20 thg 10, 2022

Vĩnh Phúc cổ tự, nơi ghi dấu thăng trầm của Phật giáo Hà Tĩnh

Từ trung tâm Hành chính tỉnh Hà Tĩnh, đi ngược theo Tỉnh lộ 15 (đường đi hồ Kẻ Gỗ) qua đường tránh thành phố Hà Tĩnh chừng 800m, rẽ phải chừng 500m, rẽ trái 300m là đến ngôi chùa cổ Vĩnh Phúc, thuộc xã Thạch Hương, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh).


Chùa Vĩnh Phúc, thường gọi là chùa Sắt, xưa có tên Nông Sắt, ở xã Hương Bộc, tổng Thượng Nhất, nay là xóm 11, xã Thạch Hương, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Đóng góp của chùa Cổ Thạch đối với đất nước


Lịch sử Phật giáo gắn liền với dân tộc, lẽ dĩ nhiên không riêng gì chùa Cổ Thạch mà các ngôi chùa ở Việt Nam đều ít nhiều có đóng góp cho dân tộc qua việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và phát triển văn hóa Phật giáo.

1. Đóng góp đối của chùa Cổ Thạch đối với Đất nước

Suốt 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân Tuy Phong đã viết nên những trang sử vẻ vang với những địa danh mà khi nhắc đến, ai cũng cảm thấy lòng đầy tự hào và ngay kẻ địch cũng phải ngạc nhiên thán phục. Đó là cầu Đại Hòa, nơi tự vệ chiến đấu Tuy Phong và lực lượng vũ trang Bình Thuận tổ chức đánh đồng đầu tiên, thể hiện ý chí ngoan cường, dũng cảm. Phan Rí, Thái An, nơi thực dân Pháp liệt vào “vùng xung yếu đáng gờm”, “vùng đất máu”… Còn La Gàn, một làng biển căn cứ của huyện có hầm chiến đấu dài cả cây số, có trạm liên lạc hàng hải chuyển vũ khí vào Nam, đưa đón cán bộ cao cấp qua lại, đã nuôi dấu đồng chí Lê Duẩn gần một tháng trời, thì địch coi như là một chiếc gai đâm vào mắt phải nhổ bằng “máu và lửa”. Chúng đã dùng chính sách “tam quang” (đốt sạch, giết sạch, phá sạch) gây nên 3 cuộc tàn sát đẫm máu gần 400 người. Sang thời kỳ chống Mỹ đầy hy sinh gian khổ, Tuy Phong đứng vững là “căn cứ lòng dân” của lực lượng kháng chiến. Trên đường hành lang Nam – Bắc, vùng núi La Bá vẫn là nơi đùm bọc, cưu mạng bộ đội, cán bộ. Riêng làng biển nhỏ La Gàn, với chiều dài 2km, chiều ngang non 400 mét, mặc dù bị địch bao quây tứ phía và tuyên bố là vùng “tự do hủy diệt”, vẫn là địa bàn đứng chân của cán bộ một số cơ quan khu, tỉnh, huyện kể cả tỉnh bạn Ninh Thuận, Lâm Đồng, đi về giải quyết một phần hậu cần lương thực, thực phẩm thuốc men…

19 thg 10, 2022

Mặn mà hương vị “Păng Chôh”

“Păng Chôh” - theo tiếng gọi của người Xơ Đăng có nghĩa là măng muối chua. Đây là một trong những món ăn lâu đời và thường xuất hiện trong bữa cơm hàng ngày của người Xơ Đăng. Món ăn tuy dân dã, nhưng cũng không kém phần cuốn hút.

Những ngày đầu tháng 10, chị Y Út cùng các chị em phụ nữ làng Wang Hra, xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà tranh thủ lên rừng kiếm những cây măng cuối mùa. Vừa đi, chị Y Út vừa trò chuyện với tôi: “Tháng 7 hàng năm, khi những cơn mưa bắt đầu nặng hạt, là thời điểm bắt đầu hành trình băng rừng, lội suối để hái măng của chúng tôi. Mùa măng khá ngắn, chỉ kéo dài 3 tháng mùa mưa nên chúng tôi phải tranh thủ hết mức có thể”.

Ở vùng đất này, măng được đánh giá chất lượng và thơm ngon. Mỗi mùa măng đến, chị em phụ nữ lại đi bẻ măng rừng về làm thực phẩm, lấy được nhiều thì bán cho các hộ kinh doanh. Dần dần, việc hái măng không chỉ giúp cải thiện bữa ăn gia đình mà còn là một nghề phụ góp phần tăng thêm thu nhập.

Đình cổ ở quê Bình Mỹ

Đình thần Bình Mỹ là ngôi đình cổ nằm bình yên bên một bờ rạch ở làng quê Bình Mỹ (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang). Sau bao thăng trầm lịch sử, nhưng đình vẫn giữ lại phần lớn nét cổ kính, bình yên vốn có hàng trăm năm nay...


Đình Bình Mỹ được xây dựng lần đầu vào những năm cuối thế kỷ XVIII, bằng mái tranh, vách lá, nằm bên vàm rạch Trà Vơ (cách đình hiện nay 2,5 km về hướng Tây Bắc), với tên gọi đình thần Long Mỹ. Năm 1815, ngôi đình bị cháy. Sau đó, được xây dựng lại, đổi tên thành đình Bình Mỹ, theo tên của thôn Bình Mỹ, tổng Định Thành, huyện Tây Xuyên, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang. Năm 1890, đình được dựng lại, sau khi bị cháy lần thứ 2.

Cố nhân sĩ Lương văn Lựu

LƯƠNG VĂN LỰU
1916- 1992

Biên Hòa là vùng đất địa linh nhân kiệt, biết bao công trình tim óc của của những bậc tài danh đã làm giàu cho quê hương xứ Bưởi. Về lãnh vực văn chương chúng ta biết đến Đằng Phương Nguyễn Ngọc Huy, Bình Nguyên Lộc và Nguyễn Tất Nhiên. Là người Biên Hòa, chúng ta không thể không nhắc đến một nhân sĩ, một nhà văn đã dành hết phần đời của mình trong việc biên khảo và nghiên cứu cho nền văn học, lịch sử của Tỉnh Biên Hòa. Đặc biệt với tác phẩm giá trị được nhiểu người biết đến “Biên Hòa Sử Lược” của cố Nhân sĩ Lương Văn Lựu.

Nét văn hóa độc đáo chùa Nhẫm Dương ở Hải Dương


Vùng đất Hải Dương đã từng nổi tiếng là một trong những trung tâm của Phật giáo thời đại Lý Trần, mà đây cũng là vùng đất duy nhất ở miền Bắc có nhiều ngôi chùa cổ được xây trên núi đá và trong các hang động, chùa Nhẫm Dương là một trong những chùa ấy với những huyền tích kỳ lạ và độc đáo nhất Hải Dương còn tồn tại khá nguyên vẹn cho đến ngày này.

Chùa Nhẫm Dương này là nơi khai sinh ra môn phái Tào Động trong Phật giáo Thiền tông Việt Nam, mà ngôi chùa Nhẫm Dương còn chứa trong mình rất nhiều nét văn hóa, tâm linh kỳ bí và là kỳ quan có một không hai ở Việt Nam.