lợp lá 700 tuổi độc đáo nhất Việt Nam

Cầu lợp Làng Kênh dài 10 m, rộng 4 m, cao 3 m, toàn bộ cột, xà, sàn cầu được làm bằng gỗ lim, mái lợp lá bổi (ngày nay thay bằng lá cọ), bên trong lòng cầu là hai dãy bục gỗ để người dân nghỉ ngơi.

Vẻ đẹp của cây Cầu lợp Làng Kênh trên con sông nhỏ Hải Ninh. (Ảnh: Bích Hằng/Vietnam+)

20 thg 8, 2023

Khám phá dinh thự đặc biệt gắn với Cách mạng Tháng 8 ở Hà Nội

Nằm ở số 12 phố Ngô Quyền, tòa nhà Bắc Bộ phủ (nay là Nhà khách Chính phủ) không chỉ đặc sắc về kiến trúc mà còn là nơi đã chứng kiến những sự kiện lịch sử quan trọng của Thủ đô Hà Nội.

Chứng nhân lịch sử cuộc Cách mạng Tháng 8 năm 1945

Bắc Bộ phủ có tiền thân là Dinh thống sứ Bắc Kỳ, được người Pháp xây dựng vào năm 1918 - 1919 để làm cơ quan đầu não của chính quyền thực dân Pháp tại miền Bắc Việt Nam. Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), tòa nhà bề thế mang kiến trúc tân cổ điển này được đổi tên thành Phủ Khâm sai Bắc Kỳ do chính phủ Trần Trọng Kim kiểm soát.

Vào ngày 17/8/1945, khi khí thế cách mạng sục sôi ở Hà Nội, Ủy ban Quân sự cách mạng vạch ra kế hoạch khởi nghĩa, xác định Phủ Khâm sai là một trong những vị trí trọng yếu hàng đầu mà ta phải chiếm ngay sáng 19/8/1945 cùng với Toà Thị chính, Trại Bảo an binh, Ty Liêm phóng...

Ngày xưa đậu đỏ…

Có những hương vị thân quen chỉ vừa nghe ra thôi đã khiến người ta như thấy cả một miền thương nhớ. Với tôi, khung trời kỷ niệm dịu dàng của tuổi thơ nơi quê nhà có thể tượng hình ngay trong tâm trí bởi vị bùi thơm của những hạt đậu đỏ ngày xưa… 

Món ngon từ đậu đỏ.

Nhà tôi ở cạnh sông Quế Phương, một trong hai nhánh chính hợp lưu nên con sông Tiên “nước chảy ngược dòng” huyền thoại. Ở nơi ấy, ba mẹ tôi có miếng rẫy liền với nà đất sát cạnh bờ sông. Rẫy ngày xưa trồng sắn, giờ trồng keo. Còn nà đất thì bao nhiêu năm rồi ba mẹ tôi vẫn dành riêng để trồng đậu đỏ.

Cá chai khó phai hương vị

Có dịp về Hội An thưởng thức hải sản còn gì bằng. Mùa nào thức nấy, nhiều món được chế biến từ cá biển ngang đánh bắt vùng biển Cửa Đại mà níu chân du khách. Hè này, ngư dân lại được mùa cá chai, đem nướng, kho tiêu, nấu cháo... ăn một lần sẽ nhớ mãi.

Thơm lừng món cá chai nướng mộc.

Những ngày giữa hạ, ngư dân làng chài Cửa Đại (TP. Hội An) lại bước vào mùa cá bãi ngang với những chuyến đi biển hàng ngày, chiều bắt đầu ra khơi, sau một đêm giăng lưới, sáng hôm sau đã về rồi. Những chuyến thuyền đầy tôm cá, đặc biệt là cá chai, chế biến món nào cũng ngon.

Chuyện hai lăng hoàng hậu ở Quảng Nam

Đất Quảng không phải là vùng đất đế đô nhưng là vùng đất cứu sống chúa sau lên ngôi vua và thâu tàng thể phách của nhiều nhân vật quan trọng trong gia tộc chúa Nguyễn. Đây là nơi có lăng mộ của Hữu Phủ chưởng phủ sự Nguyễn Phúc Kỳ, con trai trưởng của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên và đặc biệt là 2 lăng hoàng hậu Vĩnh Diễn, Vĩnh Diên. 

Vùng đất Chiêm Sơn còn lưu dấu tích hai lăng hoàng hậu. Ảnh: LÊ TRỌNG KHANG